Philippines kiên quyết trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc
Philippines sẽ đàm phán cấp cao với Trung Quốc trong những tháng sắp tới để duy trì quan hệ tốt đẹp, nhưng vẫn kiên quyết trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc – giới chức ở Manila hôm qua tuyên bố.
Ngoại trưởng Philippines trong chuyến thăm Mỹ tuần trước.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết ông đang chuẩn bị công du Trung Quốc vào tuần tới và hy vọng đây sẽ là cơ hội để Manila đối thoại trực tiếp với các lãnh đạo Bắc Kinh về tranh chấp tại Biển Đông. Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Philippines sẽ có mặt tại Bắc Kinh từ ngày 7-9/7.
“Tôi tin rằng mối bang giao là lành mạnh và nếu có những khó khăn ở các vùng biển tranh chấp thì chúng ta phải loại trừ thách thức đó vào lúc này và giải quyết một cách riêng rẽ đừng để tác động có hại đến bang giao giữa hai nước”, ông Rosario.
Nhưng tại một cuộc họp báo với giới truyền thông nước ngoài ở Manila hôm qua, Ngoại trưởng Philippines nhắc lại lập trường của Philippines: “Những gì của chúng ta là của chúng ta… Công cuộc hợp tác và thăm dò chung phải thắng thế trong những khu vực có tranh chấp ở Biển Đông”.
Ông Rosario nói rằng kể từ hồi tháng 2, Trung Quốc đã tiến hành hơn 7 vụ xâm nhập tại Biển Đông mà các giới chức ở Manila nay gọi là Biển Tây Philippines.
Video đang HOT
Ông kêu gọi Trung Quốc tỏ thái độ “có trách nhiệm” về tranh chấp chủ quyền lãnh hải tại Biển Đông. “Manila trông đợi ở Trung Quốc, một quốc gia ngày càng lớn mạnh và tiến bộ cũng sẽ là một quốc gia có trách nhiệm”, Ngoại trưởng Rosario tuyên bố.
Tuy nhiên, ông Rosario nói ông không tin rằng căng thẳng trong vùng Biển Đông sẽ đi đến bất kỳ giai đoạn chiến tranh nào cần sử dụng đến vũ khí.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Philippines cũng cho biết là Tổng thống Aquino đang xem xét lời mời của Bắc Kinh công du Trung Quốc.
Manila còn đang tiếp tục thảo luận với phía Bắc Kinh về khả năng này trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông đa gia tăng và Manila tố cáo Bắc Kinh tấn công ngư dân của Philippines, cản trở các hoạt động của tàu thăm dò dầu khí của Philippines cũng như xâm phạm lãnh hải mà Manila coi là thuộc chủ quyền của nước này.
Theo nguồn tin của hãng AP, có nhiều khả năng Tổng thống Philippines sẽ thăm Trung Quốc vào cuối tháng 8 hay đầu tháng 9 tới theo như lời mời đã được Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì chuyển tới cho ông.
Một số nhà phân tích cho rằng chuyến công du sắp tới của Tổng thống Philippines có thể được xem là một dấu hiệu hòa dịu của Manila. Nhưng trên thực tế, Manila vẫn chỉ trích mạnh Bắc Kinh xâm phạm lãnh hải Philippines.
Tuần trước, ông Rosario đã gặp Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, người đã tái khẳng định sự cam kết của Mỹ đối với việc tôn trọng một hiệp ước quốc phòng chung đã có từ nhiều thập niên với Philippines. Các giới chức Mỹ cho hay họ có lợi ích trong việc giữ cho các tuyến đường biển này được tự do.
Bà Clinton nói Washington vẫn trung lập trong những vụ tranh cãi về lãnh hải trong vùng Biển Đông nhưng bà cũng nói Mỹ sẽ giúp Philippines có được thiết bị quân sự “với giá hợp lý.”
Được biết, chiến hạm lớn nhất của Philippines là một khu trục hạm của Mỹ đã sử dụng trong Thế chiến II. Ông Rosario nói tân trang các thiết bị cũ rất tốn kém và phải mất nhiều thời giờ để hoàn tất. Vì thế, ông nói bộ Quốc phòng Philippines đang tính chuyện thuê các thiết bị quân sự của Mỹ.
Mỹ lâu nay vẫn tán thành các cuộc đàm phán đa phương có liên quan đến Biển Đông. Nhưng Trung Quốc nhiều lần nói với Washington nên đứng ngoài vụ tranh chấp này.
Theo Dân Trí
Tiếp diễn phiên xử Bùi Tiến Dũng: Xuất hiện tình tiết mới
Bước sang ngày thứ 5, phiên tòa xét xử Bùi Tiến Dũng bất ngờ xuất hiện tình tiết mới trong phần luận tội các bị cáo của đại diện VKS trước khi đề nghị những mức án cụ thể.
Dũng "tổng" (bên phải trên cùng) cùng 8 bị cáo trong ngày xét xử thứ 5 ngày 1-7
Nhận định về hành vi phạm tội của các bị cáo tại phiên xử, đại diện VKSND Hà Nội khẳng định, Phạm Tiến Dũng (nguyên Trưởng phòng PID6 - PMU18) là người có vai trò quan trọng nhất trong vụ án. Tuy nhiên, can phạm đã chết trong giai đoạn điều tra nên không đề cập truy cứu. Tiếp đến là Nguyễn Vũ Nam và Nghiêm Phú Sơn, nguyên Phó Trưởng phòng PID6. Để rút được 3,08 tỷ đồng trong số hơn 3,4 tỷ đồng từ tiền lương lập khống về số nhân viên tư vấn bổ sung (NVTVBS), bị cáo Nam và Sơn đã được Phạm Tiến Dũng bàn bạc, thống nhất phương thức phạm tội, trước khi trình Bùi Tiến Dũng ký duyệt.
Các bị cáo khác gồm: Nguyễn Hữu Minh, Nguyễn Hữu Long, Lê Minh Giang, Nguyễn Công Dũng và Trần Đức Hùng giữ vai trò giúp sức tích cực. Hành vi của nhóm bị cáo này thể hiện ở chỗ trực tiếp lập danh sách NVTVBS ở các gói thầu cầu Bãi Cháy, ký đề nghị duyệt thanh toán tiền lương và ký nhận, quản lý lương khống của các NVTVBS. Sau khi rút được tiền, các bị cáo đã chia nhau chiếm hưởng cá nhân và chi tiêu trái nguyên tắc hết.
Mặc dù hầu hết các bị cáo đều quanh co, chối tội nhưng căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ thu thập trong quá trình điều tra và lời khai tại phiên tòa, hoàn toàn có đủ cơ sở khẳng định các bị cáo đã phạm tội tham ô tài sản, theo Điều 278-BLHS. Đối với bị cáo Đỗ Kim Quý, tuy không biết số tiền mà Bùi Tiến Dũng chỉ đạo Phạm Tiến Dũng "biếu xén" trước khi về hưu lấy từ nguồn lương khống của các NVTVBS, nhưng ngay từ đầu đã ý thức được đó không phải là tiền hợp pháp. Dù vậy, Đỗ Kim Quý vẫn nhận để tiêu xài cá nhân. Lời khai của bị cáo tại CQĐT và ngay tại phiên tòa đều thể hiện rất rõ hành vi này. Vì vậy, có đủ cơ sở quy kết Đỗ Kim Quý đã phạm vào tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bất ngờ lớn nhất trong vụ án chính là đại diện VKSND TP Hà Nội đã thay đổi tội danh đối với Bùi Tiến Dũng sau 5 ngày xét xử. Theo đó, Dũng "tổng" được chuyển từ tội tham ô tài sản sang tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo Điều 281-BLHS. Tội tham ô tài sản theo điểm a, khoản 4, Điều 278-BLHS có khung hình phạt từ 20 năm đến tù chung thân hoặc tử hình. Nhưng với tội danh mới này, Dũng "tổng" bị đề nghị xử phạt từ 11 đến 12 năm tù giam. Lý giải về việc thay đổi tội danh đối với nguyên Tổng giám đốc PMU18, đại diện VKS giữ quyền công tố khẳng định, đó là căn cứ vào tài liệu điều tra và kết quả xét hỏi tại phiên tòa.
Trong suốt quá trình thẩm vấn, Dũng "tổng" đã phủ nhận toàn bộ việc chỉ đạo thuộc cấp lập danh sách khống NVTVBS để rút tiền lương, không "sai bảo" Phạm Tiến Dũng biếu nguyên Phó Tổng giám đốc PMU18 500 triệu đồng và cũng không yêu cầu "ai đó" vung cả trăm triệu đồng tiếp đãi bạn học. Tuy nhiên, Dũng "tổng" lại thừa nhận có ký duyệt số tiền trả lương cho 26 NVTVBS lập khống mà Phạm Tiến Dũng đệ trình. Ở một số bút lục và ngay trong bản cáo trạng truy tố Bùi Tiến Dũng cùng đồng phạm, một tình tiết khác rất đáng chú ý là khi cầu Bãi Cháy khởi công, Dũng "tổng" đã nói với Phạm Tiến Dũng rằng: "Cầu Bãi Cháy có nguồn kinh phí rất lớn, chú xem có mục nào cần chi thì tính". Từ câu nói này của Dũng "tổng", Phạm Tiến Dũng đã bàn bạc với cấp dưới, sau đó cho ra bản danh sách tiền lương của hàng chục NVTVBS không có thực.
Kết thúc ngày xét xử hôm qua (1-7), hình phạt dành cho các bị cáo phạm tội tham ô cũng đã được cơ quan công tố đề nghị với mức thấp nhất từ 3 - 4 năm và cao nhất là từ 16 - 17 năm. Riêng bị cáo Đỗ Kim Quý bị đề nghị áp dụng mức phạt tù từ 2-3 năm. Phiên tòa sẽ được tiếp tục vào thứ 2 tuần tới (4-7) với phần tranh luận giữa luật sư bào chữa cho các bị cáo và đại diện VKS giữ quyền công tố.
Theo ANTD
Vụ PMU 18: Dũng "tổng" bị đề nghị 11-12 năm tù Sau 4 ngày xét xử, sáng 1.7, Viện KSND đã đề nghị mức án cho các bị cáo trong vụ tiêu cực xảy ra tại Ban Quản lý các dự án 18 (PMU 18). Bùi Tiến Dũng (phải) đang trao đổi với luật sư - Ảnh: Thái Sơn Theo đó, Bùi Tiến Dũng, nguyên Tổng giám đốc PMU 18 bị đề nghị mức...