Philippines phê duyệt vaccine một liều tiêm Sputnik Light
Philippines ngày 23/8 phê duyệt khẩn cấp vaccine Sputnik Light – phiên bản một liều của Sputnik V, tạo điều kiện cho việc đặt thêm vaccine, thúc đẩy tiêm chủng.
Nước này trở thành quốc gia châu Á đầu tiên phê duyệt vaccine đơn liều. Carlito Galvez, quan chức phụ trách mua vaccine Covid-19 của chính phủ, cho biết quyết định chấp thuận tạo điều kiện để Philippines đặt hàng thêm vaccine, sau 10 triệu liều ban đầu.
Chính phủ hy vọng các nhà sản xuất sẽ tăng lượng hàng được giao trong tháng 9 và tháng 10. Giới chức nước này tin rằng tiêm chủng là chìa khóa cho sự phục hồi nền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á. Philippines là một trong những nước phát triển nhanh nhất khu vực trước đại dịch, song cũng ghi nhận số ca nhiễm nCoV kỷ lục vào năm 2020.
Đến nay, 17,26 triệu dân đã được tiêm chủng đầy đủ, hơn 110 triệu người chưa tiêm vẫn có nguy cơ nhiễm biến thể Delta nguy hiểm.
Video đang HOT
Hôm 18/8, Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) công bố Sputnik Light hiệu quả bảo vệ 93,5% khi sử dụng ở Paraguay. Dữ liệu cũng chỉ ra rằng Sputnik Light có độ an toàn cao, không để lại tác dụng phụ nghiêm trọng.
Theo tuyên bố của RDIF, hiện không xuất hiện trường hợp tử vong sau tiêm, không có các ca huyết khối tĩnh mạch não, hội chứng Guillain-Barre, tình trạng rò rỉ mao mạch hoặc viêm cơ tim. Đây là những phản ứng hiếm gặp sau khi tiêm vaccine AstraZeneca, Moderna, Pfizer hoặc Johnson & Johnson.
Vaccine Sputnik Light tại một trung tâm tiêm chủng ở Moskva, ngày 30/6. Ảnh: Reuters
Giống với Sputnik V, Sputnik Light dựa trên công nghệ vector. Cơ chế của nó là sử dụng virus vô hại đưa protein của nCoV vào tế bào người, giúp kích thích phản ứng của hệ miễn dịch. Vector là một virus thiếu đi đoạn gene giúp tái tổ hợp, tự nhân lên, được các nhà khoa học sử dụng để vận chuyển vật chất di truyền của một loại virus khác vào tế bào. Từ đó, hệ miễn dịch sẽ nhận biết mầm bệnh, sản sinh kháng thể hoặc tế bào T (tế bào miễn dịch) để tự bảo vệ.
Ngày 11/8, Nga cho biết Sputnik V hiệu quả 83% đối với biến thể Delta. Ưu điểm của Sputnik V và cả Sputnik Light là có thể bảo quản ở tủ lạnh thông thường, thay vì điều kiện đông sâu như một số vaccine Covid-19 khác.
Philippines thêm 16.694 ca mắc mới COVID-19
Ngày 21/8, Philippines thông báo ghi nhận thêm 16.694 ca mắc mới COVID-19. Đây là ngày có số ca nhiễm mới cao thứ 2 kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 1/2020.
Một khu điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 6/4/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Hiện quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận tổng cộng 1.824.051 ca mắc COVID-19, trong đó có 31.596 ca tử vong. Theo Bộ Y tế Philippines, các biến thể của virus SARS-CoV-2, trong đó có biến thể Delta, là một trong những nguyên nhân dẫn tới làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 hiện nay. Ngoài ra, việc người dân không tuân thủ quy định phòng dịch, truy vết và phát hiện chậm cũng góp phần làm dịch bệnh lây lan.
Cũng trong ngày 21/8, thủ đô Tokyo của Nhật Bản thông báo ghi nhận thêm 5.074 ca mắc mới. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp, số ca mắc mới của Nhật Bản vượt mốc 5.000 ca. Tính trên phạm vi cả nước, số ca mắc mới tại Nhật Bản vượt mốc 25.000 ca ngày thứ 3 liên tiếp.
Cùng ngày, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tuyên bố chính quyền của ông ưu tiên giải quyết đại dịch COVID-19 và tăng tốc tiêm vaccine ngừa COVID-19 trước khi khôi phục nền kinh tế.
Phát biểu trước quốc hội, ông Raisi khẳng định ưu tiên hàng đầu của chính quyền là kiểm soát đại dịch, cải thiện tình hình y tế và tiêm chủng đại trà. Kinh tế và đời sống người dân là ưu tiên thứ 2. Theo Tổng thống Iran, kế hoạch này nhằm mang lại "công bằng và tiến bộ".
Kể từ cuối tháng 6, Iran đã chứng kiến làn sóng lây nhiễm thứ 5 dịch COVID-19, tồi tệ nhất trong các đợt dịch, mà nguyên nhân chủ yếu do biến thể Delta dễ lây lan hơn. Trong tháng này, Iran nhiều lần ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong ở mức cao nhất từ trước tới nay, đưa tổng số ca mắc kể từ khi bùng phát lên hơn 4,5 triệu ca, trong đó có hơn 100.000 người không qua khỏi.
Quốc gia Trung Đông này đã khởi động tiêm chủng kể từ tháng 2 vừa qua, song tốc độ tiêm được cho là chậm hơn dự kiến.
COVID-19 tại ASEAN hết 21/4: Toàn khối trên 19.000 ca mắc mới; Lào phong tỏa thủ đô Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 21/4, 9 quốc gia ASEAN ghi nhận 19.175 ca mắc COVID-19 và 372 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 3.227.240 ca, trong đó 65.112 người tử vong. Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại thành phố San Juan, Philippines, ngày 1/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN Đứng đầu về số...