Philippines kiên quyết đối đầu về chủ quyền với Trung Quốc
Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho hay ông đã sẵn sàng cho một thỏa thuận với Trung Quốc cho phép các công ty tiến hành khai thác dầu khí đồng thời chính phủ của ông vẫn tiến hành giải quyết tranh chấp về chủ quyền Biển Đông một cách riêng rẽ.
Một giàn khoan dầu trên Biển Đông.
Ông Aquino cho biết chính quyền của ông có thể chia nhỏ các vấn đề “để một mặt tiến hành thảo luận chính trị” và “mặt khác giải quyết các vấn đề về thương mại”.
Ông tuyên bố: “Miễn là vấn đề chủ quyền của chúng tôi được tôn trọng, chúng tôi sẵn sàng làm đối tác của họ”.
Video đang HOT
Đồng minh của Mỹ đã ngừng các hoạt động thăm dò chung tại vùng biển tranh chấp với Trung Quốc, gia tăng căng thẳng khi hai nước cạnh tranh nhau vì nguồn tài nguyên năng lượng. Đơn vị tiến hành thăm dò đồng thời là nhà sản xuất kim loại lớn nhất của Philippines, Philex Mining Corp. (PX) tháng trước tuyên bố cuộc tranh chấp giữa hai nước có thể sẽ làm trì hoãn các kế hoạch khai thác tại địa điểm có khả năng là một trong những mỏ khí lớn nhất của Philippines này.
Tổng thống Aquino vẫn tuyên bố chủ quyền của Philippines về khu vực này mặc dù ông cho rằng nước ông không thể chống chọi với Trung Quốc về mặt quân sự. Theo ông, một chiến tranh vì tài nguyên sẽ chỉ khiến Philippines bị tàn phá nghiêm trọng và người dân thường phải gánh chịu.
Theo Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ, có nhiều số lượng ước tính khác nhau về trữ lượng dầu và khí tại Biển Đông. Một số nghiên cứu của Trung Quốc cho rằng Biển Đông có nhiều dầu hơn Iran và nhiều khí tự nhiên hơn Ả rập Xê út. Năm 2010, Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, trong khi đó Philippines cũng muốn giảm sự lệ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu.
Tàu của hai quốc gia đã mắc kẹt trong cuộc chạm trán kéo dài hàng tháng trời hiện nay tại khu vực bãi cạn Scarborough mà hai nước cùng tuyên bố chủ quyền và đây là một trong những vụ việc mới nhất xảy ra trên Biển Đông trong bối cảnh mà nhóm tư vấn ICG cho rằng ngày càng xuất hiện nhiều vụ việc như vậy tại khu vực này. Năm ngoái, một tàu hải giám của Trung Quốc đã đuổi theo một tàu thăm dò làm cho cơ quan năng lượng thuộc Philex Mining.
Ngày 304/ vừa qua tại Washington, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố Hoa Kỳ sẽ bàn giao tàu chiến canh gác bờ biển thứ hai cho Philippines trong năm nay. Ngoài ra, theo các quan chức Hoa Kỳ, nước này cũng sẽ cung cấp tàu tuần dương và hệ thống ra đa hàng hải theo kế hoạch hiện đại hóa hải quân Philippines.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Aquino cho rằng năng lực quân sự của Philippines là “bị suy giảm rất, rất nghiêm trọng” khi nước này không có máy bay chiến đấu và hầu hết các tàu hải quân đều đã cũ.
“Chúng ta không có năng lực gì cả”, ông Aquino nói, “Chúng ta có trách nhiệm tối thiểu là phải bảo vệ các loài vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, bảo vệ bờ biển của chúng ta, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta. Chúng ta cần đủ tiền để làm được những nhiệm vụ đó”.
Ông Aquino không nói cụ thể làm thế nào để thực thi một thỏa thuận như vậy với Trung Quốc. Năm ngoái, chính phủ của ông đã đưa ra đề xuất phát triển chung gần hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng từ chối hợp tác về vùng lãnh hải gần bờ biển nước mình.
Theo hai nhà phân tích , Ernest Bower và Gregory Poling của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washinton, sự quyết liệt của ông Aquino về vấn đề Biển Đông đã khiến một số nước láng giềng trong ASEAN lo ngại rằng mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng. Nhóm ASEAN đã không ủng hộ lời kêu gọi của Philippines cùng nhau đứng về một phía trong các cuộc tranh chấp chủ quyền.
“Một số quốc gia trong khu vực lo sợ rằng Philippines có thể sẽ bất ngờ đối đầu Trung Quốc và lôi kéo Hoa Kỳ vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ”, nhà phân tích Bower nhận xét, “Sự thống nhất của ASEAN về Biển Đông là rất không chắc chắn”.
Tổng thống Aquino có lập trường mạnh mẽ hơn người tiền nhiệm, bà Gloria Arroyo, người đã kí một thỏa thuận khảo sát chung tại vùng biển tranh chấp giữa Philippines, Trung Quốc và Việt Nam. Động thái đó của bà đã bị bỏ rơi do những lo ngại về khả năng có hành động tham nhũng và có thể nó cũng không phù hợp với Hiến pháp Philippines.
Ông Aquino đã tìm cách mở thầu để phát triển hai khu vực trên Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tuy nhiên đến nay ông vẫn chưa nhận được đề nghị tham gia của nhà thầu nào.
Philippines đã đẩy Trung Quốc đến việc phải làm rõ cái mà nước này gọi là bản đồ 9 đoạn trên Biển Đông tuân theo luật biển của Liên Hợp Quốc như thế nào trong khi Trung Quốc tuyên bố luật biển của Liên Hợp Quốc không thể được áp dụng về vấn để Biển Đông.
“Chúng tôi nhận thấy một thực tế rằng chính quyền Trung Quốc sau khi tuyên bố bản đồ 9 đoạn vào năm 2009, giờ lại bất ngờ đồng ý một thỏa thuận rằng họ sẽ bị mất một phần nào đó của Biển Đông”, ông Aquino nói, “Vấn đề giữ thế diện đối với người châu Á là rất, rất quan trọng”.
Theo Infonet