Philippines-Mỹ: Mỹ được nhiều quyền ở Philippines
Mỹ được quyền huấn luyện, chuyển quân, tiếp tế nhiên liệu, bảo trì… ở Philippines.
Đêm 29-4, chính phủ Philippines đã công bố toàn văn Thỏa thuận Tăng cường hợp tác quốc phòng Philippines-Mỹ ký kết hôm 28-4. Thỏa thuận gồm 10 trang với 12 điều khoản.
Đài truyền hình ABS-CBN (Philippines) đã lược trích như sau:
- Trước khi bắt đầu công việc tại các căn cứ của Philippines, Mỹ phải được Philippines đồng ý thông qua Hội đồng Quốc phòng chung ( MDB) và Ủy ban Cam kết an ninh ( SEB).
- Tư lệnh căn cứ quân sự Philippines hay các đại diện có ủy quyền của Philippines được tiếp cận toàn bộ khu vực sử dụng chung với Mỹ. Việc tiếp cận phải phù hợp với yêu cầu về an ninh và các điều khoản của thỏa thuận.
- Hai bên cam kết bảo đảm an ninh cho lực lượng Mỹ, nhà thầu của Mỹ và thông tin liên quan trên lãnh thổ Philippines. Philippines có trách nhiệm bảo đảm an ninh cơ bản tại khu vực được hai bên đồng ý.
Ngày 29-4, tại Manila, người biểu tình mang mặt nạ Nữ thần tự do phản đối Philippines hợp tác quốc phòng với Mỹ. Ảnh: AFP
- Lực lượng Mỹ sẽ thông báo trước cho quân đội Philippines số lượng và lịch trình chuyển thiết bị quốc phòng đến các khu vực được hai bên đồng ý. Philippines hỗ trợ công tác vận chuyển. Khi có yêu cầu, Philippines sẽ giúp Mỹ tiếp cận các dịch vụ công về đất, cảng, đường, sân bay…
- Mỹ được phép tổ chức huấn luyện, quá cảnh quân đội cùng các hoạt động liên quan, được phép tiếp nhiên liệu tàu và máy bay, bảo trì tạm thời tàu và máy bay, được quyền hoặc ủy quyền tại các khu vực được đồng ý để bảo vệ lực lượng Mỹ và nhà thầu của Mỹ. Ưu tiên hợp tác với các giới chức Philippines.
- Mỹ được phép vận hành các hệ thống viễn thông riêng cộng thêm quyền sử dụng tất cả tần số vô tuyến. Hai bên có thể tham vấn liên quan đến vấn đề chuyển giao hoặc mua thiết bị quân sự phù hợp với quy định và luật pháp của Mỹ.
- Liên quan đến các dự án dự kiến xây dựng, Mỹ sẽ tư vấn về tiêu chuẩn xây dựng, nâng cấp, yêu cầu kỹ thuật và phải phù hợp với yêu cầu và tiêu chuẩn của hai bên. Mỹ chịu chi phí xây dựng, phát triển và bảo trì tại các khu vực được hai bên đồng ý.
- Mỹ có toàn quyền quản lý việc tiếp cận hay bố trí thiết bị quân sự, đưa thiết bị rời Philippines bất cứ lúc nào.
- Các nhà thầu của Mỹ được toàn quyền tiếp cận các khu vực được hai bên đồng ý, gồm cả các kho dự trữ thiết bị quốc phòng; được phép bảo trì, vận chuyển, sử dụng các thiết bị này hay các vấn đề liên quan miễn phù hợp với luật pháp và chính sách của Mỹ.
- Hai bên thực hiện đúng nghĩa vụ thuộc công ước về vũ khí hóa học và công ước về vũ khí sinh học, Mỹ không được đưa vũ khí hạt nhân vào Philippines. Hai bên chia sẻ lợi ích liên quan đến hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.
Video đang HOT
- Mỹ không được xả thải các nguyên liệu độc hại tại các khu vực được đồng ý. Nếu sự cố xảy ra, Mỹ phải chịu trách nhiệm giải quyết.
- Mỹ được phép sử dụng các dịch vụ như nước, điện cùng các dịch vụ công ích khác. Chi phí được tính bằng giá với chi phí của chính phủ Philipines hay quân đội Philippines.
- Ngoài vấn đề sử dụng miễn phí các cơ sở sẵn có của Philippines, Mỹ chịu các chi phí hoạt động cần thiết. Mỹ phải giao trả lại các cơ sở vật chất cố định (do Mỹ xây dựng) cho Philippines khi không cần đến. Hai bên tiến hành tham vấn chi phí đền bù có thể khi bàn giao. Philippines có quyền sở hữu cơ sở hạ tầng do Mỹ xây dựng.
- Trường hợp xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện thỏa thuận, hai bên cam kết giải quyết thông qua tham vấn, không đưa ra tòa án quốc tế hay các cơ quan liên quan trừ khi hai bên đồng ý.
DUY KHANG – LÊ LINH
Nội bộ Philippines bất đồng
Đài truyền hình TV5 (Philippines) đưa tin ngày 30-4, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario khẳng định Mỹ sẽ bảo vệ Philippines ngay cả khi các đảo bị tranh chấp ở biển Đông của Philippines bị tấn công. Ông nói: “Theo hiệp ước phòng thủ chung, Mỹ sẽ hỗ trợ Philippines nếu lãnh thổ của chúng ta bị tấn công hoặc nếu quân đội của chúng ta bị tấn công ở Thái Bình Dương. Năm 1999, trong một bức thư ngoại giao, Mỹ đã khẳng định biển Đông được xem là một phần của Thái Bình Dương”. Tuyên bố trên được đưa ra bởi trong nội bộ Philippines có nhiều ý kiến cho rằng Tổng thống Obama chỉ cam kết chung chung. Hôm 29-4, nguyên Thượng nghị sĩ Joker Arroyo đã chỉ trích chính phủ vội vã ký Thỏa thuận Tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ.
Ông nói Philippines đã hy vọng ông Obama khẳng định Mỹ sẽ cảnh báo Trung Quốc nếu tàu Trung Quốc quấy rối ngư dân hay tàu tiếp tế của Philippines, thế nhưng ông Obama chẳng đả động gì. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Al Francis Bichara thông báo ủy ban sẽ tổ chức điều trần để làm rõ một số vấn đề còn mập mờ trong Thỏa thuận Tăng cường hợp tác quốc phòng. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Miriam Defensor Santiago chỉ trích chính phủ không tham vấn Thượng viện. Ngược lại, hai chủ tịch Thượng viện và Hạ viện cho rằng chính phủ không cần lấy ý kiến trước của Thượng viện.
Chủ tịch Thượng viện Franklin Drilon cho biết chính phủ không thể công khai các chi tiết thỏa thuận trong đàm phán. Ông thách những người chỉ trích thỏa thuận kiện lên tòa án tối cao. Chủ tịch Hạ viện Feliciano Belmonte Jr. giải thích thỏa thuận này chỉ là phiên bản nâng cao của các thỏa thuận trước gồm hiệp ước phòng thủ chung năm 1991 và hiệp định viếng thăm quân sự năm 1999.
Theo VNE
Trung Quốc và Philipines: Phải chăng không còn gì để nói?
Dư luận và các quốc gia trong khu vực ĐNA bông dưng đượm buồn và hết sức lo lắng khi mới đây, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng, "Philippines đã nỗ lực rất nhiều gần như đã "kiệt sức" khi thử tất cả các kênh chính trị và ngoại giao để tìm kiếm một giải pháp hòa bình trong tranh chấp với Trung Quốc, tuy nhiên (những nỗ lực này) đã không thành công".
Tại sao Philipines đã bị "kiệt sức"?
Philippines là 1 trong số 6 nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông gây tranh cãi và căng thẳng nhất với Trung Quốc.
Philippines có tranh chấp trên biển với Trung Quốc 2 nơi là Bãi Cỏ Rong và Scarborough.
Tại bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham.
Bằng lực lượng bán vũ trang và dân sự, 34 tàu lớn nhỏ của Trung Quốc đã bao vây, xua đuổi tàu của Philippines ra khỏi bãi cạn, khu vực ngư trường truyền thống của Philippines.
Ngày 28/5, mặc dù Trung Quốc và Philippines vẫn đang xảy ra căng thẳng trong tranh chấp bãi cạn Scarborough, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã một cuộc hội đàm ngắn tại Phnom Penh, Thủ đô Campuchia.
Hỗ trợ cho hành động này, dư luận như đang còn nghe những lời đe dọa nào là "dạy cho Philippines một bài học về tính dân tộc hung hăng", nào là "xử" Philippines như Mỹ và NATO "xử" Libi mà đài truyền hình CCTV "lỡ thốt nên lời"... và còn như thấy những hành động mang tính răn đe cao như "Quân khu Quảng Đông sẵn sàng đợi lệnh"; "Hạm đội Nam Hải hình thành 2 gọng kìm hướng vào Philippines", rồi "tung 5 tàu chiến Trung Quốc mang theo 48 quả tên lửa hướng về phía Philippines" vân vân và vân vân.
Kết quả đến hôm nay, Trung Quốc đã hoàn toàn chiếm giữ bãi cạn, thực sự "chấm dứt việc đánh bắt của ngư dân Philippines quanh bãi cạn Scarborough". Chính phủ Philipines đã công nhận sự thật cay đắng này, sau khi có sự tranh cãi do "đi đêm" trong đấu tranh nên bị "mắc lừa" Trung Quốc, họ hứa mà không thực hiện...
Bãi cạn Scarborough, mới ngày nào là ngư trường của Philipines, giờ Trung Quốc đã chiếm đoạt. Philipines không còn cách nào khác, quyết định kiện Trung Quốc ra tòa án LHQ về Biển Đông.
Để "dạy cho Philipines một bài học", Trung Quốc đẩy tình hình tranh chấp bãi Cỏ Mây với Philipines lên một nấc thang căng thẳng mới.
Có thể nói thời gian này, Trung Quốc xỉ vả, đe dọa, tuyên bố...với Philipines "không tiếc lời", căm ghét Philipines như "xúc đất đổ đi".
Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario, ngày 9/7 cho rằng, "Philippines đã nỗ lực rất nhiều gần như đã "kiệt sức" khi thử tất cả các kênh chính trị và ngoại giao để tìm kiếm một giải pháp hòa bình trong tranh chấp với Trung Quốc, tuy nhiên (những nỗ lực này) đã không thành công".
Trong khi đó, Tân Hoa Xã ngày 12/7 đưa tin, Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng cáo buộc Philippines đã "đóng cửa" các cuộc đàm phán và tham vấn, đồng thời tấn công Trung Quốc trên trường quốc tế (kiện Trung Quốc ra toàn án quốc tế).
Bà Hoa cho rằng, đánh giá của Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario là "không thực tế" và khẳng định, phía Trung Quốc nhiều lần đề nghị hai bên tiếp tục sử dụng cơ chế tham vấn hiện tại hoặc thiết lập một cơ chế tham vấn mới để giải quyết tranh chấp nhưng cho đến nay nó vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào từ Philippines"...
Rõ ràng, dư luận ghi nhận đã có những "đề nghị" của Trung Quốc với Philipines, nhưng quá hiểu là tại sao Philipines lại kinh hãi, uất ức, với những "đề nghị" này như thế.
Chẳng hạn, ngày 07/01/2013, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh đã đưa ra đề nghị Bắc Kinh và Manila nên cùng nhau khai thác dầu khí tại khu vực Bãi Cỏ Rong trong khi chờ đợi một giải pháp lâu dài giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Dư luận thế giới hơi bị ngạc nhiên về đề nghị này của Bắc Kinh với Manila, bởi vì không hiểu sao Trung Quốc lại "thảo ăn" đến vậy. Có 2 miếng Trung Quốc "nuốt trọn" một là Scarborough thì còn miếng Bãi cỏ rong kia sao không nuốt luôn lại còn "chia phần" cho Philipines?
Tuy nhiên, dư luận lại không ngạc nhiên về sự "thận trọng" của chính phủ Philipines bằng lời phát biểu của Ngoại trưởng Albert del lúc đó.
Thận trọng, bởi đã quá nhiều lần "hợp tác tay đôi" với Trung Quốc trong vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông khiến Philipines nhận trái đắng.
Thận trọng, bởi Philipines đang còn chưa hết đau bởi cú đấm Scarborough thì nhận được "lời đề nghị" từ nước lớn. Phlipines đâu có tính cách của ông AQ mà vui vẻ lại ngay, "vỗ ngực" coi Trung Quốc đã chịu lùi bước trước mình.
Sự thận trọng còn cao hơn bởi một câu hỏi mà ai cũng muốn hỏi và được nghe trả lời là: "Tại sao Bắc Kinh không đề nghị Manila "gác tranh chấp, cùng khai thác" tại khu vực bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham mà chỉ "đề nghị" tại khu vực Bãi cỏ rong"?.
Philipines chưa có bài học xương máu trong bảo vệ chủ quyền, nhưng thiết nghĩ bài học về bị mất chủ quyền cũng quá đủ để Philipines tỉnh táo với những "đề nghị" của phía Trung Quốc.
Tại sao Trung Quốc hay "ra mặt" với Philipines?
Trước hết, Philipines không phải là Nhật Bản hay Việt Nam. Do khả năng phòng thủ biển yếu kém, cho nên Philipines chỉ là các "phép thử" của Trung Quốc trên Biển Đông.
Đó là, thứ nhất, dùng Philipines để thử sách lược xâm lấn biển đảo bằng biện pháp dân sự (tàu cá có hỗ trợ của tàu chấp pháp, có sự đe dọa bởi các cuộc tập trận đằng sau, lấy thịt đè người, xua đuổi, ngăn chặn tàu thuyền của quốc gia đang tranh chấp, chiếm giữ và tuyên bố chủ quyền, như trên bãi cạn Scarborogh).
Thứ hai là dùng Philipines, quốc gia duy nhất trong ASEAN có hiệp ước an ninh với Mỹ ký năm 1951, để nắn gân Mỹ, nắm khả năng can thiệp của Mỹ trên Biển Đông. Đụng đến Philipines mà Mỹ vẫn "thực dụng", làm ngơ thì đụng vào các nước khác, Mỹ còn "thực dụng" như nào thì đã rõ, là thông điệp mà Trung Quốc muốn chuyển đến cho các nước có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.
Lý do cuối cùng là Philipines như "bình rượu ngon và dễ mua" để thỏa mãn cơn say khát của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hiếu chiến Trung Quốc bất cứ lúc nào. Đồng thời, bằng cách "khẩu chiến" và đe dọa Philippines, chính quyền Trung Quốc có thể tạo hình ảnh cứng rắn, tinh thần yêu nước nhiệt tình và làm phân tán sự chú ý của dư luận về sự bất ổn nội bộ, "chuyển lửa" ra ngoài.
Tuy nhiên, "con giun xéo lắm cũng quằn", nếu như Trung Quốc thu được kết quả thì Philipines có được bài học là "bảo vệ chủ quyền phải tự mình, đừng mong chờ nước ngoài làm cho điều đó". Philipines trong thời gian gần đây đã không ngừng tăng cường sức mạnh trên không, trên biển để bảo vệ chủ quyền, đặc biệt, sau lưng họ có một thế lực đang "tận tâm, tận lực" hỗ trợ mà Trung Quốc không cần "thử" cũng quá rõ sự nguy hiểm - Nhật Bản, quốc gia châu Á, đầy "duyên nợ đắng cay" với Trung Quốc.
Sự càng ngày càng gần gũi với Nhật Bản của Philipines khiến cho Trung Quốc không còn "đánh vì yêu, mắng vì thương" như trước mà giờ đây mang tính triệt hạ, hằn học.
Với Trung Quốc, Philipines bây giờ chẳng còn gì để mất khi mọi nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho các tranh chấp đã &'kiệt sức", họ chẳng còn gì để nói. Một tình cảnh đáng buồn cho quan hệ của 2 nước, nhưng đáng vui cho quan hệ Nhật Bản - Philipines?.
Theo Đât Viêt
G7 sẽ không ngần ngại gia tăng trừng phạt Nga nếu cần thiết Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, G7 sẽ không do dự nếu các biện pháp trừng phạt là cần thiết. Trong cuộc gặp ngày 30/4, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đang ở thăm Berlin, cùng nói rằng, nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới- G7...