Philippines kêu gọi ASEAN đoàn kết chống lại Trung Quốc
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines hôm 18/7 cho biết Manila đang thúc đẩy một cuộc họp các quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông để đưa ra lập trường chung để đối phó với Trung Quốc
Cả Philipines và Trung Quốc hiện đang vướng vào cuộc tranh chấp lãnh thổ giành quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough trên Biển Đông – một khu vực dồi dào trữ lượng dầu mỏ, khí đốt và nguồn thủy hải sản.
Trong khi đó, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng đều tuyên bố chủ quyền tại nhiều khu vực trên Biển Đông.
Trung Quốc trái phép đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển của Việt Nam.
Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết Philippines muốn tổ chức các cuộc thảo luận với Brunei, Malaysia và Việt Nam trước khi các bộ trưởng ngoại giao thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gặp gỡ tại hội nghị thường niên tại Myanmar vào tháng tới.
“Chúng tôi muốn tổ chức một cuộc họp riêng trước khi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng ASEAN. Chúng tôi vẫn chưa thống nhất về thời gian họp song tiến trình vẫn đang được tiến hành”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Del Rosario trả lời giới báo chí sau cuộc hội đàm với quyền Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkeow.
Hồi đầu tháng này, ông del Rosario cũng đã tới thăm Brunei, Indonesia và Việt Nam để kêu gọi sự ủng hộ về việc tổ chức một cuộc họp riêng. Jakarta cũng đưa ra đề xuất riêng cho cuộc đối thoại giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm xoa dịu tình hình căng thẳng, sau khi Bắc Kinh lai dắt và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam hồi đầu tháng Năm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đêm ngày 15/7, Trung Quốc đã bất ngờ tuyên bố kéo Hải Dương-981 về đảo Hải Nam của nước này sau 3 tháng tiến hành hoạt động thăm dò.
“Chúng tôi đặc biệt quan ngại về tình hình hiện nay. Chúng tôi hy vọng mức độ căng thẳng được hạ nhiệt. Chúng tôi mong các bên đưa ra những giải pháp mang tính xây dựng, tin tưởng và hợp tác. Các bên liên quan cần kiềm chế”, quyền Ngoại trưởng Thái Lan Sihasak phát biểu trước giới báo chí.
Ông Sihasa nhấn mạnh Thái Lan đang góp phần xây dựng sự đoàn kết giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như khẳng định Bangkok đã làm hết sức mình để thúc đẩy đối thoại, đặc biệt trong nỗ lực nhằm tiến tới ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Theo Infonet
Báo, ngoại giao Trung Quốc nói gì về sự kiện đưa giàn khoan 981 về Hải Nam?
Điều này cho thấy, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đã gây sức ép lớn với Trung Quốc, cần tiếp tục kiên quyết đấu tranh dù tình hình nóng hay lạnh.
Hồng Lỗi - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Có phóng viên hỏi về vấn đề giàn khoan 981 của Trung Quốc rút về Lăng Thủy, đảo Hải Nam, sau hơn 2 tháng hạ đặt phi pháp trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 17 tháng 7 cho rằng, điều này là thực hiện kế hoạch "bình thường", "không liên quan đến nhân tố bên ngoài".
Ông Lỗi tiếp tục giở giọng ngang ngược quen dùng, cho rằng: "Trung Quốc kiên định bảo vệ cái gọi là "chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển quốc gia (ở Biển Đông), dốc sức vào bảo vệ hòa bình và ổn định Biển Đông".
Trên thực tế, Trung Quốc không có chủ quyền đối với các đảo đá ở Biển Đông như quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa; Trung Quốc nói "bảo vệ chủ quyền" ở đây thực chất là đã, đang và có ý đồ xâm lược lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam và các nước ven Biển Đông, cố tình biến các vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp, tìm cách biến vùng biển chủ quyền của Việt Nam thành của họ.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không tiếp tục xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam.
Đối với lời kêu gọi dừng các hành động gây hấn đơn phương và tạo điều kiện tiếp tục thực hiện DOC của Mỹ, ông Lỗi cho rằng "Hy vọng quốc gia có liên quan ứng xử với vấn đề liên quan bằng thái độ công bằng". Như vậy, "công bằng" của Trung Quốc là 80-90% Biển Đông thuộc "đường lưỡi bò" - thuộc về Trung Quốc - một yêu sách không thể chấp nhận được.
Ngoài người phát ngôn, trang mạng qianzhan còn dẫn tờ "Nhân Dân nhật báo" Trung Quốc cho rằng, giàn khoan 981 rút về không phải do "nước khác chỉ huy". Có nguồn tin cho rằng, việc Trung Quốc rút giàn khoan 981 có thể còn liên quan đến thời tiết.
Tuy nhiên, cũng một bài viết khác trên trang mạng qianzhan Trung Quốc đã dẫn chuyên gia cho rằng, việc rút giàn khoan này cũng có các tác động chính trị, trước hết là "giữ được quan hệ song phương Trung-Việt".
"Điều này sẽ tác động đến tình hình chính trị của Hà Nội, Trung Quốc làm như vậy có thể ngăn chặn Việt Nam sử dụng biện pháp pháp lý, ngăn chặn Việt Nam thay đổi và tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ".
Trung Quốc khủng bố Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam: định đâm chìm tàu kiểm ngư KN 951 của Việt Nam.
Có lẽ, thủ đoạn của Trung Quốc một phần là như vậy. Việt Nam cần tiếp tục cuộc đấu tranh kiên quyết, không ngừng, liên tục và mạnh mẽ hơn để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo.
Bởi vì, tham vọng ngông cuồng của Trung Quốc đã thể hiện rất nhất quán, hành động ngày càng ngang ngược và họ còn đang sử dụng tổng hợp mọi chiêu trò, thủ đoạn khác mà nhiều tờ báo, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam cũng như chính dư luận Trung Quốc đã, đang phản ánh, vạch trần.
Báo Trung Quốc tiếp tục dũng võ mồm đe dọa: Philippines và Việt Nam cần "thận trọng", không "lấy đá đập chân mình".
Bài báo nhận định, Mỹ và Việt Nam có thể sẽ nhân cơ hội giàn khoan 981 rút đi để tiếp tục hành động, nhất là Việt Nam có thể coi đây là thắng lợi của cuộc đấu tranh (bảo vệ chủ quyền biển đảo), rồi tiếp tục tuyên truyền rộng rãi.
Bài báo còn cho rằng, Biển Đông thực sự là một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất trên thế giới, cuộc "tranh chấp" (Trung Quốc khiêu khích, xâm lược) lần này đã kéo vào cả Nhật Bản, Philippines và Việt Nam, "tất cả đều đang thách thức yêu sách quyền lợi biển của Trung Quốc".
Trung Quốc điều đông đảo tàu chiến, máy bay quân sự, tàu hải cảnh, tàu cá vỏ sắt... xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc rút giàn khoan: Kết thúc là sự bắt đầu Rạng sáng ngày 16/7, Tân Hoa xã đưa tin Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 vì đã "thu đủ dữ liệu" tài nguyên. Thông báo này đồng nghĩa với Việc hạ đặt giàn khoan trái phép đến đây kết thúc? hay chỉ là "một bước lùi, ba bước tiến" của nhà cầm quyền Trung Quốc? Hãy coi chừng con mãnh thú...