Philippines kêu gọi giải pháp quốc tế về tranh chấp Biển Đông tại ASEM
Philippines hôm nay 5/11 đã kêu gọi một giải pháp quốc tế đối với những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh Á-Âu đang diễn ra ở Lào, và cho biết các tuyến đường biển toàn cầu đang lâm nguy.
Tổng thống Philippines Aquino.
Video đang HOT
Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã nêu vấn đền trên trong các cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu(EU) cũng như với Tổng thống Thụy Sỹ Eveline Widmer-Schlumpf và Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu ( ASEM) tại Lào.
“Chúng tôi đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng ngày càng lớn của an ninh hàng hải” tại Biển Đông (Philippines gọi là Biển Tây Philippines), người phát ngôn của ông Auino, Herminio Coloma, cho hay. “Đã có nhất trí rằng đây là vấn đề quyền lợi quốc tế, do một lượng lớn tuyến đường thương mại quốc tế đi qua vùng biển này”, ông cho biết với các phóng viên tại thủ đô Vientiane.
Hai nước Thụy Sĩ và Na Uy “chia sẻ quan điểm, ủng hộ lập trường của Philippines về tầm quan trọng của Biển Đông trong việc giao thương và phải giải quyết bằng thể thức hòa bình, tôn trọng luật biển”, ông cho biết.
Phát ngôn viên tổng thống Philippines cho biết thêm, chắc chắn Tổng thống Aquino sẽ đưa vấn đề tranh chấp biển đảo ra trước cuộc họp thượng đỉnh Á-Âu có Trung Quốc tham dự, và sẽ thảo luận riêng với Italia và Nhật Bản, quốc gia Đông Á cũng đang căng thẳng với Bắc Kinh tại biển Hoa Đông.
Chính phủ Philippines luôn tỏ ra năng nổ và không ngần ngại tận dụng mọi cơ hội, mọi diễn đàn để xác định chủ quyền biển đảo. Một trong những lập luận của Manila được các quốc gia Tây phương xa xôi quan tâm là nếu Biển Đông bị bất ổn thì tiền bảo hiểm hàng hải sẽ tăng cao, gây khó khăn cho ngành ngoại thương của cả thế giới.
Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, thậm chí lấn vào cả vùng biển gần bờ biển của các nước láng giềng, như Việt Nam, Philippines.
Philippines kể từ tháng 4 vừa qua đã vướng vào căng thẳng với Trung Quốc ở bãi đá ngầm Scarborough trên Biển Đông. Tổng thống Aquino từ trước luôn khẳng định cần phải giải quyết tranh chấp trên phương diện đa phương, song Trung Quốc lại muốn giải quyết song phương, với từng nước một. Cách tiếp cận của Trung Quốc được giới phê bình đánh giá là mang ý đồ “chia nhỏ để trị”, nhằm dễ bề lấn lướt các nước yếu thế hơn.
Theo Dantri
Trung Quốc không dự Diễn đàn Quốc phòng Tokyo
Ngày 31-10, Diễn đàn Quốc phòng Tokyo thường niên đã khai mạc tại Thủ đô Tokyo của Nhật Bản mà không có sự tham dự của Trung Quốc.
"Chúng tôi ban đầu hy vọng có thể trao đổi một số quan điểm với Trung Quốc trong diễn đàn quốc tế lần này, nhưng đoàn Trung Quốc đã không tới tham dự" - Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto phát biểu với phóng viên sau lễ khai mạc. Trước đó, truyền thông Nhật Bản cho hay, sự vắng mặt của Trung Quốc lần này là do căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền giữa hai nước.
Trong diễn văn khai mạc, ông Morimoto nói rằng, diễn đàn lần này sẽ thảo luận về vai trò của Mỹ trong hợp tác an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và kêu gọi các nước trong khu vực hợp tác để đối phó với những thử thách an ninh mới và duy trì sự ổn định hòa bình trong khu vực. Diễn đàn quốc phòng Tokyo được tổ chức thường niên từ năm 1996 với sự tham gia của các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tổ chức quốc tế.
Trong khi đó, kênh truyền hình NHK của Nhật Bản cho hay, không có cuộc gặp song phương giữa nhà lãnh đạo Nhật Bản và Trung Quốc tại Hội nghị cấp cao Á - Âu (ASEM) diễn ra tại Lào từ ngày 4 đến 6-11-2012.
Theo ANTD
ASEM cam kết tăng việc làm bền vững cho thanh niên Ngày 25.10, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB-XH chủ trì phối hợp Bộ Ngoại giao, Ủy ban Châu Âu tổ chức hội nghị Bộ trưởng lao động, việc làm ASEM lần thứ 4, với chủ đề: Việc làm và an sinh xã hội - chìa khóa để phát triển bền vững và toàn diện. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới dự. Hội nghị có...