Philippines muốn đàm phán chính thức với Trung Quốc
Đó là tuyên bố của “người phá băng” – cựu tổng thống Philippines Fidel Ramos sau cuộc gặp với thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh khi đang ở Hong Kong thăm dò các giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông.
Ông Ramos trao đổi với các phóng viên ở Hong Kong ngày 9-8 – Ảnh: Reuters
Reuters ngày 12-8 dẫn tuyên bố chung có chữ ký của ông Ramos và bà Phó cho biết “cuộc nói chuyện không chính thức giữa chúng tôi tập trung vào việc cần thiết phải trao đổi nhiều hơn nữa để xây dựng niềm tin và sự tin tưởng nhằm giảm thiểu căng thẳng và mở đường cho hợp tác”.
Tuyên bố cũng nói thêm rằng Trung Quốc rất hoan nghênh ông Ramos đến thăm Bắc Kinh với tư cách đặc sứ của đương kim tổng thống Rodrigo Duterte. Ngoài ra, Bắc Kinh và Manila sẽ tìm cách thúc đẩy hợp tác đánh cá, bảo tồn hàng hải, du lịch nhưng không đưa ra mốc thời gian cụ thể để đàm phán.
“Đó cũng không phải là một đột phá thực sự bởi ở Hong Kong chẳng có băng để mà phá nhưng cá chúng tôi ăn được nấu rất ngon” – ông Ramos nói đùa đầy ẩn ý.
Tuyên bố của họ không nhắc đến phán quyết của tòa trọng tài The Hague hồi tháng trước. Cựu tổng thống Ramos cho biết cả hai không nói về vấn đề chủ quyền mà chỉ trao đổi về quyền đánh cá bình đẳng.
Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp
Trước đó một ngày, Philippines đã cùng với Nhật Bản lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp trên Biển Đông.
“Chúng tôi đã thống nhất rằng trong việc theo đuổi giải pháp cho xung đội trên vùng hàng hải này thì điều quan trọng là chúng ta phải căn cứ vào luật pháp và dụng đến các phương pháp hòa bình chứ không phải vũ lực hay bắt nạt – Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida nói sau cuộc gặp với người đồng cấp Philippines Perfecto Yasay tại thành phố Davos – Chúng tôi hối thúc Trung Quốc đảm bảo rằng an ninh hàng hải và luật lệ phải được tôn trọng tuyệt đối”.
Video đang HOT
Theo AFP, hai ngoại trưởng đã cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy an ninh hàng hải. “Chúng tôi có chung trải nghiệm trên Biển Đông và Hoa Đông về khía cạnh các hành động sử dụng vũ lực, dọa dẫm, khiêu khích để khẳng định tuyên bố giành lãnh thổ của mình” – ông Yasay nhấn mạnh.
Ông Kishida cho biết dù Tokyo không phải là bên tranh chấp trên Biển Đông nhưng sẽ hợp tác với các nước có liên quan để tìm một giải pháp hòa bình cho khu vực và cam kết sẽ giúp Philippines nâng cao năng lực hàng hải. Những chiếc tàu tuần tra mà Nhật đã hứa với cựu tổng thống vừa mãn nhiệm Benigno Aquino sẽ đến Manila vào tháng này.
Nga cảnh báo nguy cơ
Trong khi đó hãng thông tấn Tass của Nga vừa dẫn lời nhà nghiên cứu phương đông Aleksey Maslov của Nga nhận định về căn nguyên của tranh chấp, cho biết thêm rằng Bắc Kinh cũng muốn thâu tóm các quần đảo trên Biển Đông để kiểm soát tuyến vận chuyển dầu từ Vịnh Ba Tư đến nước này.
Theo ông Maslow, dù Washington ngoài mặt bày tỏ lo ngại với việc các nước bắt chước Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông nhưng trong lòng lại muốn thấy Bắc Kinh bị bao vây bởi các rắc rối. Chính tổng thống Mỹ Barack Obama đã cho phép bán các vũ khí mới nhất cho các nước trong khu vực.
Phó giám đốc Aleksandr Khramchikhin của Viện nghiên cứu quân sự và chính trị của Matxcơva khẳng định tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông không yếu hơn Trung Quốc.
“Không một quốc gia nào ở Đông Nam Á sẵn sàng chiến tranh với Trung Quốc hay Mỹ cũng không đối đầu quá đà với Bắc Kinh. Nhưng sẽ ra sao nếu một bên trong xung đột có hành động bất cẩn và vô ý phóng tên lửa? Nó có thể khơi mào chiến tranh” – ông Khramchikhin lo ngại.
Ông Maslow cũng cho rằng chạm trán và giao tranh nhằm thực hiện quyền tài phán trên các quần đảo sẽ gây ra một cuộc xung đột vũ trang. “Nếu điều đó xảy ra, Mỹ có thể đưa Hạm đội Thái Bình Dương đến khu vực. Xung đột sẽ bị quốc tế hóa và trong trường hợp đó Trung Quốc sẽ đối mặt với một lựa chọn khó nhằn hơn” – ông Maslow nhận định.
Hãng tin Jiji của Nhật Bản cho biết thêm Tokyo đã đang có kế hoạch tăng cường các đặc phái quốc phòng ở Philippines và Việt Nam từ tài khóa 2017 để tăng cường hợp tác quân sự với hai quốc gia đông nam Á này.
Hãng này dẫn các nguồn tin cho biết kế hoạch nhắm đến việc tăng cường hợp tác quốc phòng thông qua việc chia sẻ thông tin cũng như thu thập thông tin về các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại khu vực. Ngoài ra, nó cũng có thể được coi như một lời cảnh báo của Nhật đối với Trung Quốc vốn đang tăng cường các hoạt động khiêu khích xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo kiểm soát.
Theo Tuổi Trẻ
Báo Trung Quốc: 7 lý do không được phép đánh giá thấp Việt Nam
Giới lãnh đạo Trung Quốc không được phép đánh giá thấp khả năng huy động sức mạnh tổng lực của Việt Nam khi chủ quyền quốc gia bị đe dọa và việc gây sự trên Biển Đông của Trung Quốc là nước cờ sai lầm chiến lược.
Ngày 2/5/2014, Trung Quốc đã kéo và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Không dừng lại ở đó vào cuối tháng Năm đầu tháng Sáu Trung Quốc lại kéo thêm bốn giàn khoan nữa ra Biển Đông. Rất nhiều các phương tiện truyền thông Trung Quốc không chỉ bưng bít sự thật về những chứng cứ của Việt Nam về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà phương tiện truyền thông và các tướng lĩnh Trung Quốc còn đưa lên những lời lẽ hô hào cổ vũ một cách mù quáng cho những hành động hung hăng, hiếu chiến, gây hấn với các nước láng giềng trong khu vực Biển Đông. Họ quên đi rằng hành động đó, nhất là hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam chính là hành động tự thắt cái thòng lọng cho sự phát triển của Trung Quốc.
Ngày 9/7, tờ Hexun đã có bài viết nhắc nhở giới lãnh đạo Trung Quốc không được phép đánh giá thấp khả năng huy động sức mạnh tổng lực của Việt Nam khi chủ quyền quốc gia bị đe dọa và bài báo đã khẳng định rằng việc gây sự trên Biển Đông của Trung Quốc là nước cờ sai lầm chiến lược.
Mở đầu bài báo, tờ Hexun đã điểm qua những phát ngôn và hành động mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo Việt Nam như Thủ tướng, Chủ tịch nước và còn "cẩn thận" trích dẫn những phát ngôn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc tiếp xúc cử tri.
Điều này cho thấy lập trường của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong vấn đề chủ quyền đối với Biển Đông và đặc biệt là với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là rất cứng rắn, tờ Hexun viết.
Để tiếp tục bài viết của mình, Hexun nếu ý kiến cho rằng, hành động cố tình tạo ra căng thẳng và gây rối ở Biển Đông hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc. Bên cạnh các "đối thủ của Trung Quốc" như Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác thì các nước Đông Nam Á cũng đã có nhiều hành động biểu thị sự đoàn kết và ủng hộ Việt Nam kể từ sau sự kiện ngày 2/5 (Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam). Thậm chí, ngay cả những quốc gia thường thể hiện lập trường "trung lập" gần đây cũng đã lên tiếng ủng hộ Việt Nam.
Cùng với đó, bài báo đã nêu ra 7 luận điểm để chứng minh rằng hành động gây sự trên Biển Đông sẽ chỉ mang lại sự thiệt hại to lớn đối với Trung Quốc.
Thứ nhất, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tuyên bố rằng, chủ quyền của Việt Nam không có chỗ cho sự thỏa hiệp với Trung Quốc. Cho đến nay Trung Quốc là nước có tuyên bố chủ quyền (bất hợp pháp) đối với gần như toàn bộ vùng Biển Đông, các nước như Phiippines, Brunei, Malaysia, Indonesia tuyên bố chủ quyền đối với một số phần trên Biển Đông, còn Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thứ hai, Việt Nam thông qua việc hợp tác khai thác dầu khí với Nga và các nước phương Tây để nỗ lực thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Đông. Sản lượng khai thác dầu khí trên Biển Đông của Việt Nam khoảng hơn 18 triệu tấn mỗi năm, một số lượng lớn khí đốt cũng như việc phát triển và sử dụng các sản phẩm từ dầu khí cùng với việc trong những thập kỷ gần đây Việt Nam có sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, điều đó đã cho phép Việt Nam có khả năng mua một số lượng lớn các loại trang thiết bị vũ khí tiên tiến từ Nga và Pháp, liệu Trung Quốc có thể còn coi thường Việt Nam?
Thứ ba, trong ba hoặc bốn thập kỷ qua, thông qua việc hợp tác khai thác đầu khí với các nước khác, Việt Nam đã biến tình hình Biển Đông thành một khối vững chắc cùng chung lợi ích - "cộng đồng kinh tế". Các cường quốc thế giới như Nga, Mỹ, khối các nước châu Âu, Nhật Bản, Úc, và thậm chí cả Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, cùng với Việt Nam đã hình thành nên một cộng đồng cùng chung lợi lợi ích và khi có bất ổn thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lợi ích của họ. Trong thời bình, tùy theo mực độ tham gia các cổ phần kinh tế, nhưng khi đến thời điểm quan trọng, khối sẽ liên kết chặt chẽ, tiếp sau đó sẽ tùy theo sự phản ứng của mỗi bên ở cấp độ chính trị hay quân sự. Trên Biển Đông, Việt Nam đã tạo nên một luật chơi, do đó đối với tình hình Biển Đông, Việt Nam không có gì phải lo sợ cả.
Thứ tư, Hoa Kỳ đang thực hiện những nỗ lực một cách mạnh mẽ của chính sách tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây cũng là lúc mà vai trò và vị trí của Việt Nam được coi là hết sức quan trọng, và Việt Nam sẽ hết sức khéo léo vận dụng thời cơ này.
Thứ năm, trên Biển Đông, Việt Nam là nước có sự kiểm soát quần đảo Trường Sa một cách lâu đời và gần như đầy đủ nhất, Việt Nam đã tích cực khẳng định chủ quyền đối với không chỉ quần đảo Hoàng Sa mà ở Trường Sa Việt Nam đã đề phòng sự tấn công của Trung Quốc và gia cố các hệ thống phòng thủ đảo, nhằm củng cố một cách vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia Việt Nam. Thậm chí trong tương lai Việt Nam sẽ yêu cầu Trung Quốc từ bỏ những tuyên bố của họ tại đây.
Thứ sáu, trong nhiều năm qua Việt Nam còn nhập khẩu từ Nga và Pháp... một số lượng lớn các trang thiết bị vũ khí tiên tiến, như việc đặt mua của Nga sáu tàu ngầm lớp Kilo - 636, nhờ Ấn Độ đào tạo các kíp thủy thủ vận hành tàu ngầm. Ngay sau khi có tàu ngầm, Việt Nam có thể hình thành ngay một lực lượng chiến đấu. Đây là một quyết định sáng suốt của các lãnh đạo Việt Nam vì họ đã nhận định được điểm yếu hiện này của hải quân Trung Quốc là khả năng chống ngầm yếu. Khả năng chuẩn đoán chính xác giúp Hà Nội đưa ra được những kế hoạch chiến lược phù hợp.
Thứ bảy, Việt Nam là một quốc gia có khả năng huy động được một cách triệt để nguồn lực sức mạnh của toàn Đảng, toàn Quân và toàn Dân một khi đất nước có chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa Việt Nam là đất nước có một lịch sử hùng tráng trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược, gần đây nhất là đánh Pháp, Nhật, Mỹ và Trung Quốc. Đó là một trong những yếu tố mà Trung Quốc không thể đánh giá thấp.
Điều đáng chú ý, trong tranh chấp Biển Đông hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam, thì Trung Quốc không có được "thiên thời" khi tình hình quốc tế không có lợi cho các hành động của Trung Quốc. Ngoài Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác phản đối, có một số báo nước ngoài đã cho rằng Nga đang âm thầm đứng cạnh Việt Nam và điều đó là không thể nhầm lẫn. Không những thế, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước châu Á khác đang chuẩn bị có những phản ứng cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, không chỉ Myanmar và ngay cả một số nước được cho là đồng minh lâu đời của Trung Quốc cũng đã lên tiếng thể hiện lập trường phản đối Trung Quốc và hỗ trợ Việt Nam.
Tóm lại, nếu Trung Quốc tập trung cuộc chơi chiến lược trên Biển Đông với Việt Nam thì sẽ không chỉ không được gì mà còn thiệt hai nặng nề.
Theo Defencevn
Đã đến lúc trả lại cái tên thực sự cho Biển Đông Biển Đông không thuộc chủ quyền riêng của nước nào, nếu chỉ dựa vào tên biển để khẳng định chủ quyền là không có cơ sở pháp lý. Cần phải thay đổi tên gọi cũ của Biển Đông (South China sea) theo tên quốc tế phù hợp hơn. Từ lâu, vùng Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam có tên tiếng Anh...