Philippines phản pháo chỉ trích của Trung Quốc về tòa trọng tài quốc tế
Philippines ngày 8/12 đã bác bỏ các chỉ trích sau khi Trung Quốc công kích Manila vì thách thức các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại tòa án quốc tế liên quan tới tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose phủ nhận mục đích Manila đệ đơn lên Tòa án quốc tế là nhằm gia tăng áp lực lên Bắc Kinh.
“Lập trường của chúng tôi là sự phân xử tại tòa án quốc tế là giải pháp bền vững”, ông Jose nói.
Trước đó, hãng tin chính thức Xinhua của Trung Quốc đã dẫn một tuyên bố của Bộ ngoại giao nước này nói rằng “mục đích chính của Philippines… không phải là tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông, mà là dựa vào sự phân xử để gây sức ép chính trị lên Bắc Kinh”.
Vào tháng 1/2013, Philippines đã nộp đơn lên Tòa án Trọng tài Liên hợp quốc về Luật Biển (ITLOS) tại La Hay, Hà Lan, yêu cầu xem xét việc tranh chấp tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines tại Biển Đông.
Video đang HOT
Đến tháng 3/2014, chính phủ Philippines đã trình tài liệu pháp lý dài 4.000 trang, vốn bao gồm các bằng chứng văn bản và bản đồ, để phản đối sách yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngày 7/12, Trung Quốc ra tuyên bố văn kiện về lập trường của nước này, kiên quyết không tham gia vụ kiện về tranh chấp biển Đông và phê bình gay gắt việc Philippines đệ trình tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông lên Tòa án Quốc tế. Đồng thời, Bắc Kinh khẳng định Tòa án Trọng tài quốc tế không có quyền tài phán trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Ông Jose cho hay sự vắng mặt của Trung Quốc không ảnh hưởng tới quá trình tố tụng và tòa dự kiến được ra phán quyết vào đầu năm 2016.
Trung Quốc đã vài lần tuyên bố không tham gia vụ kiện và khăng khăng chỉ tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp với Philipines, nhưng tòa án vẫn cho Bắc Kinh thời hạn chót tới ngày 15/12/2014 để gửi phản biện.
Thoa Phạm-An Bình
Theo Dantri/AFP
Tổng thống Pháp bất ngờ thăm Nga giữa ồn ào về chiến hạm Mistral
Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 6/12 đã bất ngờ đến thăm Nga nhằm làm hạ nhiệt căng thẳng liên quan đến thương vụ tàu chiến lớp Mistral và cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Lãnh đạo Nga, Pháp gặp nhau tại Mátxcơva ngày 6/12.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo phương Tây đến Nga kể từ khi Ukraine rơi vào khủng hoảng.
Phát biểu trước khi có cuộc thảo luận kín với người đồng cấp Pháp được tiến hành ngay tại Vnukovo gần thủ đô Mátxcơva, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết mục đích chuyến thăm của ông Hollande nhằm khơi thông quan điểm khác biệt trong nhiều hồ sơ quốc tế nóng.
"Những vấn đề hiện nay rất phức tạp nhưng các cuộc thảo luận của chúng ta chỉ mang lại những kết quả khiêm tốn, và tôi dám chắc rằng chuyến thăm của ngài hôm nay, dù rất ngắn cho một chuyến thăm làm việc, cũng sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề", nhà lãnh đạo Nga nói.
Về phần mình, Tổng thống Hollande cũng bày tỏ mong muốn sẽ ngăn chặn được "những bức tường" ngăn cách giữa Nga và phương Tây.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta phải ngăn chặn những bức tường mới ngăn cách giữa đôi bên. Chúng ta phải cùng nhau tìm ra giải pháp", ông Hollande bày tỏ.
"Có những lúc chúng ta cần biết chớp thời cơ. Đây là một thời điểm như vậy", nhà lãnh đạo Pháp nói thêm.
Mặc dù cả hai nhà lãnh đạo không nhắc đến thương vụ tàu chiến hiện đại lớp Mistral đang là điểm nóng tranh cãi giữa hai nước, song theo các quan chức Điện Kremlin, đây chắc chắn là một trong những nội dung chính sẽ được hai ông bàn luận trong cuộc gặp kín ngay sau đó.
Chuyến thăm của ông Hollande diễn ra giữa lúc Nga và Pháp đang bùng lên những tranh cãi dữ dội liên quan đến việc Paris ngừng bàn giao chiến hạm Mistral cho Mátxcơva theo hợp đồng bán 2 chiếc được ký năm 2011.
Theo kế hoạch, Pháp phải bàn giao cho Nga chiếc tàu đầu tiên ngày 14/11 vừa qua, nhưng Paris đã trì hoãn vô thời hạn đến khi Mátxcơva đáp ứng các điều kiện chấm dứt khủng hoảng ở miền Đông Ukraine. Đáp lại, Nga đe dọa sẽ khởi kiện Pháp lên Tòa án trọng tài châu Âu để đòi bồi thường vị vi phạm hợp đồng.
Tổng thống Hollande là nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên đến thăm Nga kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Ukraine cách đây hơn một năm, sự kiện đã đẩy quan hệ Đông - Tây rơi xuống mức thấp nhất và khiến Nga phải hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu.
Chuyến thăm được tiến hành khi Tổng thống Pháp trên đường trở về Paris sau chuyến thăm tới Kazakhstan và chỉ một ngày sau khi ông cam kết sẽ làm hết sức mình để vực dậy mối quan hệ đang xuống dốc giữa Nga và phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.300 người.
Vũ Anh
Theo Dantri/ AFP
Hàng nghìn dân thường khốn đốn vì chiến sự ở miền đông Ukraine Liên Hợp Quốc đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình hiện tại ở miền đông Ukraine và số lượng người tị nạn, khi có khoảng 118.000 người đã mất nhà cửa và tổng cộng 740.000 người phải di cư sang Nga để tránh chiến tranh. "Điều chúng tôi sợ là cách chiến dịch quân sự đang được tiến hành. Điều...