Philippines phản đối Trung Quốc cải tạo thêm một bãi ngầm ở Biển Đông
Bộ Ngoại giao Philippines đã gửi một công hàm mới phản đối Trung Quốc cải tạo bãi ngầm Ken Nan, thuộc quần đảo Trường Sa, nhằm theo đuổi chính sách mở rộng “xâm chiếm” trên Biển Đông.
Trung Quốc tiến hành các hoạt động phi pháp tại bãi Gạc Ma.
Thông tin đước tờ Inquirer của Philippines dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này Charles Jone cho hay trong một cuộc họp báo vào thứ sáu vừa qua. “Hoạt động cải tạo đang được được thực hiện”, ông Charles Jose khẳng định. Ông cũng cho biết Philippines đã gửi công hàm phản đối từ tuần trước song phía Trung Quốc chưa có phản ứng gì.
Trước đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho biết tàu của Trung Quốc được thấy di chuyển quanh các bãi ngầm Ga Ven và Châu Viên, và có vẻ như là nhằm thực hiện các hoạt động cải tạo thêm.
Tháng 5 vừa qua, Bộ Ngoại giao Philippines cũng đã công bố một loạt bức ảnh cho thấy hoạt động bồi đắp đất, cải tạo bãi đá Gạc Ma mà Trung Quốc chiếm trái phép của Việt Nam trên Trường Sa.
Một báo cáo đáng tin cậy của Philippines cho biết Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động cải tạo đất tại 5 bãi đá, gồm Gạc Ma, Châu Viên, Tư Nghĩa, Ga Ven, Én Đất, đều thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Báo cáo cũng không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ tiến hành các hoạt động cải tạo đất tại 3 khu vực Chữ Thập, Su Bi và Vành Khăn, một khi công tác cải tạo tại 5 bãi đá đầu tiên kết thúc.
Hoạt động cải tạo bãi ngầm của Trung Quốc được xem là “hành động khiêu khích đơn phương trên Biển Đông” và nhằm “theo một đuổi chính sách mở rộng xâm chiếm”, ông Jose nhận định.
Ông cũng nhận định hoạt động biến bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Theo Dantri
TQ âm mưu thay đổi hiện trạng bãi đá Xu Bi, Đá Chữ Thập và Vành Khăn
Tờ Philstar của Philippines mới đây đã dẫn báo cáo mật của Malacariang cho biết, Trung Quốc đang có những động thái thay đổi hiện trạng tại 5 bãi đá gồm: Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa và Én Đất.
Báo cáo này cũng không loại trừ việc 3 bãi đá khác là Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn cũng đứng trước nguy cơ bị Trung Quốc thay đổi hiện trạng sau khi nước này hoàn tất việc xâm chiếm 5 bãi đá nói trên.
Philstar cho biết các quan sát viên của Philippines và quốc tế đều cho rằng việc mở rộng các đơn vị đóng quân của Trung Quốc trên những bãi đá này là một phần trong nỗ lực của nước này, nhằm tăng cường sức mạnh của mình trên biển Đông.
Hình ảnh bãi Gạc Ma bị Trung Quốc thay đổi hiện trạng từ 25-2 đến 11-3-2014 (Ảnh PhilStar)
Trước đó, tháng 3-2014, chính quyền Philippines đã tuyên bố rằng Trung Quốc đang có những động thái thay đổi hiện trạng bãi Gạc Ma.
Bộ Ngoại giao Philippines đã đưa ra những hình ảnh cho thấy một đơn vị đồn trú nhỏ của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma đã mở rộng diện tích đất tại đây lên 9ha chỉ trong vòng 2 năm qua.
Đã có những đồn đoán cho rằng Trung Quốc sẽ xây một đường băng trên bãi Gạc Ma và khi đường băng này được đưa vào sử dụng, Trung Quốc sẽ đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Còn tại Trung Quốc, tờ Nhân dân nhật báo (Trung Quốc) cho biết, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã hoàn tất thử nghiệm các tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của nước này trên biển Đông.
Biến họa thành phúc trước âm mưu của Trung Quốc
Ông Fei Zhigang, giám đốc một đơn vị nghiên cứu đặc biệt của Hải quân PLA cho biết, các tàu ngầm thế hệ mới là "giấc mơ của một nền quân sự hùng mạnh".
Nhân dân Nhật báo cho biết đơn vị này đã tiến hành hàng trăm thử nghiệm tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới trên biển Đông, nhưng không nêu rõ cụ thể tại vị trí nào.
Theo Nhân dân Nhật báo, các hệ thống vũ khí tàu ngầm nội địa Trung Quốc và ngư lôi cũng đã được bắn thử nghiệm.
Một chiếc tàu ngầm của Trung Quốc
Một kỹ sư thuộc đơn vị nghiên cứu đặc biệt của Hải quân PLA cho biết địa điểm thử nghiệm bí mật là cực kỳ quan trọng bởi vì các khí tài quân sự thế hệ mới cần được thử nghiệm trong những điều kiện tương tự như trong chiến tranh.
Các cư dân mạng Trung Quốc gần đây đăng tải trên mạng hình ảnh một căn cứ tàu ngầm PLA ở đảo Hải Nam với 3 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Tấn (Type 094).
Trung Quốc "tác oai", "Trục châu Á" của Mỹ phải làm gì?
Tại hiện trường, khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981), đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, ngày 15-6, phía Trung Quốc vẫn duy trì 36-40 tàu Hải cảnh, 30-32 tàu vận tải và tàu kéo, 6 tàu quân sự và 40-45 tàu cá.
Ngoài ra, tàu Hải cảnh, tàu kéo của Trung Quốc luôn bám sát tàu Kiểm ngư của ta và chủ động ngăn cản tàu cá Việt Nam từ xa, sử dụng tốc độ cao, bám sát các tàu của ta (10-30m), sẵn sàng đâm va, ngăn cản các tàu Kiểm ngư hoạt động ở khu vực cách giàn khoan 8-10 hải lý.
tàu thực thi pháp luật của Việt Nam ngay trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Đặc biệt, ban đêm 2 tàu Hải cảnh và 1 tàu vận tải của Trung Quốc đã rọi đèn pha, hú còi, nhằm uy hiếp và yêu cầu tàu cá của ta ra khỏi khu vực. Ban ngày, những tàu này luôn sử dụng tốc độ cao ngăn cản, áp sát tàu cá của ta không cho tàu hoạt động. Tuy nhiên, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam và tàu cá kiên trì bám trụ tại hiện trường giàn khoan, tổ chức đấu tranh để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam. Tàu cá vẫn tổ chức đánh bắt thuỷ hải sản ở khu vực cách giàn khoan 40-42 hải lý.
Philippines điều tra Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông
Theo nhận định của ông Cao Văn Chiến - chỉ huy biên đội kiểm ngư 4, không loại trừ tình huống thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế, nhất là vào ban đêm, phía Trung Quốc sẽ tổ chức tập kích phá tàu bè và bắt cóc con tin để phục vụ các ý đồ vu khống Việt Nam. Ông Chiến còn nói sau khi phát hiện tàu Việt Nam gia cố hệ thống cửa kính, phía Trung Quốc gần như hạn chế việc phun vòi rồng, mà thay vào đó huy động các tàu kéo có tính cơ động cao để sẵn sàng đâm va, gây hại cho các tàu Việt Nam.
Theo An ninh thủ đô
Vạch trần mưu đồ xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Trường Sa Trung Quốc đang có mưu đồ xây dựng một đảo nhân tạo, to gấp hai lần một căn cứ quân sự Mỹ trên Ấn Độ Dương, tại bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tàu công trình hiện đại của Trung Quốc tại Gạc Ma - Ảnh: Mai Thanh Hải Hồi tháng 5.2014, Thời báo Hoàn Cầu, tờ...