Philippines – Nhật Bản: Cùng kiềm chế hành động của Trung Quốc
Đó là một trong những nội dung nổi bật trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Philippines Benigno Aquino III và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Thủ đô Tokyo hôm qua 24-6.
Tổng thống Philippines và Thủ tướng Nhật Bản tại cuộc họp báo ngày 24-6
Phát biểu trong buổi họp báo sau hội đàm, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho biết ông đã bày tỏ sự ủng hộ Nhật Bản trong việc thúc đẩy vai trò quân sự của nước này. Tổng thống Aquino cũng ủng hộ đề xuất của ông Abe về việc diễn giải lại Hiến pháp Hòa bình của Nhật Bản, cho phép quân đội Nhật Bản bảo vệ không chỉ đất nước mình mà còn cả các đồng minh bị tấn công. “Chúng tôi tin rằng các quốc gia có thiện chí sẽ chỉ được lợi khi Chính phủ Nhật Bản trợ giúp các nước khác, đặc biệt là trong lĩnh vực phòng thủ tập thể. Việc này giúp tăng cường sự bền vững của Nhật Bản trong thực hiện các nghĩa vụ quốc tế và giúp chúng ta tiến gần hơn tới mục tiêu duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung”, ông Aquino nói.
Kể từ khi nhậm chức năm 2010, đây là chuyến công du lần thứ năm của Tổng thống Philippines tới Nhật Bản – một trong hai đối tác chiến lược của Philippines bên cạnh Mỹ. Chuyến thăm của Tổng thống Philippines tới Nhật Bản trong vòng 1 ngày trong bối cảnh cả hai nước đều đang phải đối phó với những hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Trong cuộc hội đàm kéo dài khoảng 20 phút, lãnh đạo 2 nước cũng thảo luận về việc phối hợp chặt chẽ với nhau liên quan đến tình hình khu vực mà Thủ tướng Nhật Bản mô tả là “ngày càng nghiêm trọng”. Hai nước thống nhất phản đối hành động Trung Quốc đơn phương cải biến hiện trạng tại Biển Đông, cùng hợp tác để kiềm chế sự mở rộng của Trung Quốc. Hai nhà lãnh đạo cho rằng phải giải quyết mọi vấn đề theo luật pháp quốc tế, bảo vệ lợi ích chung của toàn cầu và khu vực.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi họp báo, Thủ tướng Abe cũng nhấn mạnh: “Tôi đã chuyển lời đến Tổng thống Philippines rằng chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Philippines”. Để tăng cường quan hệ hợp tác an ninh, Nhật Bản sẽ cung cấp cho
Philippines 10 tàu tuần tra. Trong đó, 3 tàu được giao cho Philippines vào năm tới, 7 tàu còn lại sẽ giao vào năm 2016. Phía Philippines cho biết, những chiếc tàu được Nhật Bản cung cấp sẽ giúp nước này nâng cao năng lực của lực lượng tuần tra bờ biển. Theo tờ SCMP, Nhật Bản cũng sẽ giúp Philippines cải thiện hệ thống thông tin liên lạc từ xa của lực lượng tuần tra bờ biển, hỗ trợ công tác huấn luyện.
Theo ANTD
Nhật cung cấp tàu và huấn luyện cảnh sát biển Việt Nam
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết Việt Nam dự kiến nhận tàu tuần tra của Nhật Bản vào đầu năm tới.
Việt Nam dự kiến nhận tàu tuần tra của Nhật Bản vào đầu năm tới trong bối cảnh Trung Quốc đưa giàn khoan và tàu trái phép vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters bên lề Đối thoại Shangri-La tại Singapore hôm 1-6, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết Nhật Bản đang giúp Việt Nam huấn luyện lực lượng cảnh sát biển và chia sẻ thông tin với lực lượng này. Ngoài ra, Tokyo còn trong quá trình cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết: "Quá trình này đang tiến triển rất tốt đẹp vàchúng tôi dự kiến sẽ nhận tàu tuần tra của Nhật Bản vào đầu năm tới".
Ông Vịnh cho biết Việt Nam hoan nghênh sự ủng hộ của Nhật Bản và Mỹ, đồng thời mong các nước sẽ tiếp tục chỉ trích hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Ông cho biết: "Tôi cảm thấy mỗi một quốc gia, dù có công khai tuyên bố hay không, cũng đều nhận thấy hành động sai trái của Trung Quốc và không chấp nhận những gì nước này đang làm. Tôi mong những nước khác nên có tiếng nói mạnh mẽ hơn".
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh (phải) tiếp Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân Mỹ Martin Dempsey bên lề Đối thoại Shangri-La hôm 31-5. Ảnh: TTXVN
Tại Đối thoại Shangri-La, Trung Quốc đã vấp phải sự chỉ trích của nhiều nước vì hành động hung hăng ở biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 31-5 đã không ngần ngại cáo buộc Bắc Kinh gây bất ổn trong khu vực.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng tỏ thái độ phản đối Trung Quốc bằng cách cam kết dành sự hỗ trợ hết mình cho các nước ASEAN trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở biển Đông.
Nóng mặt vì những động thái của Mỹ và Nhật Bản, tướng Vương Quán Trung, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, hôm 1-6 đã đáp trả bằng cách cáo buộc 2 nước này có những lời lẽ khiêu khích nhằm vào Trung Quốc.
Phát biểu trong ngày làm việc cuối cùng của Shangri-La, ông Vương hằn học nói 2 ông Abe và Hagel đã "bắt tay" để đưa ra những lời chỉ trích "không thể tưởng tượng được" đối với Bắc Kinh. Mặt khác, ông Vương còn tìm cách xoa dịu dư luận bằng thông điệp nghe hết sức tốt đẹp là Trung Quốc cam kết xây dựng châu Á hài hòa, một thế giới hòa bình lâu dài và thịnh vượng chung. Ngoài ra, ông còn thừa nhận về sự cần thiết của những quy định và sự tham vấn để ngăn chặn xung đột trên biển.
Tuy nhiên, ai cũng nhìn thấy sự thật khác xa những gì ông Vương nói. Chính Trung Quốc lâu nay vẫn tìm cách trì hoãn việc hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông với ASEAN. Nghiêm trọng hơn, Bắc Kinh còn đang phá hoại hòa bình khu vực bằng một loạt hành động đơn phương sai trái và khiêu khích, trong đó có việc xâm phạm vùng biển Việt Nam và đưa ra cái gọi là "đường lưỡi bò" nhằm phục vụ mưu đồ độc chiếm biển Đông.
Tại Đối thoại Shangri-La, ông Vương đã né tránh yêu cầu làm rõ về "đường lưỡi bò". Thay vào đó, ông này tiếp tục luận điệu sai trái rằng nước này có tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo Tây Sa và Nam Sa (cách gọi của Bắc Kinh đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) cách đây 2.000 năm.
Theo ANTD
Asahi Shimbun: Quan chức ngoại giao Trung Quốc phát biểu 'thô thiển' Hôm 30/5, nhật báo lớn thứ hai của Nhật Bản, Asahi Shimbun, đã có bài xã luận cho rằng, Trung Quốc nên dừng ngay những hành động hung hăng của mình trên Biển Đông nếu muốn được các nước khác tôn trọng. Asahi Shimbun cho hay, gần một tháng đã trôi qua kể từ khi Trung Quốc bắt đầu đưa giàn khoan cùng...