Philippines lên “kế hoạch khẩn cấp” bảo vệ đảo tranh chấp ở Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Chính phủ Philippines đang gấp rút lên “kế hoạch khẩn cấp” bảo vệ các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông do Trung Quốc đang duy trì 18 tàu trong vùng lãnh hải của nước này.

Philippines lên kế hoạch khẩn cấp bảo vệ đảo tranh chấp ở Biển Đông - Hình 1

Sự hiện diện ồ ạt các tàu Trung Quốc ở Biển Đông là nguyên nhân khiến Philippines phải xây dựng các kế hoạch khẩn cấp bảo vệ vùng biển này.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Philippin, ông Vicente Agdamag, đã khẳng định thông tin trên ngày hôm qua trong bài phát biểu tại Hội nghị chuyên đề “Sức mạnh Không quân năm 2013″ do Không quân Philippines tổ chức.

“Chúng tôi có các kế hoạch khẩn cấp cho điều đó và chúng tôi đã sẵn sàng”, ông Vicente Agdamag xác nhận.

Vị sỹ quan Hải quân này cũng cho hay Philippines cần nâng cao năng lực “do thám, giám sát, vận tải, cơ động và phản ứng” để xây dựng “khả năng phòng thủ đáng tin cậy” cho việc bảo vệ các lợi ích biển và chiến lược của đất nước. Để làm được như vậy, lực lượng quân đội nước này cần được cấp thêm kinh phí.

“Chúng tôi đang đề xuất xem xét tăng đầu tư quốc phòng từ mức 0,5% lên 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)”, ông nói đồng thời không quên khẳng định là trong khi chờ đợi, Manila cần tăng cường quan hệ liên minh an ninh với Mỹ.

Cũng tại Hội nghị chuyên đề này, ông Agdamag cho biết hiện có khoảng 18 tàu Trung Quốc đang hiện diện trong vùng lãnh hải của Philippines.

“Sự hiện diện của 18 tàu hải giám Trung Quốc thể hiện rõ hành vi hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông, bao gồm cả việc đòi hỏi vùng đặc quyền nằm trong bãi cạn Scarborough”, tờ PhilStar dẫn lời ông Agdamag nói.

Philippines khẳng định bãi cạn Scarborough thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này, nhưng Trung Quốc cũng đòi chủ quyền và gọi là Hoàng Nham.

Ông Agdamag đưa ra những phát biểu trên một ngày sau khi Tổng thống Benigno Aquino hối thúc các nước khác tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Philippines, đồng thời khẳng định sẽ không “chùn bước trước mọi thách thức”.

Theo Dantri

Video đang HOT

Mỹ, Nhật "chơi cờ" gì ở Biển Đông?

Tờ Thanh niên Trung Quốc vừa có bài viết của tướng diều hâu Trung Quốc La Viện về ý đồ của Philippines, Mỹ, Nhật Bản trong cuộc tranh chấp biển đảo với nước này ở biển Đông. Tờ Thanh niên Trung Quốc vừa có bài viết của tướng diều hâu Trung Quốc La Viện về ý đồ của Philippines, Mỹ, Nhật Bản trong cuộc tranh chấp biển đảo với nước này ở biển Đông.

Mỹ, Nhật chơi cờ gì ở Biển Đông? - Hình 1

Tầu tuần tra lớp Cyclone của Philippines.

Trong thời điểm mối quan hệ Trung Quốc, Đài Loan với Philippines hết sức nhạy cảm do sự kiện ngư dân Đài Loan bị tàu công vụ Philippines bắn thiệt mạng, đột nhiên lãnh đạo cấp cao của Philippines lại chuyển hướng, tung ra cái gọi là "áp sát Bãi Cỏ Mây" và "mối đe dọa ở sân sau "Biển Đông. Ngày 23-5, thậm chí Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin còn tuyên bố rằng Philippines sẽ "bảo vệ lãnh thổ" và chiến đấu với Trung Quốc đến "quân nhân cuối cùng".

"Philippines huýt sáo đi đêm cho khỏi run"

Trước tuyên bố cứng rắn sẽ chiến đấu với Trung Quốc đến khi còn "quân nhân cuối cùng" của Bộ trưởng quốc phòng Philippines, tướng diều hâu La Viện cho rằng: "Cho dù xét về sức mạnh quân sự, tố chất quân nhân hay khả năng chống đỡ về mặt kinh tế của quốc gia, quân đội Philippines không đủ sức mạnh và can đảm để gây ra sự đối đầu toàn diện với Trung Quốc".

Xét về sức mạnh quân sự, La Viện lập luận: "Dù là trong phạm vi Đông Nam Á, sức mạnh quân sự của Philippines cũng chỉ đứng ở hạng hai, hạng ba; Trong phạm vi châu Á, lại càng sau hạng ba, hạng tư".

Theo bảng xếp hạng quân sự thế giới mới nhất năm 2013 của website quân sự Global Firepower, trong 68 quốc gia hoặc khu vực được xếp hạng (vũ khí hạt nhân không nằm trong phạm vi thống kê), Mỹ đứng thứ 1, Nga đứng thứ 2, Trung Quốc thứ 3, còn Philippines đứng ở vị trí 31, tụt 8 bậc so với năm 2012. Trong các quốc gia Đông Nam Á, Philippines đứng sau Indonesia (vị trí 15), Thái Lan (vị trí 20) và Việt Nam (Vị trí 25); Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Philippines cũng đứng sau Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Canada, Mexico, Australia và Triều Tiên...

Nguồn tin của Global Firepower cho thấy, hiện nay lực lượng quân nhân trong quân ngũ của Philippines là 120.000 người, quân nhân dự bị 130.000 người. Trong đó, lực lượng hải quân trong quân ngũ 26.000 người. Tàu chiến hiện có khoảng 110 chiếc, trong đó có 3 chiếc tàu hộ vệ hạng nhẹ, 2 tàu tuần tra (trong đó 1 chiếc sẽ nhận vào tháng 8 năm nay), 11 chiếc tàu chiến lớp Hamilton, 11 chiếc tàu tuần tra hạng nhẹ, 59 tàu tuần tra cỡ nhỏ, 11 tàu đổ bộ và một số tàu hỗ trợ. Ngoài ra, còn có một liên đội hàng không hải quân được trang bị 8 máy bay tuần tra trên biển BN2 của Anh và 5 chiếc máy bay trực thăng.

La Viện phân tích, mặc dù số lượng tàu chiến của Philippines chỉ có hơn 100 chiếc, nhưng hầu hết là tàu tuần tra hạng nhỏ ở vùng biển gần. Chỉ có mấy tàu chiến chủ lực là tàu second hand của các nước phương Tây loại ra, đều là tàu cũ được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tính năng rất kém. Tàu khu trục chủ lực Gregorio del Pilar là tàu chiến cũ của Lực lượng tự vệ bờ biển Mỹ loại ra, thời gian phục vụ trong quân ngũ đã trên 44 năm. Tàu hộ vệ chủ lực Rajah Humabon là tàu "đồ cổ" có thời gian hoạt động trong quân ngũ dài nhất thế giới - gần 70 năm. Ngoài ra, hệ thống quốc phòng lạc hậu của Philippines khiến hải quân nước này rơi vào tình cảnh "có tàu chiến mà không có đạn".

Hiện nay, tàu chiến chủ lực của hải quân Philippines đều không được trang bị tên lửa, chỉ có một vài tàu được trang bị ngư lôi, tên lửa chống tàu ngầm và bom nước sâu, vũ khí có uy lực lớn nhất là 76 hỏa pháo, tầm bắn chưa đầy 20 km.

La Viện phân tích, mặc dù ngày 21-5 vừa qua, tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố nâng mức chi tiêu quân sự thêm 1,82 tỷ USD cho chương trình hiện đại hóa quân đội trong đó ưu tiên nâng cấp cho lực lượng hải quân, nhưng do khoảng cách về sức mạnh quân sự giữa Philippines và các nước Đông Nam Á cũng như các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương quá lớn. Chỉ dựa vào một hai chương trình mua sắm vũ khí sẽ không thể thay đổi được hiện trạng "một trong những nước yếu nhất về hải quân trong khu vực Đông Nam Á".

Ngoài ra, xét về tố chất quân nhân, vài năm trở lại đây, do liên tục cùng Mỹ tổ chức tập trận chung, trình độ quân sự của binh lính Philippines đã được nâng cao phần nào. Tuy nhiên, trang bị quân sự quyết định chiến thuật, nếu không có những trang bị vũ khí tiên tiến do Mỹ chế tạo, trình độ quân sự của Philippines cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Ngoài ra, nhiều năm qua, tình trạng tiêu cực trong nội bộ quân đội Philippines rất nghiêm trọng, kỷ luật lỏng lẻo, thậm chí thường xuyên xảy ra các vụ hút chích ma túy của quân nhân.

Thứ ba, xét về sức mạnh kinh tế, mấy năm trở lại đây, mức thâm hụt ngân sách của Philippines rất cao, gánh nặng nợ đè lên vai chính phủ, vấn đề thất nghiệp và nghèo đói nghiêm trọng, tỉ lệ số gia đình nghèo chiếm khoảng 25%. Nếu tính cả tình trạng bất ổn ở phía Nam do các nhân tố tham nhũng, nghèo đói, dân tộc, tôn giáo gây ra, Philippines không thể gánh chịu được hậu quả nếu gây ra chiến tranh. Tướng diều hâu Trung Quốc nhận định: "Cho dù rầm rộ tuyên bố kế hoạch nhập khẩu vũ khí hay tung ra cái gọi là sự kiện "áp sát Bãi Cỏ Mây", Philippines đều chỉ chứng tỏ đang "huýt sáo khi đi đêm để cho mình khỏi run". Trung Quốc cần có cái nhìn tỉnh táo về những hành động huênh hoang của Philippines".

3 ý đồ lớn của Philippines

La Viện tự vấn nếu Philippines tự biết không đủ sức để gây ra chiến tranh thì tại sao các quan chức quân sự cao cấp của nước này lại liên tiếp tục ra những ngôn luận cứng rắn như "mối đe dọa sân sau" biển Đông, "chiến đấu đến khi chỉ còn lại quân nhân cuối cùng"?. Rồi La Viện kết luận đằng sau sự huênh hoang, rầm rộ của chính quyền tổng thống Benigno Aquino có 3 ý đồ lớn.

Một là, dịch chuyển sự quan tâm trong nước đối với chính phủ hiện thời. Tháng 5-2013, mặc dù ông Benigno Aquino giành được đa số phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của quốc hội, nhưng sức ép kinh tế trong nước mà vị tổng thống này phải đối mặt vẫn rất lớn, tỉ lệ thất nghiệp ở mức cao, chính vì vậy, chính quyền Benigno Aquino muốn thông qua việc gây hấn với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền lãnh thổ để dịch chuyển sức ép kinh tế trong nước.

Thứ hai, lấy lòng các nhóm quân sự trong nước, củng cố nền tảng cầm quyền cho mình. Kể từ khi mẹ của tổng thống Benigno Aquino là bà Corazon Aquino lật đổ chính quyền Ferdinand Marcos năm 1986, quan hệ giữa gia tộc Aquino với quân đội luôn trong tình trạng xấu. Từ khi lên nắm quyền vào năm 2010 cho đến nay, ông Benigno Aquino cũng thường xuyên để xảy ra xích mích với phía quân sự. Nhưng để duy trì nền tảng nắm quyền và tái đắc cử tổng thống trong nhiệm kỳ tới, ông Benigno Aquino cũng bắt đầu thông qua các biện pháp như gia tăng ngân sách chi cho quốc phòng, cổ súy những luận điệu quân sự cứng rắn để lấy lòng các nhóm quân sự, mong muốn lực lượng quân nhân trong nước có thể bỏ phiếu cho ông ta.

Thứ ba, ảo tưởng buộc mình vào chiến lược xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Thời gian Benigno Aquino lên nắm quyền và Mỹ tuyên bố chiến lược "trở lại châu Á - Thái Bình Dương" đều là năm 2010, điều này khiến ông ta nhìn thấy được cơ hội, bèn liên tiếp dựa vào mối quan hệ đồng minh với Mỹ để thổi rùm beng rằng an ninh Philippines đang bị đe dọa, từ đó yêu cầu Mỹ tăng viện trợ quân sự. Đồng thời, ông Bengino Aquino cũng muốn lôi kéo Mỹ làm hậu thuẫn cho mình để Philippines bá chiếm các đảo của Trung Quốc ở biển Đông (Trung Quốc ngang ngược đòi chủ quyền trái phép-ND).

La Viện đánh giá: "Trẻ đói khóc đòi ăn" là lẽ thường tình, hiện tại có thể thấy, Philippines không những biết khóc mà còn khóc rất giỏi. Cho dù là cuộc đối đầu trên đảo Hoàng Nham/ Scarborough năm 2012 hay sự kiện Bãi Cỏ Mây và giết chết ngư dân Đài Loan gần đây, La Viên lu loa rằng kẻ gây sự đều là Philippines. Nhưng bọn họ lại quay ra ăn vạ trước, biến mình thành vai diễn "bị hà hiếp" trên trường quốc tế, vừa tranh thủ lòng thương của các bên, đồng thời cũng tranh thủ thời cơ "ngửa tay" xin viện trợ quân sự của các nước khác.

Nhật - Mỹ 'đổ thêm dầu vào lửa"

Mặc dù biết rõ giới quân sự cấp cao của Philippines chỉ muốn làm rùm beng sự việc hòng tạo ra cục diện căng thẳng trong khu vực, nhưng Mỹ một mặt lại liên tiếp bắt tay với Philippines để tổ chức các cuộc tập trận nhằm mục đích "giành đảo", mặt khác lại cử mẫu hạm hạt nhân đến biển Đông trong thời điểm nhạy cảm. Chính quyền Nhật Bản Shinzo Abe lại càng "tích cực" bày tỏ thái độ sẽ nhanh chóng cung cấp cho Lực lượng tự vệ bờ biển Philippines 10 tàu tuần tra, giúp Philippines tăng cường năng lực cảnh sát biển để đối phó với Trung Quốc ở biển Đông. Vậy Mỹ, Nhật đang muốn chơi nước cờ gì ở biển Đông?

Mỹ, Nhật chơi cờ gì ở Biển Đông? - Hình 2

Tàu sân bay USS Nimitz vừa tập trận ở khu vực Biển Đông khiến Trung Quốc bất an.

La Viện phân tích rằng: "Cho dù là đảo Điếu Ngư/Senkaku hay đảo Hoàng Nham/ Scarborough, Mỹ, Nhật Bản đều thể hiện rõ ý đồ lén đổ dầu vào lửa. Kể từ năm 1898, một thời gian dài Philippines là thuộc địa của Mỹ. Bản đồ Philippines lớn đến đâu, biên giới trên biển cụ thể thế nào, Mỹ đã quá hiểu rõ. Dù là Điều ước Paris mà Mỹ và Tây Ban Nha ký kết vào năm 1898, Điều ước Washington mà Tây Ban Nha và Mỹ ký với nhau năm 1900 hay điều ước Mỹ - Anh ký kết năm 1930, ba điều ước liên quan đến vấn đề biên giới của Philippines đều hạn chế phạm vi lãnh thổ của Philippines ở phía Tây 118 độ đông kinh, phạm vi lãnh thổ của quốc gia này "chưa bao giờ bao gồm" những hòn đảo mà Philippines đang "bá chiếm" của Trung Quốc(!?). Và Mỹ biết rõ hơn ai hết những đảo này có phải là của Philippines hay không.

Vậy tại sao Mỹ lại cam tâm tình nguyện làm hậu thuẫn cho Philippines trong các vụ đối đầu ở đảo Hoàng Nham/ Scarborough và Bãi Cỏ Mây giữa Trung Quốc và Philippines? La Viện quả quyết: "Đó là do Mỹ có ý bênh vực Philippines nhằm gây bất ổn ở khu vực biển Đông, làm phân tán sự chú ý của Bắc Kinh về mặt chiến lược, ảnh hưởng đến sự trỗi dậy của Trung Quốc".

Tại sao chính phủ Nhật Bản lại tích cực tham gia vào vấn đề biển Đông sau khi quan hệ Trung - Nhật trở nên xấu đi nghiêm trọng vì Tokyo thúc đẩy tiến trình quốc hữu hóa đảo Điếu Ngư/Senkaku, đồng thời lại nhiệt tình viện trợ quân sự cho Philippines nhằm đối đầu với Trung Quốc? Tướng La Viện phân tích: "Hành động này của chính phủ Nhật Bản là có ý "vây Ngụy cứu Triệu". Tâm lý của Nhật Bản là cuộc xung đột trên đảo Điếu Ngư/Senkaku đã khiến Nhật Bản rơi vào thế khó, thôi thì chạy sang biển Đông giúp Philippines gây sự với Trung Quốc nhằm giảm bớt sức ép cho mình trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku. Thực ra ý đồ của Nhật Bản là muốn thông qua vụ tranh chấp của Philippines để hình thành nên thế kiểm soát, kiềm chế Trung Quốc.

Philippines 'khiêu khích' Trung Quốc?!

Tướng diều hâu La Viện chỉ ra rằng, cùng với sự dịch chuyển trọng tâm chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, Philippines sẽ còn tìm cớ gây sự, thách thức Trung Quốc, trước vấn đề này Bắc Kinh cần cảnh giác, nhưng cũng nên coi cuộc khủng hoảng này là cơ hội.

Mỹ, Nhật chơi cờ gì ở Biển Đông? - Hình 3

Trung Quốc đang dùng chiến thuật 'cải bắp' hòng chiếm đoạt trái phép Bãi Cỏ Mây ở Trường Sa.

Tháng 9-2012, sau khi gây sự trước trong cuộc đối đầu đảo Hoàng Nham/ Scarborough, cơ quan quản lý hoạt động đánh bắt cá, hải giám và Bộ ngoại giao Trung Quốc đã nhanh chóng chống lại và nắm được quyền kiểm soát đối với đảo Hoàng Nham/Scarborough. Từ cuối năm 2012, Philippines lại một lần nữa 'khiêu khích' với Trung Quốc trong vấn đề Bãi Cỏ Mây, chính phủ Trung Quốc lại áp dụng biện pháp chống lại.

Theo tin của Cục sự vụ biển Quảng Châu, hiện tại Bãi Cỏ Mây đã nằm trong tầm kiểm soát của Trung Quốc, tàu đánh cá Trung Quốc có thể ra vào tự do, hải quân Trung Quốc cũng tuần tra định kỳ, có thể "mời" Philippines "ra khỏi" bất cứ lúc nào.

La Viện lớn giong đe dọa: "Nếu Philippines tiếp tục gây sự, Trung Quốc cần phát huy mô hình đảo Hoàng Nham/ Scarborough, anh tiến một bước, tôi tiến mười thước, nắm bắt thời cơ, anh gây sự một lần, tôi sẽ giành lại một hòn đảo từ tay anh, đồng thời trước đó phải thông báo với cộng đồng quốc tế rằng, Philippines gây sự trước, Trung Quốc chống lại sau. Đi bước nào chắc bước ấy, cho đến khi thu hồi được hết 8 hòn đảo mà Philippines chiếm đoạt phi pháp của Trung Quốc thì thôi!".

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chứcÔng Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức
07:44:20 22/12/2024
Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27
06:41:57 22/12/2024
Chờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASAChờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASA
09:36:27 23/12/2024
Kế hoạch 'giải cứu' TikTokKế hoạch 'giải cứu' TikTok
07:38:31 23/12/2024
Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàngCác thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng
18:18:01 22/12/2024
Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ KỳSyria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ
21:14:33 22/12/2024

Tin đang nóng

Bị Trấn Thành công khai "cảnh cáo", 1 đàn em liền đáp trả gây chú ýBị Trấn Thành công khai "cảnh cáo", 1 đàn em liền đáp trả gây chú ý
07:51:25 23/12/2024
Mỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanhMỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanh
05:56:00 23/12/2024
Chuyện cảm động về "nàng công chúa" 50 tuổi mặc váy mỗi ngày: Bị chê cười nhưng vẫn không ngại sống thật với chính mìnhChuyện cảm động về "nàng công chúa" 50 tuổi mặc váy mỗi ngày: Bị chê cười nhưng vẫn không ngại sống thật với chính mình
06:50:35 23/12/2024
Ngày giỗ bố, tôi làm 7 mâm cỗ nhưng không anh chị nào đến, khi biết lý do thì tôi chỉ muốn đuổi vợ điNgày giỗ bố, tôi làm 7 mâm cỗ nhưng không anh chị nào đến, khi biết lý do thì tôi chỉ muốn đuổi vợ đi
08:10:56 23/12/2024
Nữ chính Cửu Trọng Tử bị Triệu Vy mắng thẳng mặt đạo đức giả, dính vào ồn ào hoả hoạn khiến 2 người mất mạngNữ chính Cửu Trọng Tử bị Triệu Vy mắng thẳng mặt đạo đức giả, dính vào ồn ào hoả hoạn khiến 2 người mất mạng
07:47:13 23/12/2024
Lên truyền hình kể khổ chuyện hôn nhân, cặp vợ chồng "nữ thần không tuổi" bị mỉa mai: Khổ thế sao không ly hôn cho rồiLên truyền hình kể khổ chuyện hôn nhân, cặp vợ chồng "nữ thần không tuổi" bị mỉa mai: Khổ thế sao không ly hôn cho rồi
07:27:52 23/12/2024
Nữ NSƯT giải nghệ sang Mỹ: "Tôi nói với chồng rằng, muốn vui vẻ ở đâu cũng được"Nữ NSƯT giải nghệ sang Mỹ: "Tôi nói với chồng rằng, muốn vui vẻ ở đâu cũng được"
07:36:57 23/12/2024
Ngày chồng nằm liệt một chỗ, tôi gợi ý anh sang tên sổ đỏ cho vợ đứng chung, anh nói câu mà tôi chỉ muốn trả về nhà nộiNgày chồng nằm liệt một chỗ, tôi gợi ý anh sang tên sổ đỏ cho vợ đứng chung, anh nói câu mà tôi chỉ muốn trả về nhà nội
08:16:51 23/12/2024

Tin mới nhất

Đánh giá về các lực lượng thân Iran sau chính biến tại Syria

Đánh giá về các lực lượng thân Iran sau chính biến tại Syria

11:55:22 23/12/2024
Học giả Ali Akbar Dareini tại Tehran đánh giá, hiện tại Tehran đã mất đi một đồng minh chiến lược ở Syria sau khi chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ và điều đó sẽ tác động đến ảnh hưởng của nước này trong khu vực về ngắn hạ...
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024

Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024

11:52:45 23/12/2024
Để thúc đẩy cân bằng kinh tế xã hội, Chính phủ Malaysia cũng triển khai Kế hoạch chuyển đổi kinh tế Bumiputera, với mục tiêu thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng Bumiputera vào nền kinh tế.
Hành lang Lobito sẽ thay đổi cách vận chuyển khoáng sản trên thế giới?

Hành lang Lobito sẽ thay đổi cách vận chuyển khoáng sản trên thế giới?

11:51:22 23/12/2024
Hành lang này cũng sẽ thúc đẩy dòng chảy thương mại khoáng sản sang phía Tây, qua Đại Tây Dương, thay vì tập trung vào hướng Đông qua cảng Dar es Salaam của Tanzania như trước đây.
Thủ lĩnh lực lượng HTS ở Syria cam kết không can thiệp vào Liban

Thủ lĩnh lực lượng HTS ở Syria cam kết không can thiệp vào Liban

11:46:55 23/12/2024
Ông Sharaa cam kết Syria sẽ duy trì "khoảng cách cân bằng" với tất cả các phe phái tại Liban, đồng thời thừa nhận rằng Syria từng là "nguồn gốc của nỗi sợ hãi và lo âu" cho người dân Liban.
Lợi thế vượt trội về ống phóng tên lửa của Mỹ đang xói mòn trước Trung Quốc

Lợi thế vượt trội về ống phóng tên lửa của Mỹ đang xói mòn trước Trung Quốc

09:42:11 23/12/2024
Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách về số ống phóng tên lửa với Hải quân Mỹ trong bối cảnh lợi thế lâu nay về năng lực bệ phóng thẳng của đối phương đang giảm sút.
Tàu của nước nào sẽ cập cảng Ream của Campuchia đầu tiên?

Tàu của nước nào sẽ cập cảng Ream của Campuchia đầu tiên?

09:39:16 23/12/2024
Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen thông tin về kế hoạch tiếp nhận các tàu đầu tiên tại cảng Ream ở Sihanoukville.
Tổng thống Biden phê duyệt thêm 571 triệu USD viện trợ quân sự Đài Loan

Tổng thống Biden phê duyệt thêm 571 triệu USD viện trợ quân sự Đài Loan

09:24:59 23/12/2024
Đài Loan tiếp tục được Mỹ phê duyệt viện trợ quân sự, vài ngày sau khi nhận 38 xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams từ Mỹ.
7 người Trung Quốc bị bắt vì đột nhập đảo Guam khi Mỹ thử tên lửa

7 người Trung Quốc bị bắt vì đột nhập đảo Guam khi Mỹ thử tên lửa

09:18:37 23/12/2024
Cơ quan Hải quan và Kiểm dịch Guam cho hay ít nhất 4 trong số 7 người bị bắt từ ngày 10-11.12 được phát hiện tại khu vực lân cận một cơ sở quân sự .
Ông Trump kiện chính phủ Mỹ về việc thanh lý vật liệu xây tường biên giới

Ông Trump kiện chính phủ Mỹ về việc thanh lý vật liệu xây tường biên giới

09:13:46 23/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump kiến nghị tòa án can thiệp việc chính phủ nước này đã bán các vật liệu xây dựng bức tường biên giới với Mexico vốn không sử dụng đến.
Tin đồn 'ông Putin cho con trai đến Ukraine chiến đấu' có chính xác?

Tin đồn 'ông Putin cho con trai đến Ukraine chiến đấu' có chính xác?

09:10:01 23/12/2024
Một số bài viết trên mạng xã hội những ngày qua lan truyền hình ảnh kèm thông tin Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cho con trai ra tiền tuyến trong chiến sự Ukraine.
Hạ viện thông qua dự luật chi tiêu, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa

Hạ viện thông qua dự luật chi tiêu, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa

08:15:55 23/12/2024
Hạ viện Mỹ ngày 20.12 thông qua luật chi tiêu tạm thời nhằm ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa, chỉ vài giờ trước thời hạn chính phủ Mỹ phải đóng cửa.
Giáng sinh mang phong vị mùa Hè ở Nam Phi

Giáng sinh mang phong vị mùa Hè ở Nam Phi

08:06:53 23/12/2024
Điều đó có nghĩa là thay vì một Giáng sinh tràn ngập tuyết trắng, những chiếc áo len xanh đỏ hay ly chocolate nóng, người dân ở Nam Phi đón Giáng sinh vô cùng khác biệt với thời tiết ấm áp, trong những bộ quần áo thoải mái và tiệc thịt ...

Có thể bạn quan tâm

Vợ Duy Mạnh gây choáng khi khoe tậu nhà ở trung tâm phố cổ, người đứng tên trên sổ đỏ mới gây chú ý

Vợ Duy Mạnh gây choáng khi khoe tậu nhà ở trung tâm phố cổ, người đứng tên trên sổ đỏ mới gây chú ý

Sao thể thao

12:01:49 23/12/2024
Tối 23/12, nàng WAG Nguyễn Quỳnh Anh - bà xã hậu vệ ĐT Việt Nam Đỗ Duy Mạnh thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi đăng tải dòng trạng thái ngày sinh nhật tuổi 28.
4 bộ đồ các anh con trai cứ nghĩ là đẹp nhưng chị em nào cũng chê!

4 bộ đồ các anh con trai cứ nghĩ là đẹp nhưng chị em nào cũng chê!

Thời trang

11:35:46 23/12/2024
Sự khác biệt giữa nam giới biết ăn mặc và không biết ăn mặc thực sự rất lớn. Có một vài set đồ mà các anh cứ nghĩ rằng ổn, nhưng thực chất lại không ổn trong mắt các chị em một chút nào.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024: Mão khó khăn, Tỵ phát triển

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024: Mão khó khăn, Tỵ phát triển

Trắc nghiệm

11:35:10 23/12/2024
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024, Mão cần xác định rõ các mục tiêu, Tỵ hãy tin tưởng vào bản thân.ử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024
Diệu Nhi lần đầu tiết lộ lý do yêu Anh Tú Atus

Diệu Nhi lần đầu tiết lộ lý do yêu Anh Tú Atus

Tv show

11:31:22 23/12/2024
Trong tập 2 của Người yêu tôi đỉnh nhất , Diệu Nhi chia sẻ đầy thú vị về tiêu chuẩn của mình khi lựa chọn bạn đời. Cô tiết lộ lý do yêu Anh Tú Atus vì anh mang vẻ đẹp giống ba mình.
Nữ ca sĩ có thời trang mùa đông rất trẻ trung, sang trọng dù toàn diện đồ tối màu

Nữ ca sĩ có thời trang mùa đông rất trẻ trung, sang trọng dù toàn diện đồ tối màu

Phong cách sao

11:28:47 23/12/2024
Văn Mai Hương làm mới style mùa lạnh với áo trench coat màu xanh rêu. Sự kết hợp giữa mẫu áo này và quần jeans xanh đã tạo nên bộ trang phục trẻ trung, năng động. Đôi giày sneaker trắng rất phù hợp với outfit.
Sao Hàn 23/12: Mỹ nhân Hàn vượt mặt Phạm Băng Băng, chiếm sóng ở Trung Quốc

Sao Hàn 23/12: Mỹ nhân Hàn vượt mặt Phạm Băng Băng, chiếm sóng ở Trung Quốc

Sao châu á

11:27:57 23/12/2024
Mỹ nhân Hàn vượt mặt Phạm Băng Băng, chiếm sóng với hơn 1,8 tỷ lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc.
Sao Việt bị gọi sai tên trên thảm đỏ: Người giận dỗi, người im lặng cho qua

Sao Việt bị gọi sai tên trên thảm đỏ: Người giận dỗi, người im lặng cho qua

Sao việt

11:24:10 23/12/2024
Có không ít sao Việt vướng phải sự cố không mong muốn là bị MC gọi sai tên tại khu vực thảm đỏ, tuy nhiên, cách phản ứng của họ lại rất khác nhau.
Điều trị cười hở lợi bằng niềng răng

Điều trị cười hở lợi bằng niềng răng

Sức khỏe

11:16:48 23/12/2024
Đây chỉ là mức giá tham khảo, chi phí niềng răng cụ thể sẽ tùy thuộc vào trung tâm nha khoa mà người bệnh chọn lựa. Thêm vào đó, tùy vào tình trạng phức tạp của mỗi người mà giá niềng răng cũng sẽ có sự chênh lệch.
Cách tạo độ phồng cho tóc tại nhà

Cách tạo độ phồng cho tóc tại nhà

Làm đẹp

11:14:08 23/12/2024
Cách làm mặt nạ mật ong và dầu dừa rất đơn giản. Trộn mật ong và dầu dừa theo tỉ lệ 1:1, sau đó thoa đều hỗn hợp lên tóc. Dùng khăn trùm tóc lại và ủ tóc trong khoảng 20 phút, xả sạch tóc với nước mát và để khô tự nhiên.
Chiêm ngưỡng nhà thờ Bác Trạch sở hữu kiến trúc độc đáo, đẹp tựa trời Âu

Chiêm ngưỡng nhà thờ Bác Trạch sở hữu kiến trúc độc đáo, đẹp tựa trời Âu

Sáng tạo

11:03:34 23/12/2024
Nhà thờ Bác Trạch (Thái Bình) được nhận xét là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, đậm chất châu Âu, địa điểm lý tưởng check-in của du khách mùa Noel.
Thứ gì đó trong lòng Trái Đất đang 'kéo giãn' độ dài ngày

Thứ gì đó trong lòng Trái Đất đang 'kéo giãn' độ dài ngày

Lạ vui

10:57:34 23/12/2024
Một khảo sátmới từ Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ (ETH Zrich) chỉ ra một thứ gì đó ẩn trong lõi Trái Đất đang làm thay đổi độ dài của ngày.