Philippines hiện đại hóa quân đội: Mỹ giúp được đến đâu?
Chính phủ Philippines đang hết sức nỗ lực hiện đại hóa quân đội để có thể đối phó với những mối đe dọa từ bên ngoài.
Ba mục tiêu hiện đại hóa
Mục tiêu bao trùm của quá trình hiện đại hóa là giúp các lực lượng vũ trang Philippines có đủ năng lực cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, đối phó với những thách thức an ninh từ bên ngoài và bảo vệ những lợi ích hàng hải chiến lược của Manila – đặc biệt là những lợi ích gắn với Biển Đông.
Để đạt mục tiêu đó, Philippines tập trung vào 3 nhiệm vụ đổi mới trong giai đoạn ngắn hạn và trung hạn.
Quân đội Philippines trong cuộc tập trận chung với Mỹ trên Biển Đông.
Nhiệm vụ đầu tiên là thành lập “các lực lượng đáp trả chiến lược thích hợp” cho mọi phân nhánh của quân đội, tiến hành các nhiệm vụ phòng vệ tích hợp và phòng ngừa những mối đe dọa tiềm tàng từ bên ngoài có thể gây hại cho những lợi ích quốc gia cốt lõi.
Nhiệm vụ thứ hai là xây dựng một hệ thống chỉ huy tác chiến tiên tiến (gồm chỉ huy, điều khiển, truyền tin, máy tính, tình báo) cho các hoạt động quốc phòng chiến lược và nâng cao kĩ năng nhận định tình hình thông qua việc thu thập thông tin, phân tích và xâu chuỗi thông tin cũng như phân tán thông tin nhanh hơn.
Video đang HOT
Nhiệm vụ thứ ba là phát triển một mạng lưới thông tin liên lạc qua vệ tinh hiện đại để kết hợp với hệ thống chỉ huy tác chiến thực hiện nhiệm vụ giám sát và khảo sát toàn bộ chủ quyền Philippines.
Đặc biệt, có hai nhân tố có vai trò quan trọng là động lực khiến Philippines tiến hành hiện đại hóa của quân đội.
Thứ nhất là một môi trường an ninh nội bộ được cải thiện do sự suy thoái của các phong trào li khai và khủng bố.
Thứ hai là tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ngày càng căng thẳng. Trung Quốc tỏ ra quyết liệt với tuyên bố chủ quyền của nước này đối với các hòn đảo trên Biển Đông.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã tìm cách đối phó với các tuyên bố của Bắc Kinh trên Biển Đông bằng cách hướng chi tiêu quốc phòng thay vì cho các mục tiêu nội bộ hướng ra các mục tiêu an ninh bên ngoài.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là các kế hoạch hiện đại hóa quân đội của ông Aquino có thể không tạo đủ sức mạnh để đối phó với sự quyết liệt của Trung Quốc trong tương lai gần. Ngoài ra, chính phủ Philippines cũng chưa có một chiến lược khả thi trước những khó khăn về tài chính.
Giải pháp cho quân đội Philippines
Theo nhà nghiên cứu Peter Chalk của tập đoàn tư vấn RAND (Mỹ), giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề này là Philippines có thể xem xét lại các kế hoạch sắm máy bay chiến đấu, tàu chiến và các thiết bị tình báo hiện đại. Thay vào đó, Manila có thể tập trung khai thác các nguồn lực trong nước có sẵn để xây dựng một hệ thống tên lửa chống tàu và tên lửa mặt đất hiệu quả.
Tàu tuần duyên lớp Hamilton của được Philippines mua lại từ lực lượng Canh gác bờ biển Mỹ.
Mỹ đã bày tỏ mong muốn hỗ trợ các kế hoạch hiện đại hóa quốc phòng của Philippines để giúp nước này đối phó với những hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tuy nhiên, hỗ trợ Manila mua sắm máy bay, tàu hải quân và thiết bị liên lạc hiện đại để có thể làm đối trọng với quân đội Trung Quốc ngày càng lớn mạnh sẽ là nhiệm vụ ốn kém lại nguy hiểm đối với Mỹ. Việc Mỹ giúp đỡ Philippines có thể khiến mối quan hệ Washington – Bắc Kinh vốn đã căng thẳng càng xấu đi.
Nếu Mỹ giúp Philippines xây dựng một hệ thống quốc phòng bờ biển lưu động, chi phí sẽ thấp hơn và ít gây căng thẳng với Trung Quốc hơn. Hệ thống đó cũng sẽ giúp Manila tăng cường năng lực đối phó với sức ép từ Bắc Kinh.
Tuy nhiên, công cuộc hiện đại hóa quân đội của Philippines cũng gặp một số vấn đề nội bộ như tình trạng tham nhũng, quản lý kém hiệu quả, đấu đá nội bộ, kĩ năng điều tra kém và rò rỉ thông tin tình báo.
Theo Kiến Thức
Trung Quốc phản ứng trước cáo buộc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Ông Vương Quán Trung, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, ngày 31.5 lên tiếng chỉ trích việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tố cáo Trung Quốc 'hành động đơn phương' gây bất ổn trên biển Đông.
Ông Vương bắt tay với ông Hagel bên lề Đối thoại Shangri-la - Ảnh: Reuters
Phát biểu tại diễn đàn Đối thoại Shangri-la ở Singapore ngày 31.5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tố cáo Trung Quốc có những hàng động đơn phương gây bất ổn ở biển Đông và cảnh báo Washington sẽ không làm ngơ nếu trật tự quốc tế bị đe dọa.
Cũng tại Đối thoại Shangri-la, ông Vương cho rằng lời cáo buộc của ông Hagle là vô căn cứ và đe dọa.
Trước đó, trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Malaysia Najib Razak hôm qua 30.5 tại thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh sẽ không gây bất ổn ở biển Đông, nhưng cảnh báo sẽ phản ứng lại những hành động "khiêu khích" từ các quốc gia liên quan.
Ông Tập đưa ra phát ngôn trên giữa lúc căng thẳng trên biển Đông leo thang khi Bắc Kinh ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam và tàu Trung Quốc còn hung hăng bắn vòi rồng, đâm húc tàu của các lực lượng chấp pháp Việt Nam tại khu vực đặt giàn khoan trái phép.
"Chúng tôi sẽ không bao giờ gây bất ổn, nhưng sẽ phản ứng lại bằng biện pháp cần thiết đối với những hành động khiêu khích từ các quốc gia có liên quan", ông Tập nói, theo Reuters.
Ông Tập nói với ông Najib rằng tình hình ở biển Đông "nói chung là ổn định, nhưng có những dấu hiệu xuất hiện đáng để chúng ta quan tâm".
Theo TNO
Mỹ sẽ phản ứng lại những chiến thuật hung hăng của Trung Quốc Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ, ngày 30.6 cho biết Mỹ sẽ phản ứng lại những chiến thuật hung hăng của Trung Quốc. Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ - Ảnh: Reuters Trả lời phỏng vấn đài NHK khi tham dự diễn đàn Đối thoại Shangri-La tại Singapore ngày 30.6,...