Philippines mua 12 máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc
Philippines mua 12 máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc
Philippines dự định sẽ chia 443 triệu USD để mua 12 máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc nhằm tăng cường sức mạnh quân sự trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc diễn ra rất căng thẳng.
Philippines dự định sẽ chia 443 triệu USD để mua 12 máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc nhằm tăng cường sức mạnh quân sự trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc diễn ra rất căng thẳng.
Thứ trưởng Bộ quốc phòng Philippines ông Patrick Velez ngày hôm nay (30/1) cho biết chính phủ nước này dự định thống nhất các điều khoản hợp đồng với công ty hàng không và vũ trụ Hàn Quốc vào cuối tháng 2 tới và hai chiếc máy bay chiến đấu FA-50 đầu tiên trong hợp đồng này sẽ được chuyển giao cho phía Philippines 3 tháng sau đó.
“Ưu tiên hiện đại hóa quân sự đã được đưa ra trước khi xảy ra tranh chấp với Trung Quốc”, Edwin Lacierda, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Benigno Aquino Edwin Lacierda, cho biết. “Chúng tôi không nhằm vào vất kỳ quốc gia cụ thể nào. Đây là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa quân sự của chúng tôi.”
Video đang HOT
Phát ngôn viên Lacierda cho biết lô máy bay chiến đấu FA-50 mua từ Hàn Quốc sẽ được sử dụng trong huấn luyện, ứng phó thiên tai, tự vệ trước các cuộc tấn công của kẻ thù. Philippines không có một máy bay chiến đấu nào kể từ năm 2005, sau khi Manila thải loại máy bay chiến đấu F-5 của Mỹ.
FA-50 là loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ được thiết kế dựa trên máy bay huấn luyện T-50. Công ty hàng không và vũ trụ Hàn Quốc cho biết họ đã ký một hợp đồng trị giá 656 triệu USD để cung cấp 20 máy bay FA-50 cho quân đội nước này vào năm 2014.
Ngoài kế hoạch mua máy bay chiến đấu, Philippines cũng dự định sẽ mua 10 tàu tuần tra bờ biển của Nhật Bản trong giai đoạn từ 2014 đến 2017, nhằm tăng gấp đôi quy mô hạm đội hiện tại của nước này. Đầu tháng này, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida đã cuộc gặp với người đồng nhiệm của Philippines ông Albert del Rosario để tăng cường mối quan hệ giữa 2 nước.
Theo 24h
Nước cờ độc của Nhật: Sửa đổi "Nguyên tắc hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ"
Ngày 17/01 vừa qua, thể theo yêu cầu của Nhật, lần đầu tiên sau 15 năm Nhật và Mỹ đã ngồi vào bàn hội nghị, bàn bạc sửa đổi "nguyên tắc hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ".
Các quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản bày tỏ, Nhật hy vọng từ nay trở đi, cứ 5 năm, 10 năm, 15 năm và xa hơn nữa, lực lượng phòng vệ Nhật Bản và quân đội Mỹ sẽ tiếp tục có những thảo luận để thống nhất quan điểm về môi trường an ninh chung trong các khoảng thời gian tương ứng. Lần sửa đổi nguyên tắc hợp tác phòng vệ này tập trung vào vấn đề quy định phương thức hợp tác giữa quân đội 2 nước trong lãnh thổ Nhật Bản và các khu vực phụ cận, bao gồm cả Senkaku.
Ngoại trưởng Hillary Clinton và ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida
Còn Chính phủ Nhật Bản cho biết, nguyên nhân thúc đẩy Nhật và Mỹ phải sửa đổi nguyên tắc hợp tác phòng vệ là trong 15 năm qua, môi trường an ninh có quá nhiều biến động to lớn, tập trung chủ đạo vào 2 nội dung là sự bành trướng trên biển của Trung Quốc và kế hoạch phát triển tên lửa hạt nhân của Triều Tiên.
Mỹ và Nhật đã tổ chức hội nghị Nhóm công tác lần thứ nhất tại Tokyo, chính thức bắt đầu công tác sửa đổi "Nguyên tắc hợp tác phòng vệ chung Nhật - Mỹ", dự kiến thời gian hoàn thành công tác này khoảng 1 năm hoặc có thể lâu hơn nữa. Theo tiết lộ, nội dung sửa đổi nguyên tắc hợp tác phòng vệ có liên quan chặt chẽ và tương đồng với nguyên tắc ngoại giao "có trọng điểm" và chính sách chuyển dịch trọng tâm an ninh sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.
Ông Nicholas Szecheny, chuyên viên cao cấp thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế của Mỹ cho biết: "nếu các chính sách này được xây dựng lại, hiển nhiên nó sẽ có ảnh hưởng to lớn đến phương thức hợp tác phòng vệ chung giữa lực lượng phòng vệ Nhật Bản và quân đội Mỹ, nhưng vấn đề được quan tâm rộng rãi là liệu chính phủ của ông Shinzo Abe có thực sự muốn &'cắt nghĩa lại' Hiến pháp của Nhật hay không? Lúc đó, Nhật mới có thể thi hành được quyền tự vệ tập thể".
Quân đội Nhật - Mỹ chào cờ trước một cuộc diễn tập
Nếu Nhật Bản công nhận quyền tự vệ tập thể có nghĩa là ngay cả trong trường hợp Nhật không bị tiến công thì họ cũng có quyền trợ giúp phòng vệ cho đồng minh bị uy hiếp. Nhưng từ trước đến nay, Chính phủ Nhật Bản luôn kiên trì giải thích Hiến pháp của họ là Hiến pháp hòa bình, chính điều đó đã ngăn cản không cho phép họ thực hiện cái quyền này.
Thế nhưng hiện nay, chính phủ Nhật nhận thấy, tình thế hiện nay đã khác xa so với 15 năm trước, thời kỳ "các nước láng giềng cùng chung sống hòa bình" đã qua, hiện an ninh quốc gia và chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Nhật đang bị đe dọa nghiêm trọng. Điều này tất yếu làm cho Nhật cũng phải thay đổi quan điểm về hợp tác an ninh trong khu vực, tận dụng triệt để quyền tự vệ của mình.
Song song với tăng cường nội lực, Nhật cần tận dụng tất cả sức mạnh tổng hợp từ những đồng minh thân cận, Nhật đã thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ của mình, vì vậy Nhật có quyền được hưởng những "ưu ái" từ các đồng minh thân thiết, chỉ có thay đổi triệt để lối tư duy cũ mới giúp Nhật bảo vệ được an ninh quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Tokyo mong muốn Washington cùng phòng vệ chứ không chỉ đặt căn cứ quân sự ở đây
Hiện nay, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe hy vọng sẽ đạt được sự đồng thuận về sửa đổi định nghĩa Hiến pháp, từ đó Nhật có thể sửa đổi các điều luật ngáng trở, giúp Nhật Bản có thể thực hiện quyền phòng vệ tập thể "chính đáng" của mình. Động thái yêu cầu Mỹ bàn bạc sửa đổi "nguyên tắc hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ" chính là lời khẳng định quyết tâm của Nhật.
Theo ANTD
Philippines cảnh báo về "ba mũi giáp công" của Trung Quốc Ông Albert del Rosario (trái) bắt tay với người đồng cấp Nhật Fumio Kishida - Ảnh: AFP Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario vào hôm 10.1 đã cảnh báo việc Trung Quốc mở "ba mũi giáp công" chống lại Philippines và các quốc gia khác trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông. Trong buổi họp báo sau cuộc gặp với...