Philippines hối thúc Mỹ tuần tra chung ở biển Đông
Bộ Quốc phòng Philippines hôm 14-1 cho biết nước này đã kêu gọi Mỹ tiến hành các cuộc tuần tra kết hợp ở biển Đông trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo.
Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines – Mỹ đã gặp nhau trong tuần này tại Washington, lần thứ hai trong 3 năm trở lại đây, để thảo luận về thương mại và an ninh, tập trung vào tình hình biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Peter Paul Galvez nói với phóng viên tại Manila: “Chúng tôi đang đề nghị Mỹ tuần tra chung ở biển Đông. Nhu cầu về sự hợp tác tại vùng biển này đang gia tăng”.
Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ – Philippines nhưng từ chối bình luận về đề xuất nói trên của Manila.
Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ – Philippines. Ảnh: Hải quân Mỹ
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Bill Urban lưu ý Washington “tham gia vào nhiều hoạt động phòng thủ chung” thường xuyên với các đồng minh quân sự, bao gồm diễn tập, xây dựng năng lực, đào tạo quân đội và chia sẻ thông tin tình báo.
Video đang HOT
“Chúng tôi liên tục đánh giá các phương thức củng cố và tăng cường hợp tác quân sự với các đồng minh để đáp ứng tốt hơn những thách thức an ninh trong khu vực” – ông Urban cho biết.
Phát biểu tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Hải quân gần thủ đô Washington hôm 14-1, Bộ trưởng Mabus cũng nói rằng Hải quân Mỹ đã làm việc chặt chẽ với Hải quân Philippines thông qua các cuộc tập trận chung.
“Họ là một đối tác quốc tế rất, rất quan trọng và họ đang là một phần rất quan trọng của thế giới” – ông Mabus khẳng định.
Một phát ngôn viên quân đội Philippines hôm 13-1 cho hay Manila đã đề nghị Washington sử dụng 8 căn cứ của nước này để xây dựng cơ sở lưu trữ thiết bị quân sự theo một thỏa thuận an ninh mới.
Tình hình ở biển Đông dậy sóng hồi đầu tháng này sau khi Trung Quốc bay thử nghiệm từ bãi Đá Chữ thập, một trong ba hòn đảo nhân tạo Bắc Kinh đang cải tạo và xây dựng sân bay trái phép.
P.Nghĩa (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Nhật Bản quyết định tăng cường hiện diện ở Biển Đông
Nhật Bản quyết định tăng cường hiện diện ở Biển Đông
Theo báo Yomiuri Shimbun, Nhật Bản quyết định tăng cường hiện diện ở Biển Đông, thông qua máy bay tuần tra P-3C.
Theo tờ Yomiuri Shimbun, Bộ Quốc phòng và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đã quyết định rút về nước máy bay tuần tra P-3C tham gia chống cướp biển ngoài khơi Somalia và trên đường về sẽ quá cảnh ở các nước đang có tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có Philippines và Việt Nam.
Các chuyến bay của P-3C của Nhật Bản sẽ ưu tiên tiếp nhiên liệu tại các nước như Việt Nam, Philippines và Malaysia vốn có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Mặc dù máy bay tuần tra P-3C của Nhật Bản tham gia các hoạt động chống cướp biển ngoài khơi Somalia, chúng thường tiếp nhiên liệu ở các căn cứ xa Biển Đông, trong đó có Thái Lan. Hiện thời, trong khi duy trì các chuyến bay ra nước ngoài, các chuyến bay này sẽ ưu tiên tiếp nhiên liệu tại các nước như Việt Nam, Philippines và Malaysia - các nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Mặc dù động thái tiếp nhiên liệu này có vẻ bình thường, nhưng tác động của nó sẽ là đáng kể. Do máy bay P-3C có khả năng giám sát tiên tiến, sự hiện diện của nó ở các chặng dừng mới sẽ bao quát phần lớn Biển Đông, nơi mà hành vi ngang ngược của Trung Quốc tiếp tục là mối quan tâm không chỉ đối với các quốc gia Đông Nam Á tuyên bố chủ quyền mà còn đối với các cường quốc như Mỹ và Nhật Bản.
Nói rộng hơn, theo Yomiuri Shimbun, đây là một trong những cách riêng mà Nhật Bản góp phần vào việc bảo vệ tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, sau khi Mỹ tuần tra xung quanh các "đảo nhân tạo" mà Trung Quốc bồi đắp trái phép năm ngoái. Trong khi chưa có việc tuần tra chung Mỹ-Nhật Bản ở Biển Đông, hai nước ngày càng phối hợp hoạt động trong khu vực, kể cả bằng cách tập trận hải quân lần đầu tiên giữa hai nước ở Biển Đông hồi tháng 10 năm ngoái.
Ngoài ra, máy bay tuần tra P3-C có thể là một phần của giao lưu quốc phòng giữa Nhật Bản với các nước hữu quan. Theo dự kiến, máy bay tuần tra P-3C sẽ thực hiện chặng dừng ở Vịnh Cam Ranh của Việt Nam trong tháng 2/2016. Theo Yomiuri Shimbun, trong chuyến Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani, hai bên đã đồng ý rằng tàu Nhật Bản có cập cảng tại Vịnh Cam Ranh. Tuy nhiên, các quan chức Việt đã nói rõ rằng tàu nước ngoài sẽ chỉ cập bến ở phần cảng quốc tế, chứ không phải là căn cứ hải quân Cam Ranh.
Các chặng dừng khác được đề cập đến là Palawan ở Philippines và Labuan ở Malaysia, cả hai cũng đều rất quan trọng. Philippines đang xây dựng một căn cứ hải quân ở Vịnh Oyster thuộc đảo Palawan và cách quần đảo Trường Sa khoảng 100 hải lý. Căn cứ hải quân ở Vịnh Oyster có thể chứa được các tàu hải quân lớn và có các hệ thống radar hiện đại giám sát tình hình Biển Đông. Philippines và Nhật Bản cũng đã tiến hành tập trận hải quân chung đầu tiên hồi năm ngoái và phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) liên quan đến việc Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông dự kiến được đưa ra vào cuối năm nay.
Đối với Labuan ở ngoài khơi bờ biển Borneo, Mỹ và Malaysia - trong cuộc hội đàm ở Thủ đô Kuala Lumpur - đã đạt được thỏa thuận cho phép máy bay tuần tra P-8 Poseidon và P-3 Orion của Hải quân Mỹ hạ cất cánh tại căn cứ Không quân Hoàng gia Malaysia ở đó. Malaysia ngày càng lo ngại trước việc Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển của nước này.
Hồi tháng 12/2015, Singapore đã cho phép Mỹ triển khai luân phiên máy bay do thám P-8 Poseidon ở đảo quốc này.
Minh Châu (Theo The Diplomat)
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc yêu cầu Mỹ tôn trọng lợi ích riêng Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng Mỹ cần tôn trọng các lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh bằng cách ngừng bán vũ khí cho Đài Loan hay "chấm dứt tuần tra quân sự ở Biển Đông". Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp của Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc gặp hồi tháng 5 năm nay. Ảnh: Reuters...