Philippines nâng cấp căn cứ quân sự trên Biển Đông
Bộ Quốc phòng Philippines định chi 10,9 triệu USD để nâng cấp căn cứ quân sự trên đảo Thị Tứ, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo hãng tin ABS-CBN, Bộ quốc phòng Philippines mới đây tuyên bố, nước này chuẩn bị chi khoảng 10,9 triệu USD dùng để nâng cấp đường băng sân bay và cơ sở hạ tầng hải quân trên đảo Thị Tứ, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đảo Thị Tứ là một trong những đảo thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) mà Philippines chiếm giữ trái phép từ đầu những năm 1970. Trong kế hoạch của chính quyền Philippines, đảo Thị Tứ thuộc thành phố Kalayaan, do tỉnh Palawan quản lý.
Đảo Thị Tứ, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Philippines đang chiếm giữ trái phép từ đầu những năm 1970.
Số liệu của Bộ quốc phòng Philippines cho thấy, chi phí của dự án này 10,9 triệu USD, sẽ thông qua phương thức đấu thầu công khai để tu sửa xây dựng. Dự án sẽ cơ bản giải ngân ngân sách “đạo luật hiện đại hóa quân đội năm 1995″.
ABS-CBN dẫn nguồn tin từ một quan chức an ninh của Philippines tiết lộ, kinh phí tăng cường cơ sở hạ tầng trên đảo Thị Tứ đã có. Một quan chức khác cho biết, việc nâng cấp là cần thiết, vì đây là nơi đóng chủ yếu của Quân đội Philippines tại quần đảo Kalayaan, “dự án này còn có nghĩa là Quân đội Philippines có thể tiến hành giám sát khu vực Biển Đông tốt hơn”.
Thông tin chi tiết về dự án mới này cho đến nay vẫn chưa được công khai. Tuy nhiên, nguồn tin tiết lộ rằng, dự án này sẽ bao gồm việc nâng cấp cơ sở hạ tầng hải quân và tu sửa đường băng đang bị hư hại.
Video đang HOT
Máy bay C-130 Philippines hạ cánh trên đảo Thị Tứ.
Trên đảo Thị Tứ, trước đó, Philippines đã xây dựng một đường băng máy bay dài 1.300 m, một căn cứ hải quân, một tòa thị chính, một trung tâm y tế và nhà trẻ.
Ngoài ra, Bộ quốc phòng Philippines còn có kế hoạch chi 7,1 triệu USD, xây dựng cơ sở hạ tầng hải quân quan trọng tại vịnh Oyster hướng ra Biển Đông (nằm tại đảo Palawan, cách quần đảo Trường Sa của Việt Nam khoảng 160km), dự án này liên quan đến bến tàu, cầu cảng và cơ sở hạ tầng hỗ trợ lực lượng hải quân trên đảo Palawan.
Theo Kiến thức
Mỹ, Philippines sắp "hoành hành" trên biển
Mỹ và Philippines tuần này sẽ khởi động một cuộc tập trận rầm rộ kéo dài ở gần khu vực tranh chấp trên Biển Đông nhằm thể hiện mối quan hệ quân sự ngày càng thắt chặt giữa hai nước. Cuộc tập trận này được cho là có thể khiến quan hệ Trung Quốc-Philippines thêm căng thẳng và khiến Biển Đông thêm một lần "dậy sóng".
Hình ảnh trong một cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Philippines ở Biển Đông gần đây.
Cuộc tập trận Đổ bộ Mỹ-Philippines (Phiblex) sẽ chính thức được khai hoả vào ngày mai (18/9) tại một căn cứ hải quân ở Zambales - một tỉnh nằm trên bờ biển phía tây đảo Luzon, đối diện với Biển Đông.
Khu vực diễn ra cuộc tập trận cách bãi cạn Scarborough chỉ khoảng 220km. Bãi cạn này là nơi chứng kiến cuộc đối đầu gay gắt và quyết liệt vì tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines trong thời gian gần đây.
Theo quân đội Philippines, cuộc tập trận Phiblex sẽ có sự tham gia của 2.300 lính thuỷ đánh bộ đến từ cả hai nước Mỹ, Philippines cùng với 2 tàu chiến của Mỹ. Trong các bài diễn tập sẽ có màn bắn đạn thật trên mặt đất. Cuộc tập trận sẽ kéo dài trong suốt 3 tuần liền.
Tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ tại Philippines cho biết thêm, cuộc tập trận chung lần này nhằm mục đích "tăng cường năng lực tiến hành các chiến dịch an ninh hàng hải và bảo vệ lãnh thổ của hai nước".
Tuy nhiên, cả Philippines và Mỹ đều không cung cấp thông tin về địa điểm cụ thể diễn ra cuộc tập trận Phiblex.
Cuộc tập trận gần Biển Đông diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Philippines đang đàm phán về việc tăng cường sự hiện diện quân sự cũng như triển khai vũ khí của cường quốc số 1 thế giới trên lãnh thổ Philippines.
Cuộc tập trận Phiblex cũng diễn ra 3 tuần trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến có chuyến thăm đến thủ đô Manila. Đây được xem là một sự kiện lớn ở Philippines bởi nước này đang trông chờ vào sự hậu thuẫn, giúp đỡ của Mỹ trong cuộc tranh chấp chủ quyền nóng bỏng ở Biển Đông với nước láng giềng to lớn Trung Quốc.
"Trung Quốc sẽ coi những cuộc tập trận như thế là một ví dụ thêm nữa về việc Philippines khuấy đảo căng thẳng ở Biển Đông và là một bằng chứng khác về việc Mỹ lợi dụng tình hình để tăng cường sự hiện diện quân sự ở đây", chuyên gia an ninh khu vực Ian Storey đã nhận định như vậy.
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với một loạt nước trong khu vực gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Bắc Kinh khiến các nước láng giềng bất bình và lo ngại khi đòi chủ quyền một cách phi lý và thái quá đối với gần như toàn bộ Biển Đông.
Trung Quốc và Philippines đang tranh chấp quyết liệt bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Bãi cạn này nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km. Kể từ sau khi xảy ra cuộc chạm trán giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với hai tàu hải giám Trung Quốc hồi tháng 4 năm ngoái ở bãi cạn Scarborough, Bắc Kinh đã cho tàu thuyền phong tỏa nơi này bất chấp sự phản đối quyết liệt qua con đường ngoại giao của phía Manila. Trung Quốc trên thực tế đang nắm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough.
Trong suốt thời gian qua, Manila khiến Bắc Kinh khó chịu nhất khi là nước phản đối mạnh mẽ nhất và tỏ ra cứng rắn nhất với các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Manila đang lấy cuộc tranh chấp ở Biển Đông làm "động lực trung tâm" cho các nỗ lực của họ nhằm củng cố quan hệ liên minh quân sự với cường quốc Mỹ.
Obama đến Philippines củng cố quan hệ liên minh
Nỗ lực của Philippines được cho là đang được đền đáp khi Tổng thống Barack Obama có kế hoạch đến thăm nước này vào tháng tới với mục đích là để mở rộng mối quan hệ liên minh giữa hai nước.
Chuyến thăm của ông Obama là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ đến Philippines trong một thập kỷ qua. Ngoài thăm Manila, ông chủ Nhà Trắng còn dừng chân ở Indonesia, Brunei và Malaysia trong chuyến công du kéo dài từ ngày 6 đến 12/10 này.
Tổng thống Mỹ sẽ ở thăm Philippines từ ngày 11 đến 12/10. Chuyến thăm được chờ đợi từ lâu này sẽ "mang đến động lực mới" cho quan hệ giữa Mỹ và Philippines, Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết. Philippines từng là một nước thuộc địa của Mỹ nhưng hiện giờ đang là một trong những đồng minh thân thiết nhất của siêu cường số 1 thế giới ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Chuyến thăm của ông Obama sẽ giúp Mỹ và Philippines tiến gần hơn đến thoả thuận mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Philippines. Thoả thuận này được cho là sẽ được ký kết trước cuối năm nay.
Thoả thuận trên sẽ cho phép Mỹ đưa thêm nhiều vũ khí và binh lính đến các căn cứ của Philippines. Mỹ từng đóng quân thường trú tại hai căn cứ của Philippines cho đến năm 1992. Các căn cứ này đã bị đóng cửa trước sự phản đối của những thành phần theo chủ nghĩa dân tộc. Tuy nhiên, gần đây, chính quyền của Tổng thống Benigno Aquino đã tập hợp được sự ủng hộ cho sự trở lại của quân Mỹ trước mối đe doạ từ nước láng giềng Trung Quốc.
Philippines là nước ủng hộ tích cực hàng đầu cho chiến lược "hướng trọng tâm vào Châu Á" của Mỹ. Chiến lược này được cho là nhằm mục đích để kiềm chế, bao vây Trung Quốc.
"Philippines là một những những nước ủng hộ nhiệt tình nhất cho chính sách tái cân bằng ở Châu Á và Mỹ rất vui mừng vì được đón chào trở lại các căn cứ không quân và hải quân cũ của họ ở Philippines", ông John Blaxland - nhà phân tích an ninh và quốc phòng của trường Đại học Quốc gia Australia, đã nhận định như vậy.
Theo_VnMedia
Căng thẳng Philippines-Trung Quốc leo thang Căng thẳng Philippines-Trung Quốc tiếp tục gia tăng trong tuần này, khi Bắc Kinh đặt điều kiện cho việc Tổng thống Benigno Aquino đến thăm Triển lãmTrung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh. Tổng thống Philippines Benigno Aquino. Philippines là nước danh dự tại cuộc Triển lãm Trung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh năm nay. Và theo các giới chức Philippines, có truyền thống là cử...