Philippines phái 800 lính thủy đánh bộ gác các đảo tranh chấp
Một quan chức quân sự cấp cao của Phillippines hôm nay 30/9 cho hay, nước này đã triển khai thêm 800 lính thủy đánh bộ và mở một trụ sở mới nhằm canh gác “các lợi ích” của nước này trên các đảo tranh chấp ở Trường Sa, Biển Đông.
Một nhóm hải quân và chính trị gia Philippines thăm Scarborough trong một bức ảnh năm 1997.
Quần đảo Trường Sa, nằm trong Biển Đông, từ lâu đã là điểm nóng tranh chấp trong khu vực. Trường Sa nằm trên các tuyến đường biển quan trọng và được tin là có trữ lượng dầu khí lớn. Ngoài Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền đối với một phần hoặc toàn bộ quần đảo.
Trung tướng Philippines Juancho Sabban, trong động thái cũng muốn xoa dịu, cho biết việc triển khai chỉ là biện pháp bảo vệ chứ không phải là hành động khiêu khích.
“Hai tiểu đoàn mới được triển khai gần đây sẽ củng cố sự bảo vệ các đảo của chúng tôi”, ông Sabban cho hay.
“Chúng tôi chỉ bảo vệ các đảo của chúng tôi. Đây là bảo vệ chứ không phải chiếm các đảo các nước tuyên bố chủ quyền khác đã đóng”.
Ông cho biết một trụ sở của lữ đoàn thủy đánh bộ cũng được thành lập ở tỉnh Palawan gần đó, nhìn ra Biển Đông nhằm “cung cấp chỉ huy và giám sát” đối với lực lượng này.
Video đang HOT
Lực lượng thủy đánh bộ này không đồn trú trên đảo song sẽ tuần tra gần đó.
Ông Sabban cáo buộc Trung Quốc liên tục củng cố các cấu trúc trên các đảo mà nước này chiếm đóng trên Trường Sa, mặc dù “các nước tuyên bố chủ quyền khác đều không có bất kỳ hành động gây hấn thêm nào”.
“Chúng tôi không ở đó để tạo ra một tình huống có thể dẫn tới xung đột bất ngờ và làm leo thang thành vấn đề trong khu vực”, ông Sabban nhấn mạnh.
Trung Quốc, nước hiện đang vướng vào tranh chấp biển đảo với Nhật tại Hoa Đông, liên tục có động thái làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Trong một năm qua, cả Việt Nam và Philippines đều lên tiếng phản đối mạnh mẽ sự hung hăng của Bắc Kinh trên vùng biển này.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với hầu hết toàn bộ Biển Đông, chồng lấn cả vào vùng biển sát bờ biển của các nước láng giềng châu Á, trong đó có Việt Nam.
Tuyên bố của ông Sabban được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Phó chủ tịch Tập Cận Bình, người được cho sẽ là lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc vào năm tới, gặp đặc phái viên của Philippines và bày tỏ mối quan hệ song phương sẽ cải thiện.
Cuộc gặp được sắp xếp sau nhiều tháng hai bên vướng vào căng thẳng trong tranh chấp Scarborough/Hoàng Nham, nằm ở bắc Trường Sa trên Biển Đông.
Theo Dantri
Trung Quốc phái tàu khu trục hải quân tới Senkaku/Điếu Ngư
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua 27/9 xác nhận các tàu hải quân nước này đã thực hiện tuần tra và huấn luyện quân sự ở vùng biển ngoài khơi quần đảo tranh chấp với Nhật Bản trên Hoa Đông.
Trung Quốc phái tàu hải quân tới Senkaku/Điếu Ngư sau lễ triển khai tàu sân bay đầu tiên của nước này.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun xác nhận cuộc tập huấn trên Tân Hoa xã, sau khi báo chí Nhật cho biết hai tàu khu trục nhỏ của hải quân Trung Quốc xuất hiện ở vùn biển ngoài khơi quần đảo mà Nhật gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Ông Yang cho biết quần đảo là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa và vì vậy "quân đội Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ sẵn sàng phản ứng nhanh đối với các tình huống khẩn cấp trên biển cũng như trên không và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hải giám, ngư chính để hỗ trợ an ninh cho việc thực thi luật biển, sản xuất ngư nghiệp cũng như phát triển dầu khí của đất nước".
Đây là lần đầu tiên Trung Quôc triển khai tàu khu trục hải quân tới các vùng biển tranh chấp. Trước đây, họ chỉ phái hàng chục tàu hải giám, giống như lực lượng bảo vệ bờ biển của các nước khác.
Trung Quốc cáo buộc Nhật "ăn cắp" Senkaku/Điếu Ngư
Trong khi đó tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Trung Quốc đã nêu ra vấn đề tranh chấp đảo với Nhật vào ngày 27/9, với Ngoại trưởng Dương Khiết Trì cáo buộc Tokyo "ăn cắp" quần đảo của họ.
"Trung Quốc kịch liệt kêu gọi Nhật dừng ngay các hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, đưa ra hành động cụ thể đửa sửa sai và trở lại con đường giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán", ông Dương cho biết trước Đại hội đồng.
Trung Quốc đã yêu cầu Nhật trả lại quần đảo hiện do Nhật quản lý từ nhiều thập niên nay. Ngoại trưởng Trung Quốc tái khẳng định lại tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo và cáo buộc Nhật đã lừa Trung Quốc ký vào bản hiệp ước nhượng lại quần đảo vào năm 1895.
"Động thái của Nhật hoàn toàn vô lý và vô giá trị. Họ không thể thay đổi được sự thật lịch sử rằng Nhật đã ăn cắp Điếu Ngư và các đảo phụ cận của Trung Qốc và sự thật Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo", Ngoại trưởng Trung Quốc cho hay.
Bài phát biểu của ông Dương Khiết Trì được đưa ra hai ngày sau cuộc đàm phán nảy lửa với Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba về quần đảo bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York.
Mỹ kêu gọi Nhật -Trung dùng "đầu lạnh"
Trong khi đó, tại New York, Ngoại trưởng Mỹ Clinton ngày hôm qua đã gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải giảm căng thẳng trên Senkaku/Điếu Ngư.
"Ngoại trưởng...một lần nữa kêu gọi "đầu lạnh" phải thắng thế, và Trung-Nhật phải đối thoại để giảm nhiệt vùng biển", một phụ tá của bà Clinton cho biết với báo chí. "Chúng tôi tin rằng Trung-Nhật có nguồn lực, có sự kiềm chế, và có khả năng phối hợp trực tiếp trong vấn đề này để giảm căng thẳng. Và đó là thông điệp của chúng tôi cho cả hai phía".
Ngoại trưởng Clinton dự kiến gặp Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba và Ngoại trưởng Hàn Quốc Kim Sung-hwan trong cuộc gặp ba bên vào ngày hôm nay. Nhật và Hàn Quốc, hai đồng minh của Mỹ, cũng khiến mối quan hệ của họ trở nên gập gềnh trong những tháng gần đây vì tranh chấp đảo Dokdo/Takeshima ở vùng biển Nhật Bản.
Theo Dantri
Hàn Quốc lo Trung Quốc 'ngắm nghía' đảo tranh chấp Seoul bày tỏ lo ngại và đang tìm cách xác thực thông tin Trung Quốc sẽ sử dụng các phi cơ không người lái để giám sát một đảo mà hai nước tranh chấp chủ quyền. Trạm Nghiên cứu Đại dương của Hàn Quốc tại đảo Ieodo. Ảnh: Korea Times "Chúng tôi đang điều tra các thông tin về việc Trung Quốc tiến...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chính quyền Tổng thống Trump liệt hàng nghìn người nhập cư là đã chết

Lý do khiến Tổng thống Trump đặc biệt quan tâm tới thị trường trái phiếu

Đàm phán thuế quan Mỹ - Hàn Quốc: Tín hiệu khả quan

Anh cấm mang thịt và sữa từ EU do lo ngại dịch lở mồm long móng

Hàn Quốc: Cựu Chủ tịch đảng đối lập chính dẫn đầu cuộc đua vào Nhà Xanh

Mỹ: Rơi máy bay cỡ nhỏ ở bang Florida làm 4 người thương vong

Đức ủng hộ giải pháp thành lập nhà nước Palestine thông qua đàm phán

Ukraine thuê hãng luật Mỹ tư vấn về thỏa thuận khoáng sản với Tổng thống Trump

Những nét chính về cuộc gặp kín kéo dài 4 giờ giữa Tổng thống Nga và Đặc phái viên Mỹ

Nhà Trắng lên tiếng về mục đích chuyến thăm Nga của Đặc phái viên Steve Witkoff

Ukraine dự kiến tiếp tục gia hạn thiết quân luật

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc chật vật ứng phó với thuế quan 145% của Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Jariyah Shah: Ngọc thô gốc Việt mơ lớn cùng MU
Sao thể thao
19:40:54 12/04/2025
Tạm đình chỉ nữ tiếp viên xe buýt 'tịch thu' thẻ sinh viên
Tin nổi bật
19:38:15 12/04/2025
Áo sát nách luôn là lựa chọn năng động và mát mẻ cho ngày hè
Thời trang
19:08:10 12/04/2025
MC Hoài Anh trẻ trung xuống phố, Mai Thu Huyền tổ chức sinh nhật chồng đại gia
Sao việt
19:02:40 12/04/2025
NSND Hồng Vân nói về 'cái khó' khi lấy chồng cùng nghề
Tv show
18:49:03 12/04/2025
Kinh hoàng cảnh bác sĩ lôi con rắn dài 1,2m ra khỏi miệng một phụ nữ ở Nga
Netizen
18:42:35 12/04/2025
4 cô gái BlackPink tái xuất, xác nhận phát hành album mới
Nhạc quốc tế
18:15:07 12/04/2025
Vì sao Trung Quân Idol từng nói không hát nhạc Bùi Anh Tuấn?
Nhạc việt
18:13:04 12/04/2025
Hành vi mất kiểm soát, dễ kích động của "ngọc nữ showbiz" vừa bị bắt, nghi liên quan ma túy
Sao châu á
18:04:45 12/04/2025
Ngôi sao 81 tuổi bí mật đính hôn cùng tình trẻ
Sao âu mỹ
17:37:42 12/04/2025