Philippines muốn mua tàu ngầm để đối phó với Trung Quốc
Philippines đang tìm cách mua ba chiếc tàu ngầm, theo một quan chức hải quân cấp cao của Philippes cho hay.
Theo tin tức từ nhiều hãng truyền thông địa phương dẫn lời ông Caesar Taccad, phó tư lệnh hải quân Philippes, hải quân nước này bắt đầu các công việc cơ bản để xây dựng một hạm đội tàu ngầm.
Nguồn tin dẫn lời ông Taccad nói, cần rất nhiều thời gian chuẩn bị, cũng như nhân lực và công nghệ để vận hành lực lượng tàu ngầm. Ông cũng cho biết, Philippines có thể sẽ mua các tàu ngầm trong vòng 10 năm kể từ hiện tại.
Ông Taccad cũng tiết lộ rằng Hải quân Phiippines đã thành lập một cơ quan tàu ngầm trợ giúp cho tiến trình này vào năm ngoái. Chuẩn đô đốc cho biết, Philippines vẫn muốn mua ít nhất 3 chiếc tàu ngầm nhưng các hạn chế tài chính có thể chỉ cho phép mua hai chiếc.
Ông giải thích: “Nếu bạn không đủ điều kiện cho ba chiếc, có hai chiếc giống như việc có hai tàu khu trục nhỏ và hai tàu vách biển chiến lược để chúng có thể thay thế nhau trong quá trình bảo trì. Nếu bạn chỉ mua một cái và cứ tiếp tục dùng nó, nó sẽ chỉ sử dụng được trong 5 năm.”
Video đang HOT
Giữa bối cảnh tranh chấp hiện nay với Trung Quốc về những tuyên bố chồng lấp trên biển Đông, Philippines đã chi 925 triệu USD để hiện đại hóa nền tảng quân sự từ khi Tổng thống Benigno Aquino lên nắm quyền vào năm 2010. Vẫn là một trong những sức mạnh quân sự yếu nhất trong khu vực, Tổng thống Aquino vào cuối năm ngoái đã cam kết chi thêm 2,01 tỉ USD để hiện đại hóa lực lượng quốc phòng của đất nước vào năm 2017.
Nhiều trong số này, bao gồm các tàu ngầm sẽ là nền tảng chống lại Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. Ông Taccad giải thích tại cuộc họp báo: “Chúng tôi cần các tàu ngầm cho mục tiêu ngăn cản.”
Philippines không phải là quốc gia duy nhất ở châu Á muốn phát triển các tàu ngầm. Nhật Bản từ lâu đã có một hạm đội ngầm có năng lực, và họ đang trong giai đoạn mua 10 tàu ngầm lớp-Soryu. Có khả năng lớn Australia sẽ mua các tàu ngầm lớp Soryu từ Tokyo. Hàn Quốc cũng có một hạm đội ngầm, và đang phát triển nhanh chóng. Đài Loan cũng muốn mua các tàu ngầm mới.
Trước động thái của Philippines, vùng nước Đông Nam Á đang ngày càng đông đúc với các hạm đội tàu ngầm khác nhau qua nhiều năm. Ngoài ba quốc gia Singapore, Malaysia, Indonesia, Việt Nam cũng chi 2,6 tỉ USD để có được 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga.
Theo Người Đưa Tin
Nước nào nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới?
Saudi Arabia vượt qua Ấn Độ để trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong năm 2014.
Theo đó, Saudi Arabia tăng 54% chi tiêu quốc phòng lên mức 6,5 tỉ USD, trong khi Ấn Độ chi 5,8 tỉ USD. Số liệu này được IHS, cơ quan phân tích hàng đầu về thương mại vũ khí toàn cầu, công bố ngày 8.3.
Saudi Arabia đang xây dựng kho vũ khí của mình trong bối cảnh lo ngại về sự dịch chuyển địa chính trị tại Trung Đông, khi Mỹ đang tìm kiếm sự giúp đỡ trong cuộc chiến chống IS - ông David Cortright, giám đốc nghiên cứu chính sách Đại học Notre Dame, Viện nghiên cứu hoà bình quốc tế Kroc, cho hay.
Nước nào nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới?
Các nhà đàm phán đang tiến gần tới một thoả thuận nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của Iran và dỡ bỏ trừng phạt với nước này, theo đó sẽ mở ra những cơ hội mới phát triển kinh tế, đồng thời đe doạ mối quan hệ lâu đời giữa Saudi Arabia và Mỹ.
Người hưởng lợi lớn nhất khi thị trường Trung Đông lớn mạnh là Mỹ. Năm ngoái, Mỹ xuất khẩu 8,4 tỉ USD vũ khí tới khu vực này, tăng so với 6 tỉ USD trong năm 2013. Saudi Arabia và UAE nhập khẩu tổng cộng 8,7 tỉ USD vũ khí trong năm ngoái, cao hơn tất cả các nước Tây Âu.
Tăng cường mua sắm vũ khí có thể là một trong số nhiều cách để chính phủ Saudi nhắc nhở Mỹ về tầm quan trọng của mối quan hệ đồng minh, bởi các hợp đồng quân sự đồng nghĩa với việc làm. Boeing, Lockheed Martin và Raytheon, tất cả đều của Mỹ, là các nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất năm 2014.
Saudi Arabia cũng lo ngại về sự lớn mạnh của IS và đang hợp tác với liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu.
Trên toàn cầu, thương mại về vũ khí quân sự tăng năm thứ 6 liên tiếp trong năm 2014. Nhập khẩu vũ khí trên toàn thế giới tăng từ 56 tỉ USD lên 64,4 tỉ USD trong 6 năm qua.
Mỹ vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất, đạt 23,7 tỉ USD. Theo sau là Nga 10 tỉ USD, Pháp, Anh, Đức, Ý, Israel, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Canada.
Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai trong năm 2014, tiếp theo là Trung Quốc, UAE, Đài Loan (Trung Quốc), Australia, Hàn Quốc, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Lao Động
Tàu sân bay siêu khủng của Nga có thể chỉ là món đồ chơi tỷ đô? Tư lệnh Hải quân Nga đã xác nhận rằng Kremlin đang đóng tàu sân bay thứ 2. Liệu con tàu này có thực sự cần thiết đối với Nga? Tạp chí Diplomat (Nhật Bản) đăng bài viết bình luận về thông tin Nga đóng tàu sân bay mới. Dưới đây là nội dung bài viết: Nga tuyên bố đóng siêu tàu sân bay...