Philippines muốn Mỹ tăng hiện diện quân sự
Các quan chức Mỹ và Philippines sẽ gặp nhau tuần này để bàn về việc mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại quốc đảo Đông Nam Á, trong bối cảnh Manila và Bắc Kinh có căng thẳng liên quan tới tuyên bố chủ quyền trên biển.
Tàu hải quân Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung mùa hè năm nay, khi tình trạng bế tắc diễn ra ở bãi đá tranh chấp Scarborough/Hoàng Nham gây căng thẳng khu vực. Ảnh: US Navy
Các cuộc gặp tại Manila trong hai ngày tới sẽ đặc biệt tập trung vào những vấn đề khu vực và quốc phòng, AFP dẫn lời Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Philippines phụ trách các vấn đề về Mỹ, Carlos Sorreta nói hôm nay.
“Điều quan trọng nhất trong chương trình nghị sự là sự hiện diện xoay vòng ngày một nhiều hơn của quân đội Mỹ tại Philippines”, ông Sorreta cho hay. Điều này có liên quan tới việc binh sĩ và chiến hạm của Mỹ ghé qua Philippines để huấn luyện và diễn tập, một việc làm nhằm tránh lệnh cấm thiết lập các căn cứ quân sự nước ngoài ở quốc đảo này.
Theo ông Sorreta, các cuộc gặp với các trợ lý bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của Mỹ không liên quan tới tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông. Nhưng, quan chức này cũng cho hay, với trọng trách đối với người dân và an ninh của họ, những đại diện của phía Philippines sẽ rất khó để không đề cập tới vấn đề Biển Đông.
Video đang HOT
Sorreta nói rằng Trung Quốc không cần phải lo âu vì nỗ lực cải thiện các mối quan hệ Philippines – Mỹ. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng “có hay không có Mỹ thì Philippines cũng vẫn duy trì quan điểm của mình”.
Quan chức hai nước sẽ bàn về việc tăng số lần ghé thăm của các binh sĩ, chiến hạm và phi cơ Mỹ, đồng thời tăng cường viện trợ quốc phòng Mỹ cho quân đội vốn được trang bị yếu kém của Philippines. Các trao đổi cũng sẽ nhắm vào việc huấn luyện nhiều hơn cho binh sĩ Philippines và sự giúp đỡ lớn hơn trong các vấn đề nhân đạo cũng như giảm nhẹ thiên tai.
Một lực lượng luân phiên gồm 600 lính đặc nhiệm Mỹ vẫn đồn trú tại miền nam của Philippines kể từ năm 2002, để giúp huấn luyện các binh sĩ địa phương trong việc chiến đấu với những phiến quân Hồi giáo.
Philippines theo đuổi việc đẩy mạnh quan hệ với Mỹ trong những năm gần đây, sau khi Trung Quốc ngày một tỏ ra cứng rắn trong việc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông. Hồi tháng 10, một quan chức Philippines nói một căn cứ hải quân cũ của Mỹ tại nước này có thể đóng vai trò chủ chốt như một trung tâm của các chiến hạm Mỹ, khi Washington dần tăng sự hiện diện quân sự tại châu Á – Thái Bình dương.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines nóng dần lên từ đầu tháng 4, sau khi tàu của hai nước có vụ chạm mặt tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Cả Bắc Kinh và Manila cùng tuyên bố chủ quyền với bãi đá không người sinh sống này.
Theo VNE
Binh sĩ Mỹ ở Nhật bị cấm uống rượu sau hàng loạt bê bối
Các binh sĩ Mỹ đồn trú tại Okinawa, Nhật Bản, bị cấm uống rượu bên ngoài căn cứ sau hàng loạt những bê bối, bao gồm vụ lính Mỹ hiếp dâm một phụ nữ.
Theo lệnh cấm này, tất cả binh sĩ và nhân viên thuộc lực lượng Mỹ đồn trú tại Nhật không được phép uống rượu bia ngày lẫn đêm tại các nhà hàng, nhà bạn bè hay bất kỳ nơi nào bên ngoài doanh trại, hãng tin Kyodo ngày 2.12 dẫn lời các quan chức quốc phòng Mỹ.
AFP cho biết chỉ có duy nhất một ngoại lệ là họ được uống rượu bia tại nhà riêng của mình.
Các quan chức quốc phòng Mỹ cũng sẽ tiến hành những cuộc thanh tra bất ngờ đối với những ai vừa rời doanh trại nhằm đề phòng họ lén uống rượu bia.
Lực lượng Mỹ ở Nhật Bản hiện đang áp dụng lệnh giới nghiêm từ 23 giờ đến 5 giờ sáng sau khi hai binh sĩ Mỹ bị bắt vì tình nghi hiếp dâm một phụ nữ ở đảo Okinawa hồi tháng 10.2012.
Một căn cứ quân sự của Mỹ tại Okinawa - Ảnh: AFP
Nếu muốn đi ra ngoài thì các binh sĩ không được phép đi một mình mà phải có người đi cùng.
Theo AFP, mặc dù có lệnh giới nghiêm nhưng nhiều lính Mỹ vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật, chẳng hạn mới đây hai lính Mỹ ở Nhật lái xe ra ngoài trong tình trạng say xỉn.
Các vụ bê bối của lính Mỹ ở Nhật xảy ra trong lúc người dân Nhật biểu tình phản đối việc Mỹ triển khai máy bay Osprey tại nước này do lo ngại về độ an toàn của nó.
Theo AFP, vụ các binh sĩ Mỹ hiếp dâm tập thể một phụ nữ ở Okinawa hồi năm 1995 đã gây ra những làn sóng biểu tình phản đối giận dữ, dẫn đến việc Mỹ - Nhật thỏa thuận cắt giảm hiện diện quân sự Mỹ tại Okinawa.
Theo TNO
Trung Quốc bác tin phi cơ tàu sân bay ăn cắp công nghệ Trung Quốc hôm 29.11 bác bỏ thông tin cho rằng, chiến đấu cơ trên tàu sân bay nước này ăn cắp mô hình của nước ngoài và sẽ làm cho Bắc Kinh quyết đoán hơn trong việc giải quyết tranh chấp trên biển với các nước láng giềng. Một máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc trên boong tàu sân bay Liêu...