Philippines khuyên ngư dân phớt lờ lệnh cấm của Trung Quốc
Philippines bác lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè hàng năm do Trung Quốc áp đặt ở Biển Đông, khuyến khích ngư dân tiếp tục đánh bắt trong lãnh hải.
“Lệnh cấm đánh bắt này không áp dụng với ngư dân của chúng tôi”, lực lượng đặc nhiệm Biển Đông của Philippines cho biết trong tuyên bố hôm 4/5, đồng thời phản đối việc Trung Quốc áp lệnh cấm đi lại đối với các khu vực mà Manila nói thuộc lãnh thổ và quyền tài phán của họ.
“Ngư dân của chúng tôi được khuyến khích ra khơi đánh đánh bắt cá trong vùng biển của chúng tôi ở biển Tây Philippines (cách Philippines gọi Biển Đông)”, tuyên bố nêu thêm.
Cảnh sát biển Philippines quan sát một số tàu được cho là của lực lượng dân quân Trung Quốc ở bãi Sa Bin, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 27/4. Ảnh: Reuters .
Lệnh cấm đánh bắt cá phi pháp do Trung Quốc áp đặt từ năm 1999, bao gồm các khu vực của Biển Đông cũng như các vùng biển khác ngoài khơi Trung Quốc. Trung Quốc tuần trước tuyên bố sẽ thực thi lệnh cấm đánh bắt cá từ 1/5 đến 16/9, áp dụng tại khu vực Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và vùng biển phía bắc vĩ độ 12 trên Biển Đông, trong đó gồm một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila chưa phản hồi yêu cầu bình luận.
Quan hệ Philippines – Trung Quốc trở nên căng thẳng khi hàng trăm tàu vỏ sắt Trung Quốc neo đậu tại khu vực bãi Ba Đầu, trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền.
Video đang HOT
Philippines và giới chuyên gia cáo buộc đội tàu này thuộc lực lượng dân quân biển Trung Quốc và nhằm phục vụ các toan tính chiến lược của Bắc Kinh ở khu vực, nhưng Bắc Kinh bao biện đây chỉ là “tàu cá tránh bão”, dù điều kiện thời tiết ở khu vực lúc đó rất thuận lợi cho việc đánh bắt.
Sau khi nhiều nước lên tiếng bày tỏ lo ngại tình hình căng thẳng mới ở khu vực và phản đối động thái mang tính đe dọa của đội tàu Trung Quốc, phần lớn đội tàu này đã rời khỏi bãi Ba Đầu, tỏa ra các thực thể khác ở quần đảo Trường Sa, nhưng vẫn duy trì vài tàu neo đậu tại đây.
Lực lượng đặc nhiệm Biển Đông của Philippines cho biết họ phát hiện 7 “dân quân biển Trung Quốc” hôm 27/4 tại bãi Sa Bin, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng Trung Quốc, Đài Loan, Philippines cũng tuyên bố chủ quyền phi pháp. Nhóm này bị giải tán, 5 người quay trở lại hai ngày sau đó rồi lại rời đi.
Việt Nam đã khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc tại bãi Ba Đầu xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 29/4 khẳng định lệnh cấm đánh bắt trên Biển Đông do Trung Quốc đơn phương công bố vi phạm luật quốc tế và quyền tài phán của quốc gia. Quy chế cấm đánh bắt đơn phương của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trái với thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Bão Molave khiến hai người chết, 19 người mất tích ở Philippines
Bão Molave khiến ít nhất hai người chết và 19 người mất tích, nhiều ngôi làng ngập trong nước lũ và gần 100.000 người dân ở Philippines phải sơ tán.
Bão Molave, tên Philippines là Quinta, quét qua khu vực phía nam đảo chính Luzon của Philippines trong ngày 25-26/10 và gây nhiều thiệt hại.
Một trong hai người tử vong là nông dân 60 tuổi ở vùng Cagayan Valley. Thống đốc Manuel Mamba xác nhận phát hiện thi thể người này hôm 25/10 sau khi ông bị nước lũ cuốn trong lúc cố cứu con trâu của mình. Nạn nhân thứ hai, 70 tuổi, tử vong khi cây dừa đổ đè sập túp lều của bà ở tỉnh Quezon.
Ít nhất 19 người mất tích, gồm 12 ngư dân mạo hiểm ra khơi bất chấp lệnh cấm do biển động dữ dội. Các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ đang được tiến hành.
Người dân ngồi cạnh ngôi nhà bị ngập nước do bão Molave ở tỉnh Oriental Mindoro, Philippines, hôm 26/10. Ảnh: AFP.
Văn phòng Phòng vệ Dân sự cho biết gần 96.000 người ở phía nam Philippines phải sơ tán, trong đó hoảng 25.000 dân làng phải đến trú ẩn trong các trường học và tòa nhà chính quyền.
Molave là cơn bão thứ 17 đổ bộ vào Philippines trong năm nay, sau khi bão Saudel tuần trước gây lũ lụt diện rộng ở tỉnh Quezon, phía đông nam thủ đô Manila. Tại tỉnh Albay, 15.000 người sơ tán đã được phép trở về nhà nhưng nhiều khu vực vẫn bị ngập và không có điện.
Tại tỉnh Quezon, hơn 21.000 người được đưa tới 294 trung tâm sơ tán từ 4 huyện của tỉnh. Họ sơ tán trước khi cơn bão đổ bộ.
Một tàu chở khách mắc cạn trên đảo Bonito ngoài khơi Batangas khi khu vực này hứng chịu mưa lớn sáng 26/10. Lực lượng cảnh sát biển đang trên đường đến đảo để đón 5 thuyền viên và kéo tàu trở lại bờ biển.
Đập Bustos và Ipo ở tỉnh Bulacan xả nước vào đỉnh điểm của trận mưa lớn, khiến mực nước của đập Angat dâng lên gần hai mét. Đập Bustos điều tiết cung cấp nước tưới cho Bulacan và một số vùng đất nông nghiệp của Pampanga. Đập Ipo đóng vai trò là hồ chứa nước cho nhu cầu sinh hoạt của khu đô thị Manila, trong khi đập Angat là nguồn cung cấp nước tưới chính cho Bulacan và một số vùng lúa của Pampanga, đồng thời cung cấp 97% nhu cầu nước sinh hoạt của khu đô thị Manila.
Khoảng một nửa trong dân số 109 triệu người của Philippines sống trên đảo chính Luzon. Đất nước này hứng chịu trung bình 20 cơn bão mỗi năm.
Theo ước tính ban đầu, lũ quét do Molave gây ra đã phá hủy ít nhất 60 triệu peso (gần 2,9 triệu USD) cây trồng ở tỉnh Cagayan, miền Bắc nước này. Hơn 1.600 gia đình cũng phải di dời vì lũ lụt. Danilo Benitez, cán bộ phụ trách Văn phòng Nông nghiệp tỉnh, cho biết đây chỉ là báo cáo thiệt hại ban đầu vì giới chức đang tiến hành đánh giá thiệt hại ở các thị trấn khác cũng như thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng.
Thượng nghị sĩ Bong Go cho biết Tổng thống Rodrigo Duterte theo dõi chặt chẽ tình hình và yêu cầu các cơ quan liên quan đáp ứng nhu cầu của người dân bị ảnh hưởng. Ông Go cho biết Tổng thống đảm bảo rằng các cơ quan chính phủ sẵn sàng giúp đỡ khu vực bị ảnh hưởng bằng cách sửa chữa cầu và cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, khôi phục điện và phân phát hàng cứu trợ, thuốc men.
Hoàn lưu của bão Molave sẽ tiếp tục gây mưa vừa, mưa to đến rất to ở các khu vực Occidental Mindoro, Oriental Mindoro, phía bắc Palawan trong hôm nay, đặc biệt vào buổi sáng.
Bão Molave tiếp tục mạnh lên sau khi vào Biển Đông. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 22h ngày 26/10, tâm bão cách đảo Song Tử Tây khoảng 350 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất 150 km/h, giật cấp 15. Bão đi theo hướng Tây với tốc độ khoảng 25 km/h, có khả năng mạnh thêm. Đến 22h ngày 27/10, tâm bão cách bờ biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên khoảng 250 km, dự kiến đổ bộ vào đất liền sáng 28/10.
Đường đi của bão số 9 theo bản tin Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 23h ngày 26/10. Ảnh: NCHMF.
Làng mạc chìm trong biển nước khi bão Molave quét qua Philippines Bão Molave di chuyển nhanh qua Philippines hôm 26/10 đã khiến ít nhất 13 người mất tích, hàng nghìn người phải sơ tán đến nơi an toàn và các làng mạc bị nhấn chìm. Trong số những người mất tích có một chục ngư dân mạo hiểm ra khơi cuối tuần qua, bất chấp lệnh cấm mọi hoạt động của tàu thuyền trên...