Philippines: Không cần gửi Trung Quốc thư mời đặc biệt dự APEC
Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố không cần gửi cho Trung Quốc thư mời đặc biệt, mà chỉ là thư thường như các nước để tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) do Manila đăng cai tổ chức.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, ông Charles Jose – Ảnh: AFP
“Không có thư mời đặc biệt cho Trung Quốc. Nước này sẽ nhận được thư mời như tất cả các quốc gia khác. Nhưng chúng tôi cũng muốn tất cả lãnh đạo APEC sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô Manila”, ông Charles Jose, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines ngày 12.8 cho biết, theo trang tin Inquirer (Philippines).
Ông Jose nói Philippines và văn phòng APEC vẫn chưa nhận được thư xác nhận những lãnh đạo nào sẽ tham dự thượng đỉnh APEC diễn ra vào ngày 18-19.11.2015 tại thủ đô Manila, Philippines. Dự kiến Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nguyên thủ khác sẽ đến Philippines tham dự thượng đỉnh APEC.
Ông Jose cho hay Bộ Ngoại giao Philippines kỳ vọng vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông sẽ không ảnh hưởng đến việc Trung Quốc tham dự APEC.
Trước đó, đài ABS-CBN (Philippines) ngày 13.7 trích một nguồn tin ngoại giao nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ không dự APEC ở Philippines.
Video đang HOT
Nguồn tin này nói rằng ông Tập Cận Bình thay đổi quyết định là vì phát biểu của Tổng thống Philippines, Benigno Aquino III hồi tháng 6 đã so sánh hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông như Đức Quốc xã xâm chiếm châu Âu thời Chiến tranh thế giới thứ 2. Nếu ông Tập Cận Bình vắng mặt tại hội nghị APEC năm nay, đây sẽ là lần đầu tiên lãnh đạo Trung Quốc vắng mặt tại sự kiện này.
Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp Tổng thống Benigno Aquino III tại APEC 2014 ở Bắc Kinh, Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Trở lại với tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines ngày 12.8, Manila cũng bày tỏ sự hài lòng với kết quả của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) tổ chức tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia hồi tuần rồi. “Chúng tôi đã muốn đưa vấn đề Biển Đông vào phiên thảo luận và tuyên bố chung của AMM”, ông Jose nói. Kết thúc hội nghị, các ngoại trưởng ASEAN đã đưa ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc trước hành động xây đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
Tuy nhiên, việc thiết lập Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN vẫn còn là một chặng đường dài phía trước, ông Jose thừa nhận.
Trước đó, vào ngày 10.8, chính quyền Trung Quốc đã phản ứng lại phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry rằng Washington không chấp nhận Bắc Kinh tự áp đặt “những giới hạn” hoạt động tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn ngang ngược tuyên bố Bắc Kinh đang xây dựng cơ sở dân sự “phục vụ cộng đồng” tại các đảo nhân tạo, bao gồm bệnh viện, viện nghiên cứu hàng hải, hải đăng, cơ sở tìm kiếm và cứu hộ tại Biển Đông.
Thượng nghị sĩ Philippines, ông Francisco Acedillo hôm 10.8 cho hay ông đã nắm được thông tin một tàu tuần duyên Trung Quốc đã neo đậu hơn một tháng qua gần một chiếc tàu vận tải quân sự của Hải quân Philippines mắc cạn gần bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ông Acedillo cảnh báo sự hiện diện của tàu tuần duyên Trung Quốc ở gần bãi Cỏ Mây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Philippines.
Trung Quốc cũng đã chiếm bãi cạn Scarborough trên Biển Đông từ tay Philippines vào năm 2012. Manila đã đệ đơn kiện phản đối tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc nuốt trọn gần cả Biển Đông lên tòa án quốc tế, nhưng Bắc Kinh từ chối không tham dự phiên phân xử.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nghị sĩ Philippines tố tàu Trung Quốc neo đậu gần bãi Cỏ Mây
Một nhà lập pháp Philippines cho biết một tàu tuần duyên Trung Quốc "thả neo" cách đây hơn một tháng gần bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.
Một tàu tuần duyên Trung Quốc. Ảnh: news.usni
Theo VOA, Nghị sĩ Francisco Acedillo nói các nguồn tin tình báo của ông biết rằng tàu tuần duyên Trung Quốc đã ở vùng biển "rất gần" con tàu rỉ sét cũ từ thời Thế chiến II mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây.
Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng là đối tượng tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc.
BRP Sierra Madre, tàu chở dầu đổ bộ dài 100 m, được đóng cho hải quân Mỹ trong Thế chiến II. Hải quân Philippines sau khi tiếp nhận đã cố tình cho tàu mắc cạn trên bãi Cỏ Mây để thể hiện sự hiện diện của Manila ở nơi này. Một nhóm nhỏ binh sĩ Philippines đang đồn trú trên tàu.
"Nó là một vấn đề lớn với tôi, bởi giả sử trong trường hợp đội 8 lính của chúng ta buộc phải rời Ayungin, điều đó sẽ dễ dàng cho phép Trung Quốc có chỗ đứng ở Bãi Ayungin", nhà lập pháp Acedillo nói, dùng tên tiếng Philippines của bãi Cỏ Mây.
Ông cho biết tàu Trung Quốc thả neo hơn một tháng trước và hiện chưa rõ nó còn ở đó hay không. VOA tìm cách liên lạc với một số quan chức quân sự để xin xác nhận thông tin của ông Acedillo, nhưng giới chức không hồi đáp. Trung Quốc cũng không nói gì về con tàu thả neo gần bãi này.
Vị trí bãi Cỏ Mây (chấm xanh) trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hình nhỏ là ảnh vệ tinh chụp bãi cạn. Đồ hoạ: blogspot
Trọng Giáp
Theo VNE
Trung Quốc lo sợ, Philippines úp mở Trung Quốc lo sợ khi Nhật Bản và Philippines tăng cường hợp tác quân sự, còn Philippines chỉ đưa ra những tuyên bố đầy ẩn ý. Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải mới đây lớn tiếng rằng "một bộ phận người dân Trung Quốc" không coi các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực là lý do để hình thành...