Philippines nâng cấp vũ khí bị đình trệ do thiếu tiền và tham nhũng
“Chúng tôi vẫn giậm chân tại chỗ”, “cùng với việc Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) căn cứ mới (ở Biển Đông), tôi muốn nói đã quá muộn”.
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 21 tháng 7 dẫn trang mạng “Nhât bao Phô Wall” Mỹ ngày 19 tháng 7 đăng bài viết “Philippines tạm dừng nâng cấp quân sự” của tác giả Trevor Moss. Sau đây là nội dung bài viết:
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 do Hàn Quốc sản xuất, Philippines đặt mua 12 chiếc
Chương trình chỉnh đốn đội quân lỗi thời của Philippines đã rơi vào đình trệ. Đồng thời, đồng minh này của Mỹ đang nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc ở “khu vực tranh chấp” (khu vực do Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược, rồi nhảy vào tranh chấp).
Các quan chức quân sự và giám đốc công ty tham gia Thỏa thuận quốc phòng của Philippines cho biết, một loạt kế hoạch tổng trị giá 1 tỷ USD bị đình trệ vào đầu năm 2014.
Sự trì hoãn này rõ ràng cho thấy, những nỗ lực nâng cấp hải quân và không quân lạc hậu của chính phủ đã rơi vào “vũng bùn” của thói quan liêu, vấn đề tài chính va chỉ trích tham nhũng.
Jose Antonio Custodio – Cố vấn quốc phòng của Manila cho biết, các loại trì hoãn làm cho kế hoạch xây dựng “lực lượng răn đe tin cậy ở mức độ tối thiểu” (bao gồm phi đội đường không và hạm đội mặt biển tuy nhỏ nhưng có năng lực mạnh) có tiến triển chậm chạp, thời gian hoàn thành chỉ có 10 năm.
Jose Custodio nói: “Chúng tôi vẫn giậm chân tại chỗ”, “cùng với việc Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) căn cứ mới (ở Biển Đông), tôi muốn nói đã quá muộn”.
Nguồn tin biết về thủ tục mua sắm của Philippines cho biết, nhận được những trang bị cũ của các nước đồng minh như Nhật Bản và Mỹ hiện có thể là cơ hội duy nhất để Philippines nhanh chóng nâng cấp lực lượng quân sự của họ.
Video đang HOT
Cuộc bầu cử Tổng thống Philippinese lựa chọn tổ chức vào tháng 5 năm 2016, bất cứ hợp đồng quan trọng nào đều không có nhiều khả năng ký kết trước thời điểm đó.
Tổng thống Benigno Aquino đã cam kết se chấn hưng quân đội – đội quân bị suy giảm sức mạnh do thiếu đầu tư trong vài chục năm. Khi bắt đầu, cam kết cấp 1,7 tỷ USD cho trang bị mới đã có thành quả.
Cuối năm 2013 và đầu năm 2014, Chính phủ Philippines đã ký kết một loạt hợp đồng quốc phòng tổng trị giá 834 triệu USD, trong đó có mua sắm 12 máy bay chiến đấu của Hàn Quốc, 3 máy bay vận tải Airbus và 1 tốp máy bay trực thăng vũ trang mới của Canada va Anh.
Tàu chiến mạnh nhất Hải quân Philippines tham gia cuộc tập trận chung với Mỹ trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Người phát ngôn Tổng thống Philippines Hermínio Coloma cho biết: “Các ghi chép cho thấy, chính quyền Aquino đã gia tăng các bước (hiện đại hóa quân sự) ở mức độ rất lớn, kế hoạch mua sắm đã vượt tổng cộng của chính quyền 3 khóa trước”.
Tuy nhiên, Hermínio Coloma cũng xác nhận, ông Benigno Aquino vẫn chưa ký một dự luật được Quốc hội thông qua vào năm 2013, điều này làm cho cơ quan liên quan không thể tiếp tục cấp 2 tỷ USD để mua sắm quốc phòng. Ông Coloma không giải thích về nguyên nhân trì hoãn.
Khi giải thích nguyên nhân trì hoãn chi tiêu, ông Custodio cho rằng, sau khi siêu bão Haiyan gây thiệt hại nặng cho Philippines vào năm 2013, Chính phủ Philippines đã tiêu tốn vài tỷ USD trên phương diện tái thiết, vì vậy đã phải giật gấu vá vai về tài chính.
Một vụ bê bối lộ ra ánh sáng gần đây cũng làm chậm chi tiêu. Cơ quan kiểm sát lên án 3 thượng nghị sĩ có hành vi tham nhũng, họ bị tình nghi tham gia tổ chức phi chính phủ có hành vi giả dối, đã đánh cắp khoảng 220 triệu USD công quỹ.
3 thượng nghị sĩ này đã phủ nhận những chỉ trích này. Do đó, điều lệ mua sắm chinh phu vốn đã rất chặt chẽ, nay tiếp tục bị thắt chặt, do đó đã làm trì hoãn một loạt kế hoạch chi tiêu.
Môt sô hợp đồng mua sắm vốn tiến hành đấu thầu vào năm 2014, nhưng kết quả không có tiến bộ, trong đó bao gồm 2 tàu hộ vệ trị giá 398 triệu USD và 2 máy bay tuần tra tầm xa trị giá 132 triệu USD.
Những năng lực này sẽ có lợi cho Philippines giám sát lãnh hải của họ. Ở một số khu vực, Trung Quốc nhảy vào tranh chấp chủ quyền với họ và các nước ven Biển Đông khác – PV.
Custodio khẳng định: “Đây là cục diện bế tắc của thói quan liêu”. Giám đốc điều hành của một công ty quốc phòng tham gia kế hoạch bị đình trệ này cho rằng: “Xem ra, tất cả các kế hoạch đều bị tê liệt. Quan chức quốc phòng căn bản không có năng lực để kế hoạch được thực thi”.
Philippines mua 8 máy bay trực thăng W3A Sokol của Ba Lan, trị giá 3 tỷ Peso
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Thái Lan trì hoãn mua tàu ngầm Trung Quốc là vì Mỹ 'ép' ?
Trong tình hình Mỹ gây sức ép to lớn đối với Thái Lan, chính sách không hủy bỏ, mà là trì hoãn mua tàu ngầm Trung Quốc là phù hợp nhất.
Tin tức từ Tân Hoa xã ngày 17/7 cho hay, báo chí Thái Lan ngày 15/7 dẫn lời Bô trương Quôc phong Thái Lan, Prawit Wongsuwan xác nhận, Thái Lan tạm gác kế hoạch mua 3 tàu ngầm Trung Quốc, hoãn trình lên nội các xét duyệt.
Đương nhiên, Mỹ đã gây sức ép to lớn đối với Thái Lan, hơn nữa khả năng gây ảnh hưởng đến tầng lớp tinh hoa Thái Lan là rất lớn. Trong tình hình này, chính sách không hủy bỏ mua tàu ngầm, mà là trì hoãn quyết định là phù hợp nhất với lợi ích của Mỹ trong trò chơi này. Có thể, hiện nay, Mỹ tìm cách làm cho Thái Lan trở nên tích cực hơn, lôi kéo Thái Lan vào mặt trận các nước tuyến đầu chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á".
Còn theo báo International Business Times, quyết định hoãn thỏa thuận mua tàu được Thái Lan đưa ra sau khi giới chuyên gia trong nước và quốc tế bày tỏ quan ngại rằng thỏa thuận như vậy với Bắc Kinh có thể ảnh hưởng tới quan hệ giữa Bangkok và Washington.
"Rõ ràng Mỹ không muốn chứng kiến sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Thái Lan, nhất là trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng", GS. Li Haidong thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc nhận xét trên tờ Thời báo Hoàn cầu.
Ông Li nói, hoàn toàn "dễ hiểu và có thể đoán trước được rằng" Thái Lan sẽ có phản ứng theo cách này, vì ngoại giao với Mỹ là một ưu tiên rất quan trọng của Bangkok.
Thái Lan vốn là một đồng minh quan trọng của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy vậy, ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc với tư cách một cường quốc kinh tế, chính trị và quân sự toàn cầu khiến Bắc Kinh cũng trở thành một đối tác khu vực hấp dẫn của Bangkok.
Hiện nay, mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Thái Lan đã phủ bóng lên mối quan hệ giữa Washington và Bangkok trong bối cảnh bất ổn chính trị ở Thái sau cuộc đảo chính năm 2014, khiến Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị lật đổ và Thủ tướng Prayuth Chan-ocha lên cầm quyền.
Sau sự kiện đó, Mỹ đã công khai thể hiện rằng họ không muốn làm việc với Thủ tướng mới của Thái Lan và giảm hiện diện trong cuộc tập trận chung thường niên giữa hai nước mang tên Cobra Golden Exercise.
Có lẽ, Bangkok sở dĩ không muốn vội vã mua sắm 3 tàu ngầm Trung Quốc là do họ lo sợ đổ thêm dầu vào lửa.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Tên lửa đạn đạo Sarmat đầu tiên của Nga sắp hoàn thành Sau một thời gian dài trì hoãn, cuối cùng Nga đã có lộ trình cụ thể cho việc hoàn tất nguyên mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat đầu tiên. Sau một thời gian dài trì hoãn, cuối cùng Nga đã có lộ trình cụ thể cho việc hoàn tất nguyên mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat đầu...