Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế
Philippines ngày 22-1 thông báo, chính phủ nước này đã quyết định chính thức kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế vì Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết khu vực Biển Đông trong đó có lãnh hải của Philippines.
Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham – tâm điểm tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc
“Kể từ năm 1995, Philippines đã nhiều lần tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được. Philippines đã cạn kiệt tất cả các giải pháp chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết thông qua đàm phán hòa bình với Trung Quốc… Chúng tôi hy vọng Tòa án quốc tế sẽ đưa ra giải pháp lâu dài cho tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước”, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario phát biểu tại buổi họp báo hôm 22-1.
Ông Rosario cho hay, Philippines đã thông báo cho Đại sứ Trung Quốc tại Manila Mã Khắc Thanh về quyết định đưa tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ra để Tòa án quốc tế phân xử theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà hai nước cùng ký kết. Theo ông Del Rosario, việc Trung Quốc tự vẽ ra cái gọi là “đường chín đoạn” tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, gồm cả vùng lãnh hải lẫn các đảo gần những nước láng giềng là trái với UNCLOS và phi pháp. Đệ trình của Philippines lên Tòa án quốc tế cũng đề nghị Trung Quốc “ngừng những hành động trái pháp luật xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của Philippines theo UNCLOS 1982″.
Video đang HOT
Về phần mình, Đại sứ Trung Quốc tại Manila Mã Khắc Thanh cho biết, Trung Quốc giữ vững quan điểm rằng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông cần phải được giải quyết giữa các bên liên quan thông qua đàm phán.
Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc lên cao kể từ vụ đối đầu tại bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) trên Biển Đông hồi tháng 4 năm ngoái.
Phái viên Nhật tới Trung Quốc
Trong một diễn biến khác cùng ngày, ông Natsuo Yamaguchi, lãnh đạo đảng New Komeito thuộc liên minh trong chính phủ cầm quyền của Nhật Bản đã tới Trung Quốc trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày nhằm cải thiện quan hệ song phương. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một quan chức cấp cao trong chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước liên quan đến tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Dự kiến ông Natsuo sẽ trao bức thư tay của Thủ tướng Nhật cho Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp.
Theo ANTD
Trung Quốc 'bất bình' với Mỹ vì đảo tranh chấp
Trung Quốc vừa bày tỏ sự bất bình sau khi ngoại trưởng Mỹ cảnh báo không nên thách thức sự quản lý của Nhật với chuỗi đảo đang là trung tâm tranh chấp lãnh hải giữa Bắc Kinh và Tokyo.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương. Ảnh: Xinhua
Trung Quốc "bất bình mạnh mẽ và kiên quyết phản đối" bài phát biểu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương hôm qua tuyên bố trên trang web của bộ.
"Chúng tôi kêu gọi phía Mỹ xử lý vấn đề đảo Điếu Ngư với thái độ có trách nhiệm", ông Tần cho biết khi nói về chuỗi đảo tranh chấp mà người Nhật gọi là Senkaku, còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Ông cũng đề nghị Washington "cẩn thận trong lời ăn tiếng nói" và "có những hành động thực tế để đảm bảo hòa bình, ổn định của khu vực cũng như trong quan hệ Mỹ - Trung".
Ông Tần đưa ra tuyên bố sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm 18/1 cho biết Mỹ phản đối "bất cứ hành động đơn phương nào hòng tìm cách làm suy yếu quyền quản lý của Nhật Bản" đối với chuỗi đảo, trong buổi họp báo cùng người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida ở Washington. Tuy không đề cập trực tiếp đến Bắc Kinh nhưng bà Clinton muốn các bên trong tranh chấp giải quyết vấn đề một cách hòa bình.
Tuyên bố của ông Tần được phát đi một ngày sau khi truyền thông Trung Quốc chỉ trích mạnh mẽ bài phát biểu của ngoại trưởng Mỹ, cho rằng lập trường không cân bằng đã "phản bội" chính ý định trung lập của Mỹ trong vấn đề này.
Mỹ khẳng định luôn trung lập về vấn đề chủ quyền chuỗi đảo, nhưng cũng cho rằng chúng do Nhật quản lý về mặt thực tế. Trung Quốc đã nhiều lần chỉ trích quan điểm của Mỹ, và việc Bắc Kinh cử nhiều tàu hải giám tới khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, nơi có tiềm năng giàu khí đốt, được các chuyên gia nhận định là một cách thách thức sự quản lý của Nhật.
Truyền thông quốc gia Trung Quốc tuần trước cho hay nước này sẽ tiến hành khảo sát địa lý chuỗi đảo và cũng tuyên bố rằng lực lượng vũ trang Trung Quốc được chỉ thị tăng cường khả năng chiến đấu trong năm 2013, với "mục tiêu có thể chiến đấu và đánh thắng".
Tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc, Nhật Bản đã xuất hiện trong nhiều năm, nhưng năm ngoái căng thẳng lại leo thang sau khi Nhật tuyên bố quốc hữu hóa chuỗi đảo tranh chấp, kích động những phản ứng giận dữ từ Trung Quốc. Bắc Kinh trong những tháng gần đây tăng cường tuần tra trên biển và trên không gần chuỗi đảo trên biển Hoa Đông, gây ra những cuộc đối đầu của chiến đấu cơ, tuy chưa có va chạm.
Theo VNE
Trung Quốc tiếp tục đưa tàu tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư 3 tàu Hải giám của Trung Quốc tiếp tục đi vào khu vực lãnh hải của Nhật Bản gần quần đảo Senkaku hay Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc tranh chấp trên biển Hoa Đông, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản ngày 21-1 cho biết. Vụ việc xảy ra chỉ một ngày sau khi Trung Quốc lên tiếng chỉ...