Philippines lo Trung Quốc cản đường tiếp cận Biển Đông
Philippines cho rằng hoạt động bồi đắp của Trung Quốc ở đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa, có thể chặn đường tiếp cận của Manila đến một số khu vực quan trọng ở Biển Đông.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy các tàu hút bùn Trung Quốc đang hoạt động ở cực bắc của Đá Vành Khăn ngày 16/3. Ảnh: NYT
“Vấn đề lớn nhất của chúng tôi hiện nay là đá Vành Khăn”, ông Gregorio Catapang Jr, Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) nói hôm nay. Ông chỉ vào một tấm bản đồ về vùng lân cận đá Vành Khăn và cho hay hoạt động của Trung Quốc cũng đe dọa nhiều khu vực khác, trong đó có bãi Cỏ Mây.
“Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc ngừng các hoạt động cải tạo”, Rappler dẫn lời ông Catapang nói.
Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và bị Trung Quốc chiếm giữ vào năm 1995. Bắc Kinh gần đây điều nhiều tàu hút bùn cũng như thiết bị xây dựng để đẩy nhanh việc bồi đắp rạn san hô này. Philippines cũng tuyên bố chủ quyền ở đây.
Đá Vành Khăn nằm cách bãi Cỏ Mây chỉ 23 hải lý. Bãi Cỏ Mây là rạn san hô vòng cũng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc, Philippines cũng đòi hỏi chủ quyền. Philippines neo một tàu làm tiền đồn hải quân với nhiều lính thủy đánh bộ được điều động tại đây từ năm 1999. Nếu Trung Quốc biến đá Vành Khăn thành tiền đồn, hoạt động của Philippines sẽ bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
“Các hoạt động cải tạo lớn của Trung Quốc sẽ gây căng thẳng giữa các nước tuyên bố chủ quyền không chỉ vì nó ngăn cản tự do hàng hải mà còn vì nó có thể mang mục đích quân sự. Chúng tôi ủng hộ chính phủ ngăn chặn việc xây dựng đang diễn ra, vi phạm rõ ràng tuyên bố ứng xử của ASEAN”, Catapang nói.
Hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc lần đầu được phát hiện ở Đá Gạc Ma vào năm ngoái. Dù bị nhiều nước khu vực lên tiếng phản đối, Bắc Kinh vẫn không dừng hoạt động bồi đắp, xây dựng. Hiện Trung Quốc đồng loạt bồi đắp đảo nhân tạo ở 6 đá khác thuộc Trường Sa của Việt Nam.
Philippines muốn giải quyết tranh chấp hàng hải bằng biện pháp hòa bình và đã đưa vấn đề này ra tòa án trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện và luôn tuyên bố chỉ xử lý ở cấp song phương.
Tòa dự kiến đưa ra phán quyết vào đầu năm sau.
Trong một động thái nhằm ngăn cản Trung Quốc, Philippines năm ngoái đã ký kết một thỏa thuận quân sự nhằm gia tăng hiện diện của Mỹ ở nước đồng minh. Mỹ cho biết không đứng về bên nào trong tranh chấp nhưng phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.
Hình ảnh quân đội Philippines công bố cho thấy các hoạt động bồi đắp ồ ạt của Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh: Rappler
Anh Ngọc
Theo VNE
Lo ngại đường băng trái phép của Trung Quốc, Nhật cân nhắc tuần tra biển Đông với Mỹ
Mỹ và Nhât Ban đang cân nhắc cho quân đội 2 nước tuần tra, do thám chung tại biển Đông sau khi có ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quôc sắp xây xong đường băng tại Quần đảo Trường Sa của Viêt Nam.
Tàu sân bay USS Washington tập trận gần đảo Okinawa (Nhât Ban) - Anh: Reuters
Hãng tin Jiji Press (Nhật Bản) hôm 19.4 dẫn lời các nguồn tin từ chinh phu Nhật cho biết đề xuất tuần tra chung có mục đích nhằm đảm bảo sự ổn định cho tuyến hàng hải mà Tokyo sử dụng để nhập khẩu dầu thô, đồng thời cũng nhằm buộc Trung Quôc ngưng các hành động khiêu khích tại biển Đông.
Ảnh vệ tinh được công bố trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), có trụ sở tại Washington, vào hôm 17.4 cho thấy công trình xây dựng đường băng trái phép của Trung Quốc với chiều dài ước tính lên đến hơn 3.000 m trênbãi Đá Chữ Thập đã hoàn tất được hơn 2/3.
Các chuyên gia phân tích đã nhiều lần nêu nghi ngờ về việc Trung Quôc sẽ xây một đường băng tại Đá Chữ Thập, nhưng ảnh vệ tinh nói trên là bằng chứng cụ thể đầu tiên về viêc này, theo tờ The New York Times (My).
Trước các động thái gây bất ổn của Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã cùng lên tiếng phản đối tại một cuộc gặp ở Tokyo hôm 8.4.
Phát biểu sau cuộc gặp, ông Nakatani cho biết Nhật sẽ xem xét khả năng phối hợp với Mỹ tại biển Đông.
Một quan chức Nhật giấu tên nói với Jiji Press rằng các tuyến hải trình vận chuyển dầu của Nhật đều đi qua biển Đông. Ông này nhận định chinh phu Nhật cần phải tiến hành tuần tra chung với Mỹ tại vùng biển này để đảm bảo sự ổn định trong khu vực.
Nguồn tin của hãng tin Nhật cho biết đang có tiến triển trong việc tạo một khung pháp lý cho việc tuần tra, do thám chung giữa quân đội 2 nước.
Chinh quyên Thu tương Nhât Shinzo Abe đã soạn thảo một đạo luật an ninh, trong đó có những sửa đổi trong bộ luật liên quan đến Lực lượng Phòng vệ Nhât Ban, bao gồm đề xuất cho phép lực lượng này bảo vệ tàu chiến Mỹ trong trường hợp khẩn cấp, theo Jiji Press.
Hãng tin này còn cho biết thêm rằng Mỹ đang rất kỳ vọng vào triển vọng tuần tra biển Đông chung với Nhật vì điều này giúp giảm tải cho quân đội Mỹ.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Nguyên liệu phóng xạ bị lấy cắp, Mexico lo sốt vó Chính phủ Mexico đang tỏ ra hết sức lo ngại sau khi kẻ xấu lấy cắp hộp chứa đầy chất phóng xạ iridium-192, theo AFP. Chất phóng xạ iridium-192 bị lấy cắp đang khiến chính quyền Mexico lo lắng - Ảnh minh họa: Reuters Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm bất thành, ngày 16.4, Bộ Nội vụ Mexico đã phải lên tiếng đề...