Philippines muốn sử dụng thiết bị quân sự Mỹ để bảo vệ biển
Philippines hôm nay 12/8 cho hay nước này sẽ yêu cầu được sử dụng thêm các tài sản quân sự của Mỹ nhằm bảo vệ lãnh hải của nước này, khi đàm phán về mở rộng một thỏa thuận quân sự với Mỹ bắt đầu vào tuần này.
Philippines làm lễ tiếp nhận chiếc tàu chiến BRP Ramon Alcaraz mua của Mỹ vào ngày 6/8 vừa qua.
Theo Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario, hai đồng minh lâu năm Mỹ-Philippines đã nhất trí về nguyên tắc cho phép sự hiện diện lớn hơn của quân đội Mỹ trên đất Philippines.
Ông cũng cho hay các cuộc đàm phán mở rộng thỏa thuận quân sự giữa hai nước sẽ tập trung vào các quy định cho sự hiện diện lớn hơn của quân đội Mỹ và Philippines muốn thỏa thuận sẽ giúp xây dựng khả năng phòng thủ của Philippines.
“Chúng tôi đã sẵn sàng dùng mọi nguồn lực, nhằm kêu gọi mọi đồng minh, làm những gì cần thiết, để bảo vệ những gì của chúng tôi, đảm bảo an ninh cho đất nước và giữ an toàn cho người dân của chúng tôi”, ông cho hay.
Philippines hiện đang tìm kiếm sự giúp đỡ lớn hơn từ đồng minh Mỹ trong bối cảnh tranh chấp biển đảo với đối thủ Trung Quốc trên Biển Đông ngày càng tăng nhiệt.
Trong khi khẳng định không đứng về phía bên nào trong cuộc tranh chấp, nhưng Mỹ đang tìm kiếm tái xây dựng dấu chân quân sự của mình ở Philippines. Đây là một phần trong chiến lược “xoay trục” sang châu Á của Tổng thống Mỹ Obama.
Philippines từng là nơi đồn trú của hàng chục ngàn binh sỹ Mỹ tại hai căn cứ ở bắc Manila. Nhưng quân Mỹ đã buộc phải rời đi vào năm 1992 khi Thượng viện bỏ phiếu chấm dứt hợp đồng cho thuê của họ do thái độ bài Mỹ tăng cao.
Video đang HOT
Nhưng vào năm 1999, hai bên đã ký thỏa thuận với, cho phép lính Mỹ trở lại Philippines tham gia tập trận chung. Chính vì vậy mà hàng ngàn lính Mỹ đều đặn “đổ” về Philippines trong thời gian có tập trận.
Lực lượng đặc nhiệm của Mỹ cũng luân phiên tới miền nam Philippines kể từ năm 2002 nhằm giúp binh sỹ sở tại chống chiến binh có liên hệ với al-Qaeda. Song quân số lớn nhất được cho là không vượt quá khoảng 600.
Giới chức Philippines cho biết thỏa thuận mới sẽ dọn đường cho các cuộc tập trận chung thêm giữa hai nước.
Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Pio Lorenzo Batino hôm nay 12/8 cho biết với các phóng viên trong một cuộc họp báo rằng, các cuộc thảo luận mới cũng sẽ nhằm cho phép “tái bố trí” tài sản quân sự Mỹ trở lại các căn cứ Philippines.
Đổi lại, theo ông, Philippines muốn dùng các tài sản này để hỗ trợ bảo vệ lãnh hải của mình. Tuy nhiên ông không đề cập cụ thể đến cuộc tranh chấp với Trung Quốc.
“Chúng tôi tin rằng những thiết bị này của Mỹ, mà chúng tôi sẽ nhất trí tạm thời được cho triển khai, có thể hỗ trợ khả năng của quân đội Philippines trong việc thực hiện các sứ mệnh ở những khu vực chủ chốt của ngành an ninh biển, nhận thức về biển và cứu trợ nhân đạo, thảm họa”, ông Batino cho hay.
“Chúng tôi sẽ yêu cầu điều đó”, ông cho biết, khi được hỏi liệu Philippines có muốn sử dụng “phần cứng” quân sự của Mỹ.
Cuộc đàm phán bắt đầu vào ngày thứ tư tới tại Manila. Giới chức Philippines cho hay họ muốn hoàn tất thỏa thuận này trong năm nay.
Theo Dantri
Nga chính thức cho Snowden tị nạn 1 năm
Hôm nay (1/8), cựu điệp viên CIA Edward Snowden đã chính thức rời khu vực quá cảnh sân bay Sheremetyevo, Mátxcơva để vào lãnh thổ Nga sau khi được cho phép tị nạn với thời hạn 1 năm.
Ảnh chụp giấy chứng nhận tị nạn của Snowden
Thông tin trên được luật sư Anatoly Kucherena, đại diện pháp lý của Snowden công bố với báo giới tại sân bay Sheremetyevo. Sau đó Cơ quan di trú liên bang Nga cũng đã xác nhận.
"Snowden đã rời sân bay Sheremetyevo. Cậu ấy vừa mới được trao một giấy chứng nhận rằng cậu ấy được cấp quy chế tị nạn tạm thời tại Nga trong thời gian 1 năm", ông Kucherena khẳng định với hãng tin AFP.
"Tôi vừa mới đưa cho cậu ấy các giấy tờ từ Cơ quan di trú liên bang Nga. Đó là những gì cậu ấy cần để rời khỏi khu vực quá cảnh của sân bay", ông Kucherena cho biết thêm.
Đồng thời vị luật sư cũng trưng ra trước báo giới một bản photocopy giấy thông hành của Snowden. Theo nội dung trong tài liệu này, công dân Mỹ đang bị truy nã được phép ở lại Nga ít nhất tới ngày 31/7/2014. Sau đó thời gian tị nạn của cựu điệp viên này có thể được gia hạn hàng năm nếu có yêu cầu.
Theo kênh RT của Nga, với tình trạng pháp lý mới được trao tại Nga, Snowden sẽ không thể bị trao cho giới chức Mỹ ngay cả khi Washington có gửi yêu cầu chính thức. Cựu điệp viên này chỉ có thể được đưa sang Mỹ nếu tự nguyện muốn điều đó.
Các nguồn tin tại sân bay trên cho biết Snowden rời đi vào khoảng 11 giờ 30 (giờ GMT). Khoảng sau đó 30 phút thông tin về việc công dân Mỹ này được chính quyền Nga cho tị nạn mới chính thức được công bố.
Địa điểm hiện tại của Snowden chưa được công bố và sẽ không được tiết lộ, ông Kucherena cho biết thêm.
"Cậu ấy hiện là người bị truy lùng gắt gao nhất trên thế giới và sự an toàn của cậu ta sẽ là ưu tiên hàng đầu. Cậu ấy sẽ tự đương đầu với các vấn đề an ninh và cư trú. Tôi sẽ chỉ tư vấn cho cậu ấy với tư cách một luật sư", Kucherena khẳng định.
Snowden cũng có ý định gặp gỡ báo giới tại Nga nhưng cần có ít nhất một ngày riêng tư. Trước đó người này đã rời sân bay mà không có ai đi cùng trên một chiếc taxi thông thường, luật sư này cho biết thêm.
Tuy vậy, sau đó phía WikiLeaks khẳng định nhà hoạt động của họ là Sarah Harrison đã đi cùng cựu nhân viên của CIA.
Yuri Ushakov, một người thân cận với Tổng thống Nga Putin khẳng định nước này tin tưởng diễn biến mới nhất liên quan đến Snowden sẽ không ảnh hưởng tới chuyến thăm Mátxcơva của Tổng thống Mỹ Obama sắp tới.
"Chúng tôi đều biết bầu không khí được tạo ra tại Mỹ liên quan đến Snowden, nhưng chúng tôi không nhận được bất kỳ tín hiệu nào (về khả năng hủy chuyến thăm) từ các nhà chức trách Mỹ", ông Yuri Ushakov khẳng định với hãng tin RIA Novosti.
Snowden, một cựu nhân viên CIA và nhà thầu của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA), đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới sau khi tiết lộ các tài liệu mật về hệ thống theo dõi điện tử hàng loạt của chính phủ Mỹ và các đồng minh nước ngoài, những người hợp tác với Washington.
Snowden đã trốn trong một khách sạn tại Hồng Koong khi lần đầu lộ diện hồi tháng 5. Trước áp lực lớn từ Mỹ yêu cầu Bắc Kinh và chính quyền đặc khu hành chính này dẫn độ, Snowden đã bay sang Mátxcơva hôm 23/6.
Đây ban đầu được dự định là nơi trú chân tạm thời, bởi cựu điệp viên này được tin là có ý định tới Ecuador qua ngả Cuba. Tuy nhiên cuối cùng Snowden đã mắc kẹt tại sân bay Sheremetyevo do bị chính phủ Mỹ hủy hộ chiếu. Việc này khiến nghi phạm bị chính phủ Mỹ cáo buộc tội làm gián điệp bị mắc kẹt tại sân bay.
Trong tháng 7, Snowden đã xin tị nạn tạm thời tại nga, một quy chế cho phép anh có thể sống và làm việc tại đây trong vòng 1 năm. Trước đó luật sư Kucherena còn từng tiết lộ việc cựu điệp viên này đang cân nhắc trở thành công dân Nga và tạo dựng cuộc sống mới tại đây.
Theo Dantri
Ai Cập điều tra cựu Tổng thống Morsi Trong khi thủ tướng mới của Ai Cập đang tiến gần đến việc thành lập một chính phủ mới, cơ quan công tố nước này đã tuyên bố điều tra những cáo buộc chống lại cựu Tổng thống Morsi để chuẩn bị khởi tố hình sự. Quân đội Ai Cập giám sát những người biểu tình tại Cairo Trong ngày hôm qua, thủ...