Philippines nói gì về vụ bắt giữ tàu cá Trung Quốc?
Philippines cho rằng, việc lực lượng cảnh sát biển nước này bắt giữ tàu cá Trung Quốc chỉ nhằm thực hiện luật hàng hải.
Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, nước này chỉ thực hiện luật hàng hải khi bắt giữ tàu cá Trung Quốc tại bãi Trăng Khuyết ở phía tây đảo Palawan ngày 7/5.
Trong thông báo của mình, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết: “Vụ bắt giữ tàu cá Trung Quốc, đang chuyên chở số lượng lớn cá quý hiếm được đơn vị đặc biệt thuộc Cảnh sát Biển Philippines thực hiện, nhằm thực thi luật hàng hải và duy trì chủ quyền của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế của nước này”.
Bộ Ngoại giao Philippines cũng thông tin thêm, chính quyền ở Palawan sẽ giải quyết vụ việc này một cách công bằng, nhân đạo và nhanh chóng.
Trước đó, cảnh sát biển Philippines đã bắt 1 tàu cá Trung Quốc và 11 ngư dân tại Biển Đông – vùng biển đang xảy ra tranh chấp chủ quyền của nhiều nước.
Tàu cá Trung Quốc đi cùng tàu Hải giám Trung Quốc.
Video đang HOT
Người phát ngôn của Cảnh sát Biển Philippines Reuben Sindac cho biết, con tàu 15 tấn của Trung Quốc đã bị bắt vào ngày 6/5 khi đang đánh cá tại vùng biển phía tây cách đảo Palawan của Philippines 111km.
Thủy thủ đoàn của Trung Quốc sẽ bị kết tội vi phạm luật chống săn trộm sau khi một mẻ lưới lớn chứa 500 con rùa được tìm thấy trên chiếc thuyền kể trên, ông Reuben Sindacc cho biết thêm.
Trong khi đó, Trung Quốc đã phản ứng giận dữ bằng cách cho rằng mình có “chủ quyền không thể chối cãi” đối với khu vực Half Moon Shoal – được phía Trung Quốc gọi bằng tên Bán Nguyệt tiêu.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã yêu cầu Manila ngay lập tức thả tàu cá cùng với 11 ngư dân nước này bị Cảnh sát biển Philippines bắt giữ gần Bãi Trăng Khuyết cùng với việc phải có lời giải thích rõ ràng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cũng lên tiếng kêu gọi Philippines “không có thêm những hành động khiêu khích”.
Bãi Trăng Khuyết là một rạn san hô vòng thuộc cụm An Bang (cụm Thám Hiểm) của quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo Kiến thức
Xử lý nghiêm hành vi xâm hại chủ quyền
Chiều 15.11, thảo luận về dự thảo luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi, nhiều ĐB cho rằng đang có sự "lai ghép" giữa dự thảo luật này với bộ luật Hàng hải. ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) nói: "Dự thảo sửa rất nhiều điểm nho nhỏ nhưng tôi có cảm tưởng nhiều điều khoản từ ngữ na ná luật Hàng hải".
ĐB Lê Thị Nga: Dự thảo luật đường thủy nội địa còn mang hơi hướng, tư tưởng của bộ luật Hàng hải - Ảnh: Hoàng Trang
ĐB này lấy ví dụ tại điều 35a đưa quy định "kháng nghị đường thủy nội địa" giống như lấy từ "kháng nghị hàng hải" của bộ luật Hàng hải là rối rắm, khó hiểu. "Bộ luật Hàng hải mang tính quốc tế rất cao vì liên quan đến các công ước quốc tế nên buộc phải dùng một số từ ngữ theo thông lệ quốc tế. Tôi là dân làm tư pháp, nói đến kháng nghị tôi nghĩ ngay đến ông viện kiểm sát. Còn đọc kỹ lại điều này thì thấy bản chất kháng nghị đường thủy nội địa là do ông thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện lập, công bố hoàn cảnh phương tiện tàu biển gặp phải và đã áp dụng các biện pháp để khắc phục hoàn cảnh đó để hạn chế tổn thất xảy ra. Như vậy nói là kháng nghị đường thủy nội địa thì có đúng không. Nếu thế này mai sau sửa luật Giao thông đường bộ lại có thêm "kháng nghị đường bộ" nữa thì không ổn", ĐB Nga nói.
Bầu bổ sung 1 ủy viên Ủy ban Thường vụ QH Trong phiên họp buổi sáng 15.11, đề nghị tăng số phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc và phó chủ nhiệm một số ủy ban của QH đã được đa số đại biểu Quốc hội chấp thuận. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng sau đó đã trình danh sách đề cử, theo đó ông Nguyễn Đức Hiền, Trưởng ban Dân nguyện được giới thiệu để bầu làm thành viên thứ 18 của Ủy ban Thường vụ QH; ông Nguyễn Lâm Thành, ủy viên thường trực Hội đồng Dân tộc, được đề cử để bầu giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc; các ông Phạm Trí Thức (ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật), Nguyễn Văn Tuyết (ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng), Đặng Thuần Phong (ủy viên thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội), Vũ Hải Hà (ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại) được giới thiệu làm phó chủ nhiệm các ủy ban tương ứng. Các đoàn đại biểu QH thảo luận về dự kiến nhân sự bầu bổ sung các chức danh trên trong cùng buổi sáng, sau đó bỏ phiếu kín để quyết định vào sáng 16.11. Anh Vũ
Cũng theo ĐB Lê Thị Nga, việc sửa đổi luật này cần phải đáp ứng được những phát sinh trong thời gian vừa qua, đặc biệt là các vụ chìm tàu Cần Giờ, Dìn Ký, các vụ liên quan đến tàu cánh ngầm.... ĐB này đề xuất phải có số điện thoại để cấp cứu sự cố, có người trực, địa chỉ giải quyết để giảm được thương vong trong các vụ tai nạn.
ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cho rằng, cần phải quy định cụ thể về trách nhiệm của "chính chủ" sở hữu phương tiện khi để xảy ra sự cố.
ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP.HCM) nêu quan điểm: một số phương tiện tham gia giao thông đường thủy gây ra nhiều tai nạn do thường đã qua sử dụng rồi được đưa về VN. Do vậy, ĐB này đề xuất nên có quy định về niên hạn sử dụng, trong đó không cho phép sử dụng tàu cao tốc đã sử dụng ở nước ngoài quá 10 năm; bên cạnh đó cần có một số điện thoại cứu nạn thống nhất trong cả nước như số cứu hỏa, cấp cứu vì môi trường này có nhiều rủi ro.
Vừa tạo thuận lợi, vừa quản lý chặt
Cũng trong chiều qua, thảo luận về dự thảo luật Xuất nhập cảnh sửa đổi, đa số các đại biểu đề nghị làm rõ thêm quy định về quá cảnh. Hiện, quá cảnh chỉ thực hiện qua đường hàng không nhưng tại các cảng biển, khu vực biên giới cũng xảy ra những tình huống tương tự nhưng luật không điều chỉnh, dẫn đến các phát sinh về quản lý nhà nước. ĐB Trần Đình Thu (Gia Lai) đề nghị cân nhắc quy định việc cấp thị thực thời hạn 5 năm là quá dài, chưa có nước nào trên thế giới thực hiện và sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước, mặt khác, luật này phải thể hiện rõ vai trò của địa phương, cơ sở vì đây mới là nơi quản lý sâu sát nhất. Nhiều ĐB cũng bày tỏ lo ngại trong thời gian qua, có tình trạng người nước ngoài vào VN trái với mục đích nhập cảnh như lao động nhập cư, khách du lịch vào buôn bán thu mua nông sản trái phép gây mất an ninh trật tự nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu.
Bên cạnh đó, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng, thực tế và phản ánh của nhà đầu tư, khách du lịch nước ngoài cho thấy có nhiều khi họ bị nhũng nhiễu do các thủ tục hành chính. Do vậy, ĐB này đề nghị luật phải bổ sung thêm những hành vi nghiêm cấm để tạo điều kiện thuận lợi cho khách nước ngoài nhưng mặt khác cũng phải xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng hộ chiếu giấy tờ xâm hại đến chủ quyền quốc gia. "Tôi đề nghị phải bổ sung quy định cấm nhũng nhiễu, trục lợi trong quan hệ với người nước ngoài làm thủ tục, sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có yếu tố, hình ảnh xâm hại đến chủ quyền quốc gia", ĐB nói.
Hạn chế tối đa khởi công dự án mới Sáng 15.11, QH đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2014, với tỷ lệ 87,75% đại biểu tán thành. Theo Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2014, tổng số thu cân đối ngân sách trung ương là 495.189 tỉ đồng, tổng số thu cân đối ngân sách địa phương là 287.511 tỉ đồng; tổng số chi ngân sách trung ương là 719.189 tỉ đồng, bao gồm cả 211.585 tỉ đồng bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu ngân sách trung ương trong ngân sách địa phương. Cùng với đó, QH giao Chính phủ nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước và mức phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ ngành, các cơ quan trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đúng quy định của luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2014. QH giao Chính phủ chỉ đạo và hướng dẫn các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ vốn, tập trung ưu tiên bố trí vốn trả nợ xây dựng cơ bản và dự án có khả năng đưa vào sử dụng khai thác trong năm 2014, hạn chế tối đa khởi công dự án mới, các dự án có quyết định đầu tư thực hiện phải đúng lượng vốn được giao không làm phát sinh vốn. Hội đồng nhân dân, UBND chịu trách nhiệm bố trí đủ vốn đối ứng để thực hiện các dự án đầu tư theo chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo TNO