Philippines nói tàu Trung Quốc khiêu khích trên Biển Đông
Hải quân Philippines nói nhiều tàu Trung Quốc hiện diện gần bãi Cỏ Rong, dường như để khiêu khích lực lượng Philippines nổ súng.
“Hai tàu khảo sát Trung Quốc đã xuất hiện gần bãi Cỏ Rong khoảng một tuần nay, tốc độ di chuyển 3 hải lý/giờ cho thấy họ đang tiến hành thăm dò. Chúng tôi đã thông báo cho Bộ Quốc phòng và tư lệnh lực lượng vũ trang, đồng thời yêu cầu chính phủ phản đối qua đường ngoại giao”, phó đô đốc Giovanni Bacordo, tư lệnh hải quân Philippines, nói với các phóng viên tại thủ đô Manila hôm 10/8.
Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, nằm cách đảo Palawan của Philippines khoảng 157 km và cách đảo Hải Nam hơn 1.100 km.
Tàu hộ vệ Type-056 Trung Quốc ngoài khơi đảo Hải Nam hồi tháng 8/2019. Ảnh: 81.cn.
Phó đô đốc Bacordo cho biết tàu hải quân và hải cảnh cùng nhiều tàu cá Trung Quốc “vẫn hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines”, cáo buộc lực lượng Trung Quốc tìm cách khiêu khích hải quân Philippines. Ông cũng đề cập tới vụ tàu hộ vệ hạng nhẹ Lục Bàn Thủy thuộc lớp Type-056 của Trung Quốc chĩa radar điều khiển hỏa lực về phía tàu hộ vệ BRP Conrado Yap hồi tháng 2.
“Theo cách lý giải của tôi, bên nổ súng trước trong tranh chấp sẽ là kẻ thua cuộc. Họ sẽ làm mọi cách để khiến chúng tôi hành động, nhưng chúng tôi phải kiên nhẫn. Bất kỳ lực lượng hải quân nào nổ súng trước tại khu vực đó sẽ mất sự ủng hộ từ quốc tế. Philippines phải kiềm chế tối đa, có những điều không thể rút lại một khi đã hành động, trong đó có nổ súng trước”, phó đô đốc Bacordo nói thêm.
Ngoài biện pháp phản đối ngoại giao, tư lệnh hải quân Philippines cho biết lực lượng này đang dựa vào quan hệ đối tác chiến lược và các đồng minh, cũng như Bộ Quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES) được hải quân 31 nước thông qua năm 2014, trong đó có Trung Quốc.
Video đang HOT
“Trước đây, khi thấy tàu hải quân nước ngoài, thủy thủ đoàn Philippines phải chuyển sang trạng thái báo động cao nhất, vào vị trí chiến đấu và bật hệ thống điều khiển hỏa lực. Giờ đây, khi chạm mặt tàu chiến Trung Quốc, họ sẽ hành động theo CUES và thiết lập liên lạc vô tuyến, yêu cầu thông báo điểm xuất phát và đích đến, cũng như ý định của chiến hạm”, phó đô đốc Bacordo cho hay, thêm rằng hải quân Trung Quốc đã mềm mỏng hơn kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền và áp dụng chính sách thân thiện hơn với Băc Kinh.
Bắc Kinh gần đây triển khai nhiều hoạt động quyết liệt nhằm gây áp lực cho các quốc gia, vùng lãnh thổ xung quanh trong bối cảnh các nước đang tập trung chống Covid-19. Tại Biển Đông, Trung Quốc triển khai loạt hoạt động gây hấn như điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam rồi bám theo tàu khoan của Malaysia, cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá của Việt Nam, tập trận và triển khai tiêm kích trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Một tàu cá Trung Quốc hồi tháng 6/2019 đâm chìm tàu cá Philippines gần bãi Cỏ Rong. 22 ngư dân trên tàu Philippines sau đó được tàu cá Việt Nam cứu.
Bộ Quốc phòng Philippines hôm 14/7 tuyên bố ủng hộ Mỹ sau khi Washington ra tuyên bố bác bỏ hầu hết yêu sách “Đường chín đoạn” của Bắc Kinh trên Biển Đông. Australia cũng đệ trình công hàm lên Liên Hợp Quốc, bác bỏ toàn bộ yêu sách Biển Đông của Trung Quốc. Việt Nam cũng nhiều lần ra tuyên bố bác bỏ các yêu sách và hoạt động trái luật pháp của Trung Quốc tại vùng biển này.
Biển Đông: Philippines đòi bồi thường vụ đâm chìm tàu cá, TQ "ngậm bồ hòn"
Cách tiếp cận nhằm chống lại các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông từ Philippines được giới quan sát quốc tế đánh giá là chậm, chắc và hiệu quả.
Mới đây, Philippines tiếp tục đòi bồi thường thiệt hại về vụ một tàu cá Philippines bị đâm chìm bởi tàu Trung Quốc.
Philippines quyết đòi Trung Quốc bồi thường vụ đâm chìm tàu cá (ảnh: Asian Times)
Bộ trưởng Tư pháp Philippines Menardo Guevarra đã công bố kế hoạch chính phủ nhằm buộc Bắc Kinh bồi thường thiệt hại cho 22 ngư dân bị chìm tàu khi bị tàu Trung Quốc đâm hồi năm ngoái.
Bộ Tư pháp Philippines cho hay, những ngư dân nước này đã suýt chết đuối khi bị tàu Trung Quốc đâm chìm.
Ông Menardo Guevarra cho biết, Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng trả bất kỳ khoản bồi thường nào mà Philippines đề nghị về vụ chìm tàu, miễn là phải hợp lý. Trung Quốc cũng thừa nhận lỗi của tàu nước này trong việc gây ra sự cố.
Các chuyên gia cho rằng, dân quân Trung Quốc đã đóng giả làm ngư dân và quấy rối hoạt động của tàu các nước khác trong khu vực Biển Đông.
Philippines đang có sự thay đổi rõ rệt và cứng rắn về lập trường chống lại các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, theo các chuyên gia.
Cùng với việc tăng cường các hoạt động phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines cũng thể hiện lập trường muốn củng cố quan hệ với Mỹ - đối tác an ninh truyền thống.
Đầu tháng này, Philippines bất ngờ đảo ngược quyết định hủy bỏ Hiệp ước các lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ. Philippines cũng khẳng định tầm quan trọng của Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) với Mỹ.
Động thái của Philippines thể hiện chính quyền của Tổng thống Rodrigo Duterte ngày càng quan ngại những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Mỹ chưa thể hiện rõ ràng rằng liệu nước này có đứng ra hỗ trợ nếu Philippines bị Trung Quốc gây sức ép trên Biển Đông hay không.
Philippines muốn quay về với đối tác an ninh truyền thống là Mỹ trước những yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông (ảnh: SCMP)
Tháng 8 năm ngoái, trong chuyến thăm của ông Duterte tới Bắc Kinh, Trung Quốc và Philippines một lần nữa nhắc lại cam kết cùng khai thác, chia sẻ tài nguyên Biển Đông.
Tuy nhiên, hành động nói không đi đôi với làm của Bắc Kinh khiến Manila lo ngại. Theo các chuyên gia, không thể hài hòa lợi ích giữa các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông với hiến pháp Philippines.
Thêm vào đó, sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát ở khu vực Đông Nam Á càng làm cho cam kết cùng chia sẻ lợi ích giữa Manila và Bắc Kinh rơi vào bế tắc.
Ông Duterte - người đã bước vào năm thứ 5 trong nhiệm kỳ 6 năm làm Tổng thống Philippines - dự kiến sẽ không để Bắc Kinh "che mắt" và đi ngược lại hiến pháp Philippines về sự toàn vẹn lãnh thổ.
"Ngay cả khi khu vực của chúng ta đang ra sức đối phó với Covid-19, nhiều vụ việc đáng báo động đã xảy ra ở Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi các bên kiềm chế, tránh leo thang căng thẳng và tuân thủ các nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế", Tổng thống Philippines Duterte phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 do Việt Nam chủ trì.
Ảnh vệ tinh "tố" hàng trăm tàu Trung Quốc ồ ạt nạo vét Biển Đông Những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy hoạt động nạo vét với quy mô "không thể tưởng tượng" của đội tàu Trung Quốc tại Biển Đông. Ảnh vệ tinh cho thấy nhiều tàu nạo vét được cho là của Trung Quốc ở Biển Đông. (Ảnh: Sentinel Hub) Tạp chí Forbes ngày 12/5 đã đăng tải những hình ảnh chụp từ vệ...