Philippines: Nhiều quan chức liên quan tới ma túy
Vụ bắt giữ mẻ ma túy đá lớn thứ 2 kể từ đầu năm đến nay càng khiến dư luận quan tâm hơn tới tuyên bố trước đó của Tổng thống Rodrigo Duterte, khi ông quyết định công bố danh tính của 46 quan chức có liên quan đến hoạt động buôn bán ma túy.
Theo cảnh sát cho biết, số ma túy đá kể trên được giấu trong các hộp trà và bánh quy và 3 người đàn ông Trung Quốc cùng 1 người phiên dịch (mang 2 dòng máu Trung Quốc và Philippines) đã bị bắt.
Cảnh sát cũng cho biết, dựa theo cách thức ngụy trang, nhiều khả năng số ma túy đá kể trên tới từ khu vực Tam giác vàng, nơi vốn là điểm nóng củabuôn bán thuốc phiện và heroin, nhưng hiện chuyển sang các loại ma túy tổng hợp, trong đó có ma túy đá.
Theo hãng AP, trong số 46 quan chức vừa bị Tổng thống Rodrigo Duterte điểm danh vì liên quan đến hoạt động buôn bán ma túy, 33 người là Thị trưởng, 8 người là Phó Thị trưởng và số người còn lại là thành viên Hạ viện. Hơn 2 tháng trước, Thị trưởng thứ 6 của Philippines đã mất mạng trong chiến dịch chống ma túy.
Ông Talib Abo, cựu Thị trưởng Parang đã bị chết khi đấu súng với cảnh sát chống ma túy hôm 4/1, tại thành phố Cotabato City, tỉnh Maguindanao. Cùng thiệt mạng với ông Talib Abo còn có em trai Bobby.
“Tôi quyết định công bố danh tính những người dính líu đến ma túy dựa trên báo cáo của các cơ quan chính phủ”, ông Rodrigo Duterte nhấn mạnh khi phát biểu trên truyền hình.
Tổng thống Rodrigo Duterte cho biết, trước khi đưa ra bản danh sách kể trên, ông đã nghiên cứu báo cáo của Bộ Nội vụ và chính quyền các địa phương, khi họ đệ đơn khiếu nại đối với các quan chức này. Điều đáng nói là số chính trị gia bị coi có liên quan đến ma túy lên tới 82 người, nhưng Tổng thống Rodrigo Duterte chỉ điểm danh có 46 quan chức (hơn 50%).
Được biết, những người nằm trong danh sách bị điều tra sẽ bị xét xử về vi phạm hành chính lẫn hình sự. Sau khi bị đưa ra xét xử, những quan chức chính phủ kể trên có thể bị đình chỉ công tác.
Theo người phát ngôn của Tổng thống Philippines cho biết, để lập danh sách kể trên, các cơ quan chức năng của nước này đã phải nhờ tới thông tin từ Israel, Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Video đang HOT
Lô ma túy đá bị thu giữ
Hiện những quan chức bị ông Rodrigo Duterte điểm danh vẫn chưa có bất cứ phản ứng chính thức nào. Tuy nhiên dư luận và giới truyền thông cho rằng, động thái của Tổng thống Rodrigo Duterte khiến họ quan tâm. Bởi diễn ra trong bối cảnh nhiều người trong số 46 quan chức vừa bị “lộ sáng” sẽ tham gia cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào ngày 13/5.
Tuy nhiên, ông Rodrigo Duterte khẳng định, không có ý triệt hạ bất cứ chính trị gia nào trước thềm cuộc bầu cử vì việc họ có liên quan như thế nào tới hoạt động buôn bán ma túy sẽ do cơ quan có thẩm quyền điều tra và cung cấp chứng cứ.
Tổng thống Rodrigo Duterte còn nhấn mạnh, người dân có quyền được biết tên của những người “dính chàm”, bất chấp quy định về giả định vô tội và khả năng bùng nổ bạo lực sau khi danh sách này được công bố. Được biết, Hội đồng chống rửa tiền của chính phủ và ủy ban chống tham nhũng đang điều tra đối với những quan chức kể trên.
Ngoài việc công bố những quan chức “bẩn”, Tổng thống Rodrigo Duterte còn tiếp tục gây sức ép với Ủy ban Kiểm toán (COA) khi cho rằng, họ luôn gây khó khăn cho quan chức địa phương. Với tư cách là cơ quan độc lập chịu trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng ngân sách của chính quyền địa phương, nên quyền lực của COA rất lớn và họ thường gây khó dễ đối với những quan chức “dưới cơ”.
Do đó, ông Rodrigo Duterte vừa kiến nghị, quan chức địa phương có thể bỏ qua những thông báo của COA. Mặc dù thừa nhận một số quy tắc của COA có vẻ “không thực tế và lỗi thời”, nhưng cựu ủy viên COA Heidi Mendoza vẫn khẳng định tầm quan trọng của cơ quan này – chúng giúp đảm bảo trách nhiệm của các quan chức khi sử dụng tiền thuế của người dân. Đồng thời nhắc nhở công chúng – COA xứng đáng nhận được sự tôn trọng bởi họ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công quỹ.
Theo giới truyền thông, kể từ ngày 17/3, Philippines không còn tham gia Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) và việc này diễn ra sau 1 năm Tổng thống Rodrigo Duterte than phiền về việc ông bị quan chức của ICC coi là “kẻ vi phạm nhân quyền máu lạnh và tàn nhẫn”.
Trước khi bị ICC điều tra, ông Rodrigo Duterte từng bị chỉ trích về “tội ác chống lại loài người” do những vụ giết người gây ra, khi cảnh sát tiến hành chiến dịch chống ma túy.
Được biết, tháng 2/2018, ICC tiến hành điều tra sơ bộ về chiến dịch chống ma túy gây tranh cãi của Tổng thống Rodrigo Duterte, sau khi ông nhậm chức hôm 30/6/2016 và cảnh sát đã bắn chết hơn 5.000 nghi phạm (các nhà hoạt động nhân quyền khẳng định số người chết phải hơn 20.000).
Theo GD&TĐ
Ông Duterte vừa "dọa cắt cổ trùm ma túy", cựu thị trưởng bị giết
Ông Talib Abo, cựu Thị trưởng Parang, tỉnh Maguindanao - Philippines, bị bắn chết hôm 4-1, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte dọa sẽ cắt cổ những kẻ buôn ma túy lớn.
Theo Straits Times, ông Abo thiệt mạng trong vụ đấu súng với lực lượng chống ma túy khi họ đang thực hiện lệnh khám xét đêm 3-1 (giờ địa phương).
Một người anh em trai của ông Abo tên Bobby cũng bị giết trong một cuộc đột kích khác vào cùng thời điểm.
Người đứng đầu lực lượng chống ma túy ở tỉnh Maguindanao, ông Juvenal Azurin, nói với trang tin Rappler rằng anh em ông Abo đã chống cự những người thi hành công vụ.
Anh em ông Abo bị giết chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Duterte tuyên bố ông sẽ đích thân cắt cổ các trùm ma túy trước mặt các nhà hoạt động nhân quyền. Ảnh: Reuters
Ông Abo là thị trưởng thứ sáu bị giết trong cuộc chiến chống ma túy gây tranh cãi do Tổng thống Duterte phát động sau khi nhậm chức hồi tháng 6-2016. Hơn 5.000 người được cho là đã thiệt mạng liên quan đến các cuộc trấn áp của nhà chức trách Philippines.
Trước đó, năm 2006, ông Duterte cáo buộc ông Abo buôn lậu 3,5 kg ma túy đá đến TP Davao bằng xe cứu thương. Ông Duterte lúc ấy là thị trưởng TP Davao.
Ông Duterte cũng cáo buộc vợ chồng ông Abo cầm đầu một đường dây buôn bán ma túy lớn ở miền Trung và miền Nam đảo Mindanao.
Anh em ông Abo bị giết chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Duterte tuyên bố ông sẽ đích thân cắt cổ các trùm ma túy trước mặt các nhà hoạt động nhân quyền.
Ông Abo là chính trị gia cấp cao thứ hai ở tỉnh Maguindanao bị giết trong c uộc chiến chống ma túy của Tổng thống Duterte.
Vào tháng 10-2016, ông Samsudin Dimaukom, thị trưởng Saudi Ampatuan trên đảo Mindanao và 10 người đàn ông bị bắn chết trong một cuộc đụng độ với lực lượng chống ma túy tại một trạm kiểm soát.
Cả hai ông Abo và Samsudin đều nằm trong danh sách các quan chức dính dáng đến buôn bán ma túy bị Tổng thống Duterte cáo buộc và công khai danh tính.
Phạm Nghĩa (Theo Straits Times)
Theo NLĐO
Ông Duterte được mời dự lễ khai trương 'Nhà Trắng' của Philippines Công trình xây dựng trụ sở chính quyền tỉnh Maguindanao sắp hoàn tất với hình dáng bắt chước Nhà Trắng của Mỹ. "Nhà Trắng" của Philippines sắp hoàn thành CHÍNH QUYỀN TỈNH MAGUINDANAO Tờ Politiko Mindanao ngày 8.10 đưa tin chính quyền tỉnh Maguindanao (Philippines) mời Tổng thống Rodrigo Duterte đến dự lễ khánh thành tòa nhà hành chính được thiết kế giống...