Philippines kiện Trung Quốc- cần sớm có COC trên Biển Đông
Việc Philippines kiện Trung Quốc được coi là một bước đi táo bạo, bất ngờ
Ngày 30/3 Philippines đã đệ trình lên Tòa án Trọng tài quốc tế tại thành phố Hague (Hà Lan) một bộ hồ sơ gồm gần 4.000 trang tài liệu với các chi tiết, bằng chứng và lập luận chống lại yêu sách của Trung Quốc về Đường 9 đoạn (Đường lưỡi bò) trên Biển Đông.
Trang web của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và các vấn đề quốc tế (có trụ sở tại Mỹ) bình luận rằng, việc đệ trình hồ sơ này là “một bước đi táo bạo của Manila”, và rằng” đây là điều mà Bắc Kinh trước đó tin chắc rằng sẽ không bao giờ thực sự xảy ra”.
Tàu tiếp tế nhu yếu phẩm của Philippines bị tàu tuần duyên Trung Quốc cản trở ngày 29/3. Trên tàu có một số nhà báo nước ngoài. (Ảnh Reuters)
Trước đó, hồi tháng 1/2013, các quan chức Philippines đã quyết định đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa án quốc tế, sau khi các tàu Trung Quốc nắm quyền kiểm soát quần đảo nằm trong vùng tranh chấp ngoài khơi phía tây bắc Philippines. Ngay từ thời điểm đó, Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện, và đã có những động thái gây áp lực đáng kể để Manila từ bỏ thủ tục tố tụng.
Gây rối khiến căng thẳng leo thang
Reuters cho biết, ngày 29/3, hai tàu tuần duyên của Trung Quốc đã cố ngăn một tàu của Philippines chuyển hàng tiếp tế cho các binh sĩ đồn trú gần bãi san hô tranh chấp bãi Cỏ Mây (tên quốc tế là Second Thomas Shoal).
Bãi san hô tranh chấp Cỏ Mây là một rạn san hô ngập nước, thuộc vùng chồng lấn trong khu vực, nhưng bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trong yêu sách Đường 9 đoạn. Hải quân Philippine đã để một đơn bị đồn trú tại đây vào năm 1999 để chứng tỏ chủ quyền của mình, và nhằm cản trở Trung Quốc mở rộng lãnh thổ.
Suốt 15 năm qua, vài tháng một lần, Hải quân Philippine lại gửi quân luân phiên và nhu yếu phẩm tiếp tế cho đơn vị đồn trú. Từ năm ngoái, tàu Trung Quốc bắt đầu thường xuyên tuần tra và quấy rối tàu tiếp viện Philippines.
Ngày 29/3, Philippines cũng gửi tàu tiếp viện, nhưng lần này lại mời thêm một số phóng viên báo chí quốc tế để ghi lại phản ứng của Trung Quốc. Tàu tiếp tế này một lần nữa cũng bị tàu Trung Quốc cản trở và buộc phải rẽ để tránh các vụ va chạm, và tất cả các động thái này đều được các nhà báo nước ngoài ghi nhận.
Video đang HOT
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hongkong) số ngày 3/4 dẫn lời ông Marwyn Samuel, một chuyên gia về Trung Quốc thuộc Đại học Syracuse (New York, Mỹ) nói rằng những nỗ lực của Trung Quốc có thể gây nguy hiểm. Theo chuyên gia này: “Quá nhiều những hành động kiểu này sẽ dẫn đến những vụ việc rủi ro, một người nào đó sẽ có hành động sai lầm vào thời điểm sai lầm và sẽ dẫn đến căng thẳng leo thang”.
Theo Reuters, trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói: “Philippines khẳng định rõ ràng rằng sẽ tiếp tục kiềm chế và sẽ không làm tăng căng thẳng trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông“.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (Ảnh: Reuters)
“Philippines không phải là quốc gia đã tăng cường hiện diện lực lượng hải quân và hàng hải tại Biển Đông. Chúng tôi không ngăn cản tự do hàng hải, và cũng không ngăn chặn hay đe dọa bất kỳ quốc gia nào trên Biển Đông”- Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Philippines nói.
Manila đang trông đợi phán quyết của Tòa án Trọng tài ở The Hague (Hà Lan) để xác nhận quyền khai thác các vùng biển trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Kỳ vọng ở đồng minh Mỹ
Tổng thống Philippines Benigno Aquino đang đặt hy vọng vào các mối quan hệ quân sự đang được củng cố với Mỹ. Philippines và Mỹ đã vượt qua những trở ngại khó khăn và đạt được một “sự đồng thuận” về những đường nét của một thỏa thuận quốc phòng mới. Việc phê chuẩn chính thức thỏa thuận này dự kiến diễn ra vào thời điểm chuyến thăm chính thức của TT Mỹ tới Philippines vào cuối tháng 4.
Philippines gần đây đã sửa lại tên gọi của thỏa thuận quốc phòng song phương giữa Mỹ và Philippines từ tên gọi ban đầu là “Gia tăng sự hiện diện luân phiên” thành thỏa thuận “Tăng cường Hợp tác Quốc phòng” (AEDC). Mặc dù không nói ra, nhưng thỏa thuận mới sẽ là tăng cường các khả năng răn đe của Manila đối với Trung Quốc ở các khu vực biển tranh chấp.
Chính quyền của Tổng thống Aquino khẳng định thỏa thuận quốc phòng song phương này là phù hợp với hiệp ước giữa Philippines và Mỹ, cụ thể là Hiệp ước Quốc phòng song phương 1951 và Thỏa thuận về Các lực lượng viếng thăm năm 1977.
Theo website của Viện Nghiên cứu Chiến lược và các vấn đề quốc tế, trong năm nay, chính phủ Mỹ đã tăng cường hơn những lời cảnh báo về yêu sách Đường 9 đoạn của Trung Quốc mà Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông Daniel Russel đã gọi đó là “bất hợp pháp” khi điều trần trước Quốc hội Mỹ. Cùng trong ngày 30/3, khi Philippine đệ trình hồ sơ lên Tòa án Quốc tế, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ban hành một thông cáo báo chí ủng hộ nỗ lực vì “sự chắc chắn hơn về pháp lý và phù hợp với luật quốc tế về biển”.
AFP ngày 31/3 cũng dẫn lời Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf trả lời phỏng vấn báo chí cho biết, nỗ lực của Trung Quốc ngăn chặn tàu của Philippines dẫn tới cuộc đối đầu kéo dài khoảng 2 giờ là “một hành động khiêu khích và gây mất ổn định”.
Bà Harf nói: “Là một đồng minh trong hiệp ước đã ký với Philippines, Mỹ kêu gọi Trung Quốc kiềm chế những hành vi khiêu khích”.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN kết thúc hôm 31/3 tại Myanmar, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Evan Garcia đã nhấn mạnh tầm quan trọng cần phải có Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), để đảm bảo về một biện pháp hòa bình và lâu dài, giải pháp bền vững cho những tranh chấp ở Biển Đông./.
Theo VOV Online
Sắp tới giờ G xử đường lưỡi bò của Trung Quốc
Philippines đã kiện toàn những đệ trình cuối cùng tới tòa án trọng tài quốc tế để chứng minh đường lưỡi bò Trung Quốc là vô căn cứ.
Hoàn tất đệ trình cuối cùng
Tờ Vietnamnet dẫn thông tin của hãng tin Reuters cho biết, 5 luật sư Anh và Mỹ đại diện cho Philippines đang hoàn tất các đệ trình cuối cùng tới tòa trọng tài quốc tế trước hạn chót 30/3 để chứng minh tuyên bố của Trung Quốc về"đường lưỡi bò" là vô căn cứ, không có hiệu lực theo Công ước của LHQ về luật biển.
Diễn biến xoay quanh vụ kiện của Philippines đang được Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế ở The Hague, Hà Lan thụ lý.
Philippines đã đưa tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở biển Đông ra trọng tài quốc tế phân xử theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển và được Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế, trụ sở ở The Hague, Hà Lan thụ lý giải quyết.
Tuy nhiên, về phía Trung Quốc, quốc gia này vẫn tiếp tục từ chối ra tòa án quốc tế và cho rằng hành động kiện tụng của Philippines là "thiếu chuyên nghiệp và nhảm nhí". Đồng thời, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila ngày càng lao dốc khi Manila kiên quyết theo đuổi vụ kiện Trung Quốc đến cùng.
Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế ở The Hague, Hà Lan
Trong một diễn biến gần đây nhất, đỉnh điểm của sự chỉ trích lần nhau, Tổng thống của nước nhỏ Philippines, ông Benigno Aquino đã so sánh các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ngang ngược không kém gì nước Đức vào năm 1938 (nước Đức phát xít).
Ông Aquino nói: "Thế giới cần phải lên tiếng. Hãy nhớ rằng, Sudetenland (vùng đất của Tiệp Khắc cũ, nay thuộc CH Séc, nơi có đa số người Đức sinh sống - PV) từng được hiến tặng trong một nỗ lực nhằm dỗ dành Hitler ngăn chặn Thế chiến II bùng phát".
Và ngay lập tức, Trung Quốc đã nổi trận lôi đình với Philippines. Việc Trung Quốc không trả lời phiên tòa của Philippines cũng được Manila cho rằng, hành động này đã củng cố thêm niềm tin vào việc quốc gia Đông Nam Á đang nắm phần thắng, còn Trung Quốc đang đuối lý.
Phản ứng của thế giới?
Các luật sư của Philippines từng chỉ ra rằng, tòa trọng tài quốc tế đã ra những quy định cho phép các nước khác ứng dụng để can thiệp hoặc cùng tham gia vào vụ tranh tụng.
Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc
Giới chức Mỹ tuần trước tiếp tục đưa ra những tuyên bố nêu rõ quan điểm đứng về phía Philippines - nước mà Mỹ có hiệp ước phòng thủ chung.
Đô đốc Samuel Locklear - người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ và Daniel Russel - Thứ trưởng Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, đều lên tiếng ủng hộ hành động của Philippines trong việc tìm kiếm một giải pháp hợp pháp, hòa bình.
Trước những diễn biến đang khiến vụ kiện chống Trung Quốc ở biển Đông "nóng" lên, giới phân tích nhận định, bất kỳ phán quyết cuối cùng nào của tòa án về vụ tranh chấp, một trong những điểm nóng căng thẳng nhất ở châu Á hiện nay, khó có thể được thực hiện, nhưng sẽ có ảnh hưởng chính trị và đạo đức rất lớn.
"Nếu nhiều nước, bao gồm cả các quốc gia thành viên ASEAN, lên tiếng ủng hộ việc áp dụng luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp, Bắc Kinh có thể kết luận rằng, coi thường phán quyết của tòa án là quá tai hại, ngay cả khi đường 'lưỡi bò' của Trung Quốc ở khu vực biển Đông được phát hiện là bất hợp pháp", chuyên gia Bonnie Glaser của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington, Mỹ, cho hay.
Theo Báo Đất Việt
Kiện "đường lưỡi bò": TQ tố Philippines "hủy hoại" quan hệ song phương Trung Quốc ngày 1/4 cảnh báo Philippines đã "hủy hoại nghiêm trọng" quan hệ song phương khi yêu cầu Liên hợp quốc ra phán quyết về các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Tàu tuần duyên Trung Quốc và tàu tiếp tế Philippines gần Bãi Cỏ Mây hôm 29/3. Ngày 30/3 vừa qua, đúng trong thời hạn...