Philippines kiện Trung Quốc: Hai bên sẽ tuân thủ phán quyết
“Trong hơn 95% các vụ kiện trước các tòa án quốc tế, các nước đều tuân thủ phán quyết dù không hài lòng. Có ít nhất hai lý do để các nước phải tuân thủ. Thứ nhất là uy tín và ảnh hưởng kèm theo. Thứ hai là các nước hiểu rằng tồn tại trong một hệ thống dựa trên các quy tắc sẽ có lợi cho họ”.
Luật sư Paul Reichler thuộc công ty Luật Foley Hoag (Mỹ) đã trả lời báo chí liên quan đến vấn đề Philippines kiện đường chín đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc (TQ) ra tòa án trọng tài quốc tế tại Hà Lan. Ông là trưởng đoàn luật sư bảo vệ quyền lợi cho Philippines trong vụ kiện này.
Paul Reichler cho biết, theo Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982, phân xử trọng tài tính từ lúc mở đầu đến khi kết thúc thường mất 3-5 năm. Thường có hai bên đấu lý trong các vụ phân xử trọng tài quốc tế. Tiến trình phân xử lần này sẽ nhanh hơn nhiều nếu TQ không tham gia vụ kiện.
“Vì tòa án vẫn chưa quyết định quy trình tố tụng cho đến khi Philippines nộp biên bản biện hộ, rất khó dự đoán thời gian để hoàn tất phân xử trọng tài tính từ ngày 30/4/2014″, ông Paul Reichler nói.
Paul Reichler cũng cho rằng tiến trình phân xử để hoàn tất vụ kiện sau khi Philippines nộp biên bản biện hộ có thể mất 6-12 tháng.
Hiện tòa đã thông qua các quy tắc tố tụng. Tòa đã yêu cầu Philippines nộp biên bản biện hộ vào ngày 30/4/2014. Thông thường, nước phản hồi (TQ) sẽ được tòa cho thời gian tương đương (tám tháng) để nộp biên bản kháng biện. Lúc đó, theo tiến trình bình thường, hai bên sẽ tiếp tục nộp biên bản biện hộ vòng hai. Philippines sẽ có 4-5 tháng để nộp biên bản kháng biện và TQ sẽ có chừng đó thời gian để nộp biên bản phản kháng.
“Dù vậy, vì TQ thông báo không tham gia vụ kiện nên tòa chỉ ấn định ngày để Philippines nộp biên bản biện hộ”, ông Paul Reichler cho biết.
Các lập luận cốt lõi của Philippines trong vụ kiện
Theo luật sư Paul Reichler, hiện Philippines cho rằng: Đường chín đoạn trái với luật pháp quốc tế như trong UNCLOS và không thể hiện các đặc quyền biển của TQ giới hạn trong lãnh hải 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Ngày 29/1, tờ Inquirer Philippines đưa tin, một bản đồ mới chính thức đổi tên khu vực hàng hải phía Tây của quần đảo trên Biển Tây Philippines và miêu tả cụ thể phạm vi vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) mà Philippines khẳng định họ được hưởng theo quy chế Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển đang chờ được Tổng thống Aquino chính thức thông qua.
Video đang HOT
Philippines cũng như TQ và các quốc gia ven biển khác ở biển Đông có các đặc quyền ở vùng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý.
Bãi cạn Scarborough chỉ là đá. Như định nghĩa trong mục 121 của UNCLOS, thực thể địa lý ở biển là đá chỉ được hưởng đặc quyền về lãnh hải chứ không được hưởng đặc quyền về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vì vậy vùng nước ngoài 12 hải lý tính từ bãi cạn (trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển đảo Luzon của Philippines) đều thuộc đặc quyền của Philippines chứ không phải của TQ.
Trong tám thực thể địa lý ở biển Đông TQ đang chiếm giữ có năm thực thể địa lý là bãi đá ngầm hoặc chỉ là phần nổi khi thủy triều xuống không được hưởng đặc quyền biển nào. Ba thực thể còn lại là đá chỉ được hưởng quyền lãnh hải 12 hải lý.
Tóm lại, các đặc quyền về biển của TQ ngoài 200 hải lý tính từ bờ biển của nước này ở biển Đông rất hạn chế.
Trước những lập luận này nhiều ý kiến lo ngại Trung Quốc phớt lờ phán quyết bất lợi cho họ, luật sư Paul Reichler cho rằng trong hơn 95% các vụ kiện trước các tòa án quốc tế, các nước đều tuân thủ phán quyết dù không hài lòng. Có ít nhất hai lý do để các nước phải tuân thủ. Thứ nhất là uy tín và ảnh hưởng kèm theo. Thứ hai là các nước hiểu rằng tồn tại trong một hệ thống dựa trên các quy tắc sẽ có lợi cho họ.
“Trong trường hợp TQ, chúng tôi nhận thấy đây là một cường quốc đang mong muốn mở rộng ảnh hưởng ra quốc tế… Hãy nghĩ đến lợi ích kinh tế mang lại cho các nước giàu và quyền lực trong khu vực nếu tranh chấp này được giải quyết và việc đầu tư khai khác tài nguyên ở biển Đông được tiến hành”.
Theo Đất Việt
Luật sư Mỹ giúp Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông
Luật sư người Mỹ - Paul Reichler sẽ giúp Manila khởi kiện Bắc Kinh về những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Bãi cạn Scarborough
Luật sư Reichler đã dành cả đời đại diện cho các quốc gia nhỏ bé chống lại những cường quốc trên thế giới như phiên tòa Nicaragua chống lại Mỹ, Georgia chống lại Nga, Mauritius chống lại Anh và Bangladesh chống lại Ấn Độ.
Chiến thắng đầu tiên mang tính lịch sử trong sự nghiệp của luật sư Reichler đã nhận được sự quan tâm của giới truyền thông quốc tế vào những năm 1980 khi Tòa án quốc tế tại Hague phán quyết hành động Mỹ ủng hộ cho lực lượng nổi dậy Contra lật đổ phe chính phủ cánh tả Sandinista tại Nicaragua, đã vi phạm luật pháp quốc tế.
Đây chính là lý do thu hút sự quan tâm của thế giới khi trong năm nay, luật sư Reichler sẽ đại diện cho Philippines tham gia vụ kiện Trung Quốc trước những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Theo đó, ông Reichler là luật sư đứng đầu thay mặt Manila khởi kiện Bắc Kinh về việc tuyên bố chủ quyền trước hầu hết vùng lãnh hải trên Biển Đông theo bản đồ "Đường 9 đoạn" khu vực nằm sát vùng bờ biển với Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam.
Chiểu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, hồi tháng Một, Philippines đã tiến hành khởi kiện Trung Quốc - một trong những thành viên tham gia công ước trên. Tâm điểm của vụ kiện là việc các quốc gia ven biển nằm sát với vùng lãnh hải trải dài 12 hải lý cũng như vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, được phép đánh cá và khai thác các nguồn tài nguyên dưới lòng biển.
Tòa án Trọng tài đã chỉ định 5 thành viên để thành lập tổ trọng tài và ấn định thời gian biểu xử lý vụ kiện bao gồm hạn chót để Philippines đệ trình các bằng chứng liên quan tới ngày 30/3 năm tới.
Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh bị đưa ra Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc và hành động này khiến Trung Quốc hết sức giận dữ. Phản ứng mới đây là việc Trung Quốc từ chối để Tổng thống Philippines - Benigno Aquino III tới tham dự một sự kiện thương mại tại khu vực miền nam nước này hồi tháng Tám. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không đưa ra bất cứ bình luận nào trước những yêu cầu liên quan tới động thái trên.
Trong khi đó, Trung Quốc khẳng định những tranh chấp lãnh thổ xung quanh các quần đảo trên Biển Đông, hu vực giàu nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt, nên được giải quyết thông qua các cuộc hội đàm song phương. Ngoài ra, Bắc Kinh khăng khăng cho rằng bản đồ "Đường 9 đoạn" không gây cản trở tự do đi lại trên khu vực Biển Đông - mối lo ngại chính của Mỹ.
Theo luật sư Reichler, ngay cả khi Bắc Kinh từ chối tham gia, vụ kiện sẽ vẫn được tiến hành. Vụ kiện có thể dời sang cuối năm 2014 và kéo dài từ 4 - 5 năm. Tuy nhiên, một số người hoài nghi cho rằng ngay cả khiTòa án Trọng tài quyết định Manila thắng kiện, Bắc Kinh cũng sẽ phớt lờ phán quyết này.
Hiện nay, Trung Quốc đang đóng vai trò quan trọng trên thế giới và chiếm ưu thế ngay cả trên sân sau, khiến các quốc gia láng giềng không khỏi đặt ra những câu hỏi lo lắng. "Liệu Trung Quốc có hợp tác trên cơ sở luật pháp quốc tế hiện hành hay cố gắng phá bỏ theo ý định của mình? Liệu Trung Quốc có sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ? Cách Trung Quốc đối xử với các quốc gia nhỏ bé hơn như Philippines vốn cảm thấy nép vế trước sự tăng cường năng lực quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc?".
Theo quan điểm của Philippines, việc khởi kiện là lựa chọn cuối cùng sau khi những nỗ lực giải quyết tranh chấp theo con đường ngoại giao gặp thất bại. Giới chức Manila cho biết Trung Quốc không chịu từ bỏ tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" trên toàn khu vực Biển Đông và dần xâm lấn sang lãnh thổ Philippines.
Hồi năm ngoái, các tàu thuyền Trung Quốc đã chặn lối vào bãi cạn Scarborough - khu vực đánh bắt cá phía tây Manila. Trái lại, Trung Quốc cho rằng hải quân Philippines đã quấy rầy hoạt động của ngư dân nước này.
Luật sư người Mỹ - Paul Reichler đại diện cho Philippines trong vụ kiện Trung Quốc
Trước khi luật sư Reichler chấp thuận tham gia vụ kiện, Manila đã nghiên cứu và tìm kiếm một cố vấn pháp luật giỏi trên khắp thế giới. "Chúng tôi muốn có một luật sư giỏi nhất", một quan chức cấp cao Philippines nói.
Trung Quốc đã tận dụng lịch sử nhằm hỗ trợ cho những tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và các hòn đảo bao quanh. Trong đó, "Đường 9 đoạn" xuất hiện lần đầu tiên trên tấm bản đồ xuất bản năm 1947.
Hiện nay, khu vực "Đường 9 đoạn" trải dài tới gần Indonesia, cách khu vực lãnh thổ phía nam Trung Quốc - đảo Hải Nam 900 hải lý. Đây là một trong những tuyên bố lãnh thổ trải dài trên một diện tích xa chưa từng có trên thế giới.
Đối với những quần đảo, khối đá nhô trên mặt biển và dải đá ngầm nằm trong "Đường 9 đoạn", luật sư Reichler sẽ tranh luận bảo vệ trong vụ kiện của Philippines. Công ước Liên Hiệp Quốc quy định nếu là hòn đảo có người sinh sống thì vùng biển cách hòn đảo 200 hải lý sẽ là vùng đặc quyền kinh tế. Nếu là khối đá, vùng đặc quyền kinh tế sẽ rộng 12 hải lý còn nếu là mỏm đá thì không được tính tới vùng đặc quyền kinh tế này.
Theo ông Reichler, toàn bộ khu vực biển xung quanh đang xảy ra tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc đều liên quan tới các khối đá hoặc dải đá ngầm. Thậm chí, ngay cả khi Trung Quốc sở hữu chúng, Bắc Kinh cũng chỉ được giới hạn quyền sử dụng các nguồn tài nguyên xunh quanh.
Toàn bộ nhóm luật sư do ông Reichler dẫn đầu đang tiến hành thu thập một lượng lớn tài liệu hỗ trợ bao gồm các bức ảnh chụp từ trên không, sơ đồ hải quân, báo cáo thủy văn và nghiên cứu địa lý để chuẩn bị cho vụ kiện.
"Tôi không ở vị trí để bình luận về cách Trung Quốc sẽ phản ứng. Việc của tôi là bào chữa cho Philippines. Đây là một vụ kiện hay với tôi để giành chiến thắng hoặc không", luật sư Reichler chia sẻ.
Theo Infonet
Malaysia: Người Hồi giáo "độc quyền" từ Allah Một tòa án ở Malaysia đã ra phán quyết rằng những người không theo đạo Hồi sẽ không được dùng từ "Allah" để chỉ Chúa trời. Ngày 14/10, một tòa án ở Malaysia đã ra phán quyết rằng những người không theo đạo Hồi sẽ không được sử dụng từ "Allah" để chỉ Chúa trời vì điều đó sẽ "gây nhầm lẫn trong...