Philippines muốn “tự lực tự cường” đương đầu với Trung Quốc
Cách tốt nhất để đương đầu với Trung Quốc hay bất kỳ ngoại bang nào định xâm lược, Philippines phải thực sự tự lực tự cường, phát triển kinh tế.
Báo GDVN trích dẫn nguồn tin từ trang Inquirer ngày 22/4 cho biết, liên minh Yêu nước mới (Bayan), một tổ chức chính trị cánh tả ở Philippines kêu gọi, muốn chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông thì Manila phải tăng cường các ngành công nghiệp, xây dựng nền kinh tế, tránh xa sự lệ thuộc vào Hoa Kỳ.
“Cách tốt nhất để đương đầu với Trung Quốc hay bất kỳ ngoại bang nào định xâm lược, Philippines phải thực sự tự lực tự cường, phát triển kinh tế, thúc đẩy chương trình công nghiệp hóa của mình”, Renato Reyes, Tổng thư ký Bayan nói.
Một nền kinh tế phát triển và các ngành công nghiệp mạnh sẽ giúp Philippines tăng khả năng phòng thủ và sức mạnh quân sự, Renato Reyes nói với đám đông biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc ở Manila.
Người Philippines biểu tình phản đối Bắc Kinh leo thang trên Biển Đông trước lãnh sự quán Trung Quốc.
Reyes ủng hộ việc chính phủ Philippines khởi kiện đường lưỡi bò bất hợp pháp mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông, đồng thời lên án các hoạt động quân sự của Bắc Kinh trên vùng biển này.
Video đang HOT
“Tuyên bố của Trung Quốc với cái gọi là đường chín đoạn rõ ràng đi ngược lại những quy ước quốc tế. Yêu sách của Trung Quốc đòi chủ quyền tới 90% diện tích Biển Đông là điều không thể chấp nhận.”
Ông cho rằng một chiến thắng hợp pháp của Philippines trước Hội đồng Trọng tài do Tòa án Quốc tế về Luật Biển thành lập để thụ lý vụ kiện đường lưỡi bò sẽ nâng cao giá trị yêu sách của Manila, đồng thời cũng có lợi cho các bên liên quan có yêu sách ở Biển Đông.
Mới đây, ngày 2/4, Philippines tuyên bố sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia, bao gồm nền kinh tế, trước nguy cơ TQ trả đũa vụ Manila kiện Bắc Kinh ra Tòa án LHQ.
Tuổi Trẻ trích dẫn nguồn tin từ báo Daily Inquirer cho biết, Bộ trưởng Viễn thông Philippines Herminio Coloma khẳng định: “Nghĩa vụ của Chính phủ là bảo vệ quyền lợi của người dân và đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế”.
Tuyên bố trên được đưa ra một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc đe dọa Philippines “sẽ phải đối mặt với hậu quả vì hành vi khiêu khích”.
Bộ trưởng viễn thông Philippines Herminio Coloma
Ông Coloma cũng cho rằng việc Manila kiện Bắc Kinh ra tòa án trọng tài quốc tế để phản đối việc Trung Quốc đòi chiếm trọn Biển Đông sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến quan hệ hai nước. Ông nhấn mạnh quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh vượt ra ngoài phạm vi Biển Đông.
Hiện Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Philippines. Năm ngoái, xuất khẩu Philippines sang Trung Quốc đạt 746 triệu USD, nhập khẩu từ Trung Quốc vào Philippines lên đến 671 triệu USD.
Một số quan chức Philippines dự đoán Trung Quốc có thể sẽ hạn chế thị thực và dòng người nhập cư Philippines vào nước này. Khi Manila và Bắc Kinh đối đầu ở bãi cạn Scarborough năm 2012, Trung Quốc đã cấm nhập chuối từ Philippines.
Theo Báo Đất Việt
Nga: Chúng tôi sẽ tìm cách cho Kiev hiểu ý nguyện của nhân dân
Ngày 16-4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Moscow hy vọng rằng Kiev sẽ không sử dụng quân đội chống nhân dân và sẽ tìm mọi cách để Ukraine hiểu được nguyện vọng của nhân dân.
Ngày 16-4, Ngoại trưởng Nga cho biết, Moscow sẽ tìm cách ổn định tình hình và tìm cách để ban lãnh đạo Kiev tôn trọng ý kiến và nguyện vọng của nhân dân phía đông nam ...
Đồng thời ông cũng kêu gọi Ukraine ngay lập tức tham gia đàm phán để xoa dịu tình hình, chứ không cố gắng gia tăng căng thẳng thông qua việc sử dụng các cơ quan thực thi pháp luật, đặc biệt sử dụng quân đội - một hành động trái với những quy định trong hiến pháp Ukraine.
Cũng trong ngày hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ông bày tỏ quan điểm với vị nguyên thủ của Đức là "sự leo thang mạnh xung đột ở Ukraine, trên thực tế sẽ đưa nước này đến bên bờ vực của cuộc nội chiến".
Theo bộ phận báo chí của điện Kremlin, tuy Thủ tướng Merkel và Tổng thống Putin đã "có ý kiến khác nhau khi đánh giá về tình hình ở Ukraine" nhưng 2 bên cũng thống nhất ý kiến về tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề ổn định kinh tế Ukraine, cũng như việc bảo đảm cung ứng và vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu.
Người biểu tình ủng hộ Nga ở miền đông Ukraine
Trong mấy ngày qua, Cơ quan di trú liên bang (FMS) của Nga tiếp tục ghi nhận dòng chảy công dân Ukraine chạy sang Nga và tuyên bố về những triệu chứng của một thảm họa nhân đạo ở đất nước này.
Theo người đứng đầu FMS Konstantin Romodanovsky, trong hai tháng qua, số lượng công dân Ukraine gửi đơn xin cấp cơ chế tình trạng bất kỳ để lưu trú dài hạn ở Nga ngày càng gia tăng. Hiện FMS đang tiến hành tham khảo ý kiến về vấn đề này với Cao ủy LHQ về người tị nạn.
Trong một động thái khác, ứng cử viên tổng thống Ukraine, lãnh đạo đảng "Tổ quốc" Yulia Tymoshenko đang thành lập "Phong trào kháng chiến" chống Nga. Mục tiêu của phong trào là "chống lại sự xâm lược của Nga". Đồng thời các thành viên của "phong trào kháng chiến" này sẽ có quyền sử dụng vũ khí.
"Hôm nay tôi công bố về việc thành lập Phong trào kháng chiến quốc gia chống Nga xâm lược. Tại tất cả các tỉnh, huyện, thành phố sẽ thiết lập các điểm huy động đặc biệt, cho phép tất cả mọi người tham gia trong việc bảo vệ đất nước" - bà Yulia Tymoshenko cho biết tại một cuộc họp báo ở Kiev.
Theo ANTD
Nga khẳng định không muốn chiếm miền đông và nam Ukraine Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 11.4 cho biết Nga không muốn chiếm miền đông và miền nam Ukraine, đồng thời bác bỏ cáo buộc cho rằng có sự hiện diện binh sĩ và điệp viên Nga ở hai miền này. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov - Ảnh: AFP Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Nga Rossiya, ông Lavrov cho biết...