Philippines làm căng, Trung Quốc thoái lui?
Sau khi có tin Trung Quốc hồi cuối tuần trước đã bất ngờ rút hết tàu thuyền ra khỏi bãi cạn Scarborough sau một thời gian dài chiếm đóng ở đây, nhiều người tự hỏi, liệu đây có phải là hành động nhượng bộ của Trung Quốc sau những bước đi đầy cứng rắn của Philippines gần đây.
Người Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm đóng bãi cạn Scarborough (Panatag).
Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km. Bãi cạn này là nơi chứng kiến cuộc đối đầu vô cùng căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc được châm ngòi từ một vụ va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với hai tàu hải giám Trung Quốc hồi tháng 4 năm ngoái.
Sau vụ va chạm trên, hai nước Philippines và Trung Quốc rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Trong suốt thời gian hơn một năm qua, tàu Trung Quốc nhất quyết không chịu rút khỏi bãi cạn Scarborough bất chấp nước này có thỏa thuận với Philippines về việc rút toàn bộ tàu thuyền hai bên ra khỏi khu vực nhằm làm dịu căng thẳng. Thậm chí, tàu Trung Quốc còn án ngữ ngay lối ra vào và dựng lên rào chắn để ngăn không cho tàu thuyền Philippines vào bãi cạn tranh chấp này. Vì vậy, trên thực tế, Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát khu vực bãi cạn Scarborough suốt hơn một năm qua.
Tờ STAR hồi cuối tuần trước đưa tin, các tàu thuyền của Trung Quốc đã bất ngờ rút khỏi bãi cạn Scarborough. Một quan chức an ninh cấp cao của Philippines cho hay, qua giám sát bằng đường biển và đường không, họ không phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tàu thuyền Trung Quốc đang hoạt động ở gần bãi cạn Scarborough cũng như trong phạm vi bán kính 75 hải lý xung quanh bãi cạn này. Tàu thuyền Trung Quốc được cho là đã rút khỏi nơi đây từ hôm thứ Ba tuần trước.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin sau đó cũng xác nhận thông tin trên.
Sự kiện Trung Quốc rút tàu thuyền ra khỏi bãi cạn Scarborough ở Biển Đông khiến một số người đặt câu hỏi, liệu có phải Bắc Kinh đã chịu thoái lui sau những động thái có phần cứng rắn và quyết liệt của Philippines gần đây.
Tuy nhiên, một chuyên gia quân sự Philippines ngày hôm qua (7/7) đã nhận định, bất chấp việc Trung Quốc rút tàu thuyền khỏi bãi cạn Scarborugh thì nước này sẽ không từ bỏ việc đòi chủ quyền đối với khu vực này.
Video đang HOT
“Trung Quốc sẽ không từ bỏ bãi cạn Scarborough sau khi đã nỗ lực tìm cách thiết lập quyền kiểm soát ở đây bất chấp áp lực quốc tế nhằm vào họ”, ông Rommel Banlaoi – Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Trung Quốc của Philippines, cho STAR biết.
Theo ông Banlaoi, việc từ bỏ bãi cạn Scarborough sẽ đi ngược lại với chiến lược hiện nay của Bắc Kinh trong việc duy trì sự kiểm soát và ảnh hưởng ở những khu vực hàng hải mà Trung Quốc đòi là “một phần không thể thiếu trong các vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền” của họ.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin phát biểu: “Tôi đoán rằng, nguyên nhân thực sự của việc họ rút tàu thuyền là do thời tiết khắc nghiệt”. Ông Gazmin từ chối không bình luận khi được hỏi liệu chính phủ Philippines có biện pháp gì để ngăn không cho tàu thuyền Trung Quốc quay trở lại xâm nhập và kiểm soát bãi cạn Scarborough.
Tuy nhiên, chuyên gia Banlaoi cho rằng, Manila chỉ có thể giải quyết vấn đề thông qua đàm phán.
“Philippines không thể ngăn cản Trung Quốc thiết lập quyền kiếm soát hoàn toàn bãi cạn Scarborough ngoại trừ thông qua đàm phán song phương và hiểu biết chung lẫn nhau”, ông Banlaoi cho biết.
Các nguồn tin cho hay, tàu thuyền Trung Quốc cũng đã rút khỏi bãi cạn Ayungin sau khi xâm nhập vào đây hồi tháng 5 vừa rồi. Bãi cạn Ayungin nằm trong quần đảo Trường Sa và thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Tên tiếng Việt của bãi cạn Ayungin là Bãi Cỏ Mây, nằm ở phía đông đảo Vành Khăn. Tuy nhiên, từ giữa thập niên 90, thủy quân lục chiến Philippines đã chiếm giữ Bãi Cỏ Mây của Việt Nam.
Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng bãi cạn Scarborough từ sau sự kiện ngày 10/4/2012. Sự hiện diện của tàu thuyền Trung Quốc ở khu vực này đã khiến các ngư dân Philippines rơi vào tình trạng khốn đốn vì mất kế sinh nhai. Họ đã không thể tiếp cận ngư trường đánh cá truyền thống của mình trước sự doạ nạt và gây sức ép của tàu thuyền Trung Quốc.
Theo VTC
Mỹ, Philippines tập trận rầm rộ trên Biển Đông
Hải quân hai nước Mỹ và Philippines sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung vào tuần tới ở vùng lãnh hải gần bãi cạn Scarborough thuộc Biển Đông. Đây là nơi diễn ra cuộc tranh chấp quyết liệt giữa Trung Quốc và Philippines. Manila khẳng định bãi cạn Scarborough thuộc chủ quyền của nước này nhưng hiện giờ tàu thuyền Trung Quốc đang chiếm đóng ở đây.
(Ảnh minh họa)
"Các cuộc diễn tập hải quân của chúng tôi trong tuần tới sẽ diễn ra ở khu vực chỉ cách bãi cạn Panatag (Scarborough) khoảng 20 hải lý", một quan chức an ninh cấp cao giấu tên của Philippines hôm qua (19/6) cho biết.
Hải quân Philippines sẽ cử tàu chiến lớn nhất của mình là tàu BRP Gregorio del Pilar cùng với các tàu nhỏ hơn đến tham gia cuộc tập trận hải quân chung với Mỹ. Cuộc tập trận này được đặt tên là Huấn luyện Sẵn sàng Hợp tác trên biển (CARAT). Ngoài các tàu chiến của Hải quân, cuộc tập trận CARAT còn có sự tham dự của các tàu thuyền đến từ Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines. Cuộc tập trận lần này diễn ra từ ngày 27/6 đến 2/7.
Lực lượng Mỹ và Philippines sẽ thực hiện các bài tập đổ bộ cũng như các hoạt động cứu trợ nhân đạo trên biển.
Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km. Bãi cạn này là nơi chứng kiến cuộc đối đầu vô cùng căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc được châm ngòi từ một cuộc va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với hai tàu hải giám Trung Quốc hồi tháng 4 năm ngoái.
Sau vụ va chạm trên, hai nước Philippines và Trung Quốc rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Trong suốt thời gian hơn một năm qua, tàu Trung Quốc nhất quyết không chịu rút khỏi bãi cạn Scarborough bất chấp nước này có thỏa thuận với Philippines về việc rút toàn bộ tàu thuyền hai bên ra khỏi khu vực sau cuộc đối đầu căng thẳng nói trên. Vì vậy, trên thực tế, Trung Quốc đang giành quyền kiểm soát trên thực tế khu vực bãi cạn Scarborough. Tàu thuyền Philippine đã tạm thời rút khỏi khu vực với mục đích được tuyên bố là tránh để tình hình leo thang.
Philippines thắt chặt quan hệ với Mỹ, Nhật
Trước cuộc tập trận CARAT ở Biển Đông, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus hôm qua đã có cuộc gặp với các quan chức quân sự cấp cao của Philippines ở Trại Aguinaldo do Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin dẫn đầu.
Cuộc họp trên được cho là tập trung vào các vấn đề an ninh trong khu vực và vào mối quan hệ quân sự, quốc phòng giữa Mỹ với Philippines. Ông Mabus đã hội đàm với các quan chức Philippines trong gần một giờ đồng hồ.
Sau cuộc gặp trên, Bộ trưởng Mabus đã từ chối trả lời phỏng vấn báo chí về những nội dung mà ông này thảo luận với giới quan chức Philippines.
Trong khi đó, Đại sứ quán Mỹ tại Philippines cho biết, chuyến thăm kéo dài 3 ngày của Bộ trưởng Hải quân Mabus phản ánh việc Mỹ coi trọng như thế nào mối quan hệ lâu dài và bền vững với Philippines.
"Khi chúng tôi thực hiện chính sách tái cân bằng lực lượng trong khu vực, quan hệ liên minh với Philippines chưa bao giờ quan trọng hơn hiện tại. Tôi mong chờ khai thác thêm nhiều cơ hội để hợp tác với Lực lượng Vũ trang Philippines nhằm tăng cường hơn nữa năng lực hàng hải đồng thời củng cố an ninh và sự ổn định trong khu vực", Đại sứ quán Mỹ dẫn lời ông Mabus cho biết.
Khi được hỏi liệu Mỹ có thảo luận với Philippines về vấn đề tranh chấp biển giữa Trung Quốc với các nước và liệu Mỹ có sẵn sàng trợ giúp Philippines trong một cuộc đối đầu với Trung Quốc hay không, Đại sứ Mỹ tại Philippines - ông Harry Thomas đã trả lời, ông này không bình luận về những kịch bản mang tính "giả thuyết" như vậy.
"Chúng tôi muốn bảo đảm tự do hàng hải, không có sự dọa dẫm, ép buộc cũng như bảo đảm những tuyến đường hàng hải luôn được rộng mở. Và điều quan trọng đối với tất cả chúng ta là chúng ta cần phải tuân thủ quy tắc ứng xử", ông Thomas nói thêm.
"Chúng tôi đã thảo luận về những vấn đề đó. Như chúng tôi đã nói, chúng tôi luôn luôn tuân thủ những cam kết được đưa ra trong hiệp ước. Câu hỏi của các bạn mang tính giả thuyết và tôi nghĩ không ai muốn chiến tranh. Chúng ta đều muốn hòa bình", Đại sứ Thomas cho hay.
Ngoài cuộc gặp với các quan chức Mỹ, giới lãnh đạo Philippines còn có cuộc gặp với các quan chức Nhật Bản để lên kế hoạch phối hợp hành động chung nhằm đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết liệt trong tranh chấp ở Biển Đông cũng như ở các vùng biển khác.
Trước đó, hôm 14/6, có tin Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori onodera đang hoàn tất những chuẩn bị cuối cùng cho chuyến thăm đến Philippines vào cuối tháng này và Mỹ vào tháng sau nhằm tìm kiếm biện pháp thắt chặt "vòng kim cô" kiểm soát Trung Quốc.
Nhật Bản và Trung Quốc tranh chấp nhau quyết liệt chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc biển Hoa Đông. Trong khi đó, ở Biển Đông, Trung Quốc đang đối đầu căng thẳng với Philippines và một số quốc gia Đông Nam Á khác vì tranh chấp chủ quyền đối với một số đảo, quần đảo, bãi cạn và bãi đá. Mỹ là đồng minh của cả Nhật Bản và Philippines. Gần đây, 3 nước này có nhiều bước đi, động thái được cho là nhằm lập ra liên minh chống Trung Quốc.
Theo vietbao
Mỹ, Philippines sắp tập trận ở Biển Đông Mỹ và Philippines sắp diễn tập hải quân ở Biển Đông vào tuần tới, với địa điểm gần một bãi cạn cả Bắc Kinh và Manila cùng tuyên bố chủ quyền. Thủy quân lục chiến Mỹ, Philippines trong một cuộc tập trận chung hôm 15/4. Ảnh: AFP Cuộc tập trận chung diễn ra từ 27/6 đến ngày 2/7, tại địa điểm cách bãi...