Philippines khủng hoảng thiếu y tá giữa lúc Covid-19 hoành hành
Philippines đang thiếu y tá trầm trọng do các lý do khác nhau như nhiều người bị lây bệnh, làm việc quá sức, lương thấp…, giữa lúc đại dịch Covid-19 hoành hành.
Các nhân viên y tế làm việc tại Manila (Ảnh: EPA).
Theo Asia Times , Philippines đang phải đối mặt số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến do biến chủng Delta. Trong khi đó, Bộ y tế báo cáo tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế, lên tới con số hơn 100.000 người. Tình trạng này khiến những người còn lại phải làm việc nhiều giờ với mức lương thấp, trong các hợp đồng ngắn hạn thường rất bấp bênh.
Các số liệu chính thức cho thấy, hiện có khoảng 75.000 y tá đang làm việc tại các bệnh viện công và tư của Philippines, và nước này cần thêm khoảng 109.000 người.
Chủ tịch của Hiệp hội Y tá Philippines Maristela Abenojar cho biết, đại dịch đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu y tá ở nước này, một tình huống mà bà mô tả là “trớ trêu” tại một trong những quốc gia cung cấp số lượng nhân viên y tế lớn nhất ra thế giới. Theo bà, tình trạng thiếu nhân sự này diễn ra thường xuyên do mức lương không tương xứng.
Dữ liệu chính thức cho thấy, một y tá mới vào nghề tại một bệnh viện công có thể kiếm được 33.575 peso (670 USD) mỗi tháng. Nhưng bà Abenojar cho biết, hầu hết y tá đều ký hợp đồng ngắn hạn nên chỉ được trả mức lương 22.000 peso/tháng và không có phụ cấp rủi ro. Những y tá làm trong khu vực tư nhân chỉ được trả khoảng 8.000 peso.
Ông Jose Rene de Grano thuộc Hiệp hội Các bệnh viện tư nói: “Chúng tôi không thể có thêm y tá, chúng tôi không thể bắt họ nộp đơn”.
Với nhiều người, số tiền trên là không đủ trang trải cuộc sống. Khoảng 40% y tá bệnh viện tư nhân đã bỏ việc kể từ khi đại dịch bắt đầu, theo Hiệp hội các bệnh viện tư nhân của Philippines.
“Chúng tôi cảm thấy kiệt sức”
Trong những tuần gần đây, các nhân viên y tế đã phản đối việc các khoản trợ cấp chưa được chi trả, bao gồm cả khoản trợ cấp rủi ro đặc biệt do Covid-19. Bà Abenojar cho biết, nhiều người vẫn đang chờ được hỗ trợ.
Tổng thống Rodrigo Duterte đã kêu gọi mọi người kiên nhẫn. Tuy nhiên, ông Melbert Reyes thuộc Hiệp hội Y tá Philippines cho hay: “Chúng tôi không cảm thấy được quan tâm. Nhiều bệnh viện tăng công suất giường bệnh sau đợt bùng phát virus vào đầu năm nay”.
Video đang HOT
Dữ liệu chính thức cho thấy tỷ lệ lấp đầy giường bệnh và phòng chăm sóc tích cực (ICU) ở mức hơn 70% trên toàn quốc vì các ca bệnh hàng ngày thường vượt quá 20.000. Giám đốc y tế Melbril Alonte cho biết: “Nhiều y tá của chúng tôi bị nhiễm bệnh và đang phải cách ly. Chúng tôi cảm thấy kiệt sức… nhưng chúng tôi luôn nhớ phải giúp đỡ mọi người bởi vì… không ai khác sẽ làm”.
Do tình trạng thiếu y tá, một số cơ sở như Trung tâm Y tế Lipa Medix đã phải cắt giảm công suất giường và kéo dài ca làm việc của y tá. Y tá Trixia Bautista cho biết, cô làm việc tới 15 giờ mỗi ca để chăm sóc hầu hết các bệnh nhân Covid-19 nặng tại một bệnh viện chuyển tuyến công ở thủ đô. Có thời điểm, một mình cô phải chăm sóc cho 30 bệnh nhân sau khi các y tá trong khoa nghỉ việc hoặc bị bệnh.
“Họ mệt mỏi và kiệt sức”, Giám đốc điều dưỡng Lourdes Banaga tại một bệnh viện tư nhân ở phía nam Manila, cho biết. “Đầu đại dịch, chúng tôi có khoảng 200 y tá, nhưng đến tháng 9, giảm còn 63 người”, vị giám đốc này nói thêm.
Theo Chủ tịch của Hiệp hội Y tá, Philippines có rất nhiều y tá có trình độ và theo ước tính là khoảng 200.000-250.000 người. Vấn đề là họ đã rời bỏ nghề vì mức lương thấp và tương lai bấp bênh.
COVID-19 tại ASEAN ngày 11/8: Toàn khối gần 100.000 ca mắc mới; Campuchia kéo dài giới nghiêm và hạn chế tại thủ đô
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 11/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm trên 97.900 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 178.000 người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Myanmar, Philippines và Singapore. Đông Nam Á tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á.
Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới và ca tử vong tiếp tục tăng mạnh trong nhiều ngày liên tiếp. Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và mắc mới cao nhất châu Á. Số ca tử vong trong ngày tại Indonesia chiếm tới trên 50% số người chết của châu Á.
Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Tuy nhiên, Philippines đang chứng kiến số ca tử vong và ca mắc thấp hơn khá nhiều các nước thành viên khác, báo hiệu dịch có dấu hiệu chững lại ở quốc gia này. Trong 1 ngày qua, nước này chỉ ghi nhận 6 ca tử vong, giảm rõ rệt so với mấy ngày trước.
Chuyển bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại bệnh viện ở Bangkok, Thái Lan, ngày 4/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Malaysia tình hình tiếp tục xấu hơn. Nước này hiện cũng là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động.
Ngày 11/8, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ ba Đông Nam Á, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 211 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ ba trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia tiếp tục gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua số liệu ca mới và tử vong vì dịch COVID-19 tiếp tục tăng mạnh, sau nhiều ngày không công bố số liệu dịch bệnh. Myanmar ngày 11/8 có tới 3.739 ca bệnh mới và 218 ca tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch, lùi ngày mở cửa du lịch. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 11/8 ghi nhận thêm 21.038 ca bệnh mới (nhiều thứ 2 khu vực và cao nhất tại nước này kể từ đầu dịch), trong khi số ca tử vong là 207 người.
Đã nhiều ngày liên tiếp Thái Lan ghi nhận ca mắc mới ở mốc trên 20.000 ca/ngày. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.
Campuchia dịch bệnh cũng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 486 bệnh nhân mới và 12 ca tử vong trong một ngày qua. Tuy nhiên, Campuchia đang dần đi qua giai đoạn đỉnh hịch và số ca mắc mới cũng như tử vong vì COVID-19 tại nước này đang tiếp đà thuyên giảm. Thủ đô Phnom Penh hiện là điểm dịch nặng nhất của Campuchia.
Singapore ngày 11/8 ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì COVID-19 sau nhiều tháng.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Singapore ngày 24/6/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 178.034 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 2.383 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 8.320.087 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 6.958.102 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 10/11 nước thành viên còn lại trong ASEAN đều ghi nhận các ca COVID-19 mới.
Dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 11/8:
Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 trước khi vào chợ tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Campuchia kéo dài lệnh giới nghiêm và hạn chế tại thủ đô
Tại Campuchia, chiều 11/8, chính quyền thủ đô Phnom Penh thông báo gia hạn lệnh giới nghiêm toàn thành phố và một số biện pháp hành chính, hạn chế trên địa bàn thủ đô để phòng chống dịch COVID-19.
Nội dung thông báo của chính quyền thành phố Phnom Penh nêu rõ: "Các đối tượng, hoạt động nghề nghiệp hoặc kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch cao sẽ tạm thời bị đình chỉ trong 14 ngày kể từ 0h ngày 13/8 đến ngày 26/8". Các ngành nghề, đối tượng và dịch vụ kinh doanh được xác định gồm các trường học công lập và tư thục; các loại hình thức kinh doanh câu lạc bộ karaoke, quán bar, vũ trường, vườn bia và sòng bạc, các khu nghỉ dưỡng, bảo tàng, sân chơi và công viên, dịch vụ massage, xông hơi, tất cả các hình thức kinh doanh rượu, bia, rạp chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, phòng tập gym và các trung tâm thể thao. Ngoài quyết định các biện pháp hành chính, chính quyền thủ đô Phnom Penh cũng gia hạn lệnh giới nghiêm ban đêm thêm 7 ngày đến ngày 19/8, áp dụng từ 22h đến 3h hôm sau.
Trước đó, sáng 11/8, Bộ Y tế Campuchia ghi nhận 486 ca nhiễm mới và 12 ca tử vong. Tính đến sáng 11/8, Campuchia có tổng cộng 83.384 ca nhiễm COVID-19 và 1.614 ca tử vong.
Mai táng các bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Bekasi, Indonesia, ngày 6/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ đô Jakarta (Indonesia) không còn "vùng đỏ"
Chính phủ Indonesia ngày 11/8 tuyên bố Jakarta hiện không còn "vùng đỏ" COVID-19 và tất cả các quận/huyện của thành phố này hiện nằm trong vùng màu cam, đồng nghĩa với mức độ lây lan dịch trung bình.
Ngày 11/8, Jakarta ghi nhận thêm 40 ca tử vong và 1.222 bệnh nhân hồi phục. Tính đến nay, thành phố thủ đô của Indonesia chỉ còn 10.520 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện hoặc tự cách ly tại nhà, thấp nhất trong 7 tỉnh và thành phố trên hai hòn đảo Java và Bali đông dân.
Dù được xếp vào vùng màu cam, Jakarta vẫn nằm trong danh sách các địa phương thực thi lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ 4. Nguyên nhân là phần lớn các địa phương trong khu vực Đại Jakarta (gồm Jakarta và 4 thành phố vệ tinh) vẫn đang thực thi PPKM cấp độ 4.
Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 15/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Philippines tăng tốc tiến độ tiêm chủng ở thủ đô Manila
Các trung tâm tiêm chủng ngừa COVID-19 trên toàn thủ đô Manila của Philippines đang tăng tốc tiến độ tiêm chủng, trong đó có cả mở cửa hoạt động 24/24, nhằm ngăn chặn số ca mắc COVID-19 đang gia tăng do biến thể Delta gây ra.
Hoạt động đi lại ở vùng đô thị Manila bao gồm 16 thành phố và là nơi sinh sống của 13 triệu dân, đã bị hạn chế nhằm kiểm soát sự lây lan của biến thể Delta. Theo ông Joan Carbonell, giám sát viên tại một trung tâm tiêm chủng ở Manila, một số trung tâm tiêm chủng quyết định hoạt động vào cả ban đêm nhằm tránh tình trạng đông người đi tiêm chủng ban ngày.
Tuần trước, hàng nghìn người xếp hàng chờ đến lượt tiêm chủng ở bên ngoài các điểm tiêm chủng ở Manila sau khi có tin đồn rằng những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ không được rời khỏi nhà.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, Philippines ghi nhận hơn 1,67 triệu ca mắc COVID-19 và 29.000 ca tử vong. Theo số liệu của Bộ Y tế Philippines, ngày 10/8 là ngày thứ 6 liên tiếp, nước này ghi nhận tỉ lệ xét nghiệm dương tính liên tiếp tăng, lên tới 21,9%, so với khoảng 15% vào đầu tháng 8.
Toàn thế giới vượt 205 triệu ca mắc COVID-19; châu Á vẫn là điểm nóng Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 22h ngày 11/8 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng trên 205 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có trên 4,33 triệu người đã tử vong. Số người bình phục hiện đã lên tới trên 184 triệu người. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Jonesboro, Arkansas,...