Philippines lên án lá bài ‘hải đăng’ của Trung Quốc ở Biển Đông
Philippines tố cáo việc Trung Quốc xây 2 ngọn hải đăng phi pháp ở Biển Đông là mưu đồ nhằm củng cố yêu sách chủ quyền phi lý ở khu vực này.
Bãi đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của VN bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng phi pháp – Ảnh: CSIS
Tuyên bố gay gắt trên được đưa ra bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xoa dịu căng thẳng liên quan đến các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông tại Diễn đàn Hương Sơn được tổ chức tuần qua ở Bắc Kinh với sự tham dự của các nước ASEAN.
“Chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc xây dựng và vận hành các ngọn hải đăng trên bãi Châu Viên và Gạc Ma. Những hành động này rõ ràng có mưu đồ thay đổi tình hình thực tế nhằm củng cố yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Chúng tôi sẽ không chấp nhận những hành động đơn phương này như là sự đã rồi”, trang tin Rappler hôm qua dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, Charles Jose khẳng định.
Theo Reuters, Bắc Kinh hôm qua 20.10 đã lập tức lên tiếng trước cáo buộc của Manila. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh ngang ngược ngụy biện rằng việc xây dựng các hải đăng trên “không phải là vấn đề thay đổi hiện trạng” do chúng nằm trong khu vực mà Trung Quốc “hiện đã có chủ quyền không thể tranh cãi” tại Biển Đông.
Philippines từng phản ứng mạnh với những nỗ lực của Trung Quốc hòng thay đổi hiện trạng ở Biển Đông theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, bao gồm hoạt động bồi đắp đất gần đây nhằm biến các bãi đá thành đảo nhân tạo vốn có thể được trưng dụng để lập cơ sở quân sự. Manila cũng đã nộp hồ sơ kiện yêu sách chủ quyền trên biển của Bắc Kinh ra tòa án quốc tế.
Tại Diễn đàn Hương Sơn tuần trước, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, Phạm Trường Long cam kết nước này “sẽ không bao giờ tùy tiện dùng vũ lực, ngay cả trong những vấn đề liên quan đến chủ quyền”. Tuy nhiên, tờ Want China Times hôm qua 20.10 đưa tin tướng Trung Quốc La Viện cảnh báo nước này có thể sử dụng “biện pháp cứng rắn” để bảo vệ chủ quyền trong tranh chấp ở Biển Đông, nếu lằn ranh cuối cùng về quyền lợi quốc gia của họ bị xâm phạm.
Video đang HOT
Cũng hôm 20.10, Hãng thông tấn Antara dẫn lời Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Indonesia (TNI), tướng Gatot Nurmantyo tái khẳng định cam kết duy trì an ninh và ổn định tại Biển Đông. Ông Nurmantyo cho biết chính phủ Indonesia đã kêu gọi các bên không tiến hành những hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này. “Điều đó có nghĩa là bất cứ nước nào mời chúng ta tập trận chung tại Biển Đông, TNI sẽ không nhận lời vì sự ổn định trong khu vực”, ông nói.
Trước đó, tại cuộc gặp với những người đồng cấp ASEAN vào tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã đề nghị tổ chức cuộc tập trận chung ở Biển Đông với các nước ASEAN.
Liên quan đến tình hình Biển Đông, Đài ABC News ngày 20.10 đưa tin cựu Ngoại trưởng Úc Gareth Evans đã đề nghị Canberra triển khai tàu chiến đến khu vực nhằm phản đối hoạt động xây đảo của Bắc Kinh tại đây. Trong các cuộc hội đàm cấp cao với Mỹ tuần qua, Úc đã đồng ý tăng cường hợp tác hải quân ở Biển Đông nhưng chưa tính đến việc tham gia tuần tra khu vực cùng lực lượng Mỹ. Theo ông Evans, Canberra có thể tự mình hành động.
“Phía Mỹ hoàn toàn có lý khi muốn tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo nhằm thể hiện quan điểm không chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở đó. Úc cũng cần phải làm như vậy, dù không nhất thiết phối hợp với Mỹ”, ông Evans tuyên bố.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Âm mưu của Trung Quốc đằng sau hải đăng ở Trường Sa
Các chuyên gia quốc tế nhận định việc Trung Quốc xây hải đăng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam là một âm mưu xảo quyệt nhằm khiến các nước "vô tình" công nhận tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Hải đăng Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Đá Châu Viên - Ảnh: Reuters
Chính quyền Trung Quốc ngang ngược tuyên bố việc xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa chỉ vì mục đích dân sự và "sẽ không ảnh hưởng tự do hàng hải ở Biển Đông". Cũng theo nước này, hai ngọn hải đăng Bắc Kinh mới xây dựng phi pháp ở Đá Châu Viên và Đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) đã bắt đầu cung cấp dịch vụ định vị hàng hải, hỗ trợ tìm kiếm và cứu trên biển cho tất cả các quốc gia.
Hôm 13.10, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình đã khẳng định việc Trung Quốc xây dựng hai ngọn hải đăng tại Đá Châu Viên và Đá Gạc Ma là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, theo TTXVN.
Mặc cho các tuyên bố về "mục đích dân sự" của Bắc Kinh, các chuyên gia, nhà ngoại giao và quan chức hải quân quốc tế cho rằng những ngọn hải đăng của Trung Quốc là nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông, theo Reuters.
Mỹ và hải quân các nước đa số dùng thiết bị điện tử và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để xác định vị trí tàu của họ, dù vậy họ vẫn phải định vị trên biển bằng cách quan sát trực tiếp hải đăng (đèn biển) trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn khi tàu di chuyển gần những bãi đá ngầm hoặc khi không thể sử dụng thiết bị điện tử, Reuters cho hay.
"Việc sử dụng hải đăng ngày càng giảm đi ở khắp nơi, nhưng cũng có những thời điểm tàu bè không thể không dùng hải đăng", ông Trevor Hollingsbee, cựu chuyên gia phân tích tình báo hải quân của Bộ Quốc phòng Anh, cho hay.
Bất kỳ tàu bè nào dùng hải đăng của Trung Quốc để định vị sẽ rơi vào bẫy chiến lược của Trung Quốc, tức vô tình công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, ông Ian Storey, chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, nhận định.
Những ngọn hải đăng có thể xuất hiện trong các biểu đồ, sổ đăng ký hàng hải quốc tế và những sổ ghi chép của hải quân các nước. Điều này sẽ giúp Bắc Kinh hợp pháp hóa những tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, bất chấp Mỹ và các quốc gia khu vực lên tiếng phản đối thông qua con đường ngoại giao chính thức, theo nhận định của Reuters.
Chính vì vậy, có thể nói những ngọn hải đăng phi pháp sẽ giúp Trung Quốc củng cố chiến lược "thay đổi nguyên trạng trên Biển Đông", ông Storey nói.
Trong khi đó, chuyên gia phân tích tình báo hải quân Hollingsbee nhận định xây hải đăng ở Trường Sa là một động thái "xảo quyệt" của Trung Quốc.
Tàu tác chiến ven biển USS Fort Worth (LCS 3) của Hải quân Mỹ tuần tra trong vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông hồi tháng 5.2015 - Ảnh: Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ
Trong hai năm qua, Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xây dựng phi pháp nhằm biến 7 bãi đá ở Trường Sa thành đảo nhân tạo. Mỹ và các quốc gia trong khu vực cảnh báo những đường băng, cơ sở phi pháp mà Bắc Kinh xây dựng ở những đảo này là nhằm mục đích quân sự.
Washington đã quyết định điều tàu chiến và máy bay tuần tra sâu vào trong vùng 12 hải lý quanh những đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa, thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Nếu tàu chiến Mỹ áp sát các đảo nhân tạo này, những sĩ quan hải quân trên tàu sẽ phải đưa ra quyết định đối phó như thế nào với hai hải đăng ở Đá Châu Viên và Đá Gạc Ma.
Người phát ngôn của Hạm đội 7 Mỹ không nói rõ trong điều kiện nào thì tàu Mỹ sẽ dùng hải đăng, nhưng cho Reuters biết những ngọn hải đăng "không ảnh hưởng đến tàu chiến và máy bay hoạt động tuần tra trong vùng biển quốc tế trên Biển Đông".
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Trung Quốc bào chữa vụ xây hải đăng trái phép ở Trường Sa Trước phản ứng của nhiều nước về vụ xây hải đăng trái phép ở Biển Đông, Trung Quốc lên tiếng bào chữa rằng Bắc Kinh có chủ quyền và không cần thiết xây dựng công trình này để xác lập chủ quyền (?). Trung Quốc lại lớn tiếng về vụ xây dựng 2 ngọn hải đăng trái phép ở Trường Sa - Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ công bố gói trừng phạt mới nhằm vào Iran

Baidu phát triển hệ thống AI mở ra khả năng giao tiếp giữa con người và động vật

Hàn Quốc hợp tác thúc đẩy hiện đại hóa quốc phòng của Saudi Arabia

Tướng Ukraine ước tính số binh sĩ Nga đang tham chiến

Anh nhận định về nguyên nhân nổ kho vũ khí ở Nga

Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện

Nga yêu cầu thay đổi cơ chế đàm phán về xung đột Ukraine

Ông Trump: Tôi muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Điều ít biết về điệu múa của dàn thiếu nữ hất tóc chào đón Tổng thống Trump

Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin 'sớm nhất có thể'
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu nổi tiếng cả nước, quê Hải Phòng: "Họ trực ở nhà tôi và làm những việc rất kinh khủng"
Sao việt
11:23:00 17/05/2025
Căng: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK bị quay lưng?
Nhạc quốc tế
11:20:33 17/05/2025
Mới ra 2 ngày, ca khúc debut "lẩu thập cẩm" của nhóm Anh Tài đã có sân khấu đầu tiên, bớt sến nhờ 1 điểm!
Nhạc việt
11:15:01 17/05/2025
12,7 triệu người "hết hồn" khi hoa sen bất ngờ chuyển động và biến thành con vật không ai ngờ tới
Netizen
11:13:27 17/05/2025
Tống Tổ Nhi 'lật đổ' cùng lúc Triệu Lộ Tư, Ngu Thư Hân, lứa 95 được 'viết lại'?
Sao châu á
11:10:38 17/05/2025
Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân
Tin nổi bật
11:04:39 17/05/2025
Khởi tố 4 bác sĩ, 1 công an vụ chi hàng trăm triệu "chạy" chứng chỉ nghề y
Pháp luật
11:04:31 17/05/2025
Netflix 'lột xác' giao diện sau 12 năm
Thế giới số
11:04:19 17/05/2025
Honda CBR650R 2025 chính thức trình làng, có E-Clutch cực ấn tượng!
Xe máy
10:49:21 17/05/2025
Chanh cực hại với những người này, cố tình ăn vào coi chừng 'rước họa vào thân'
Sức khỏe
10:46:05 17/05/2025