Philippines giải cứu 3 con tin người Indonesia bị bắt cóc

Theo dõi VGT trên

Quân đội Philippines ngày 16/9 thông báo giải cứu được 3 con tin người Indonesia bị bắt cóc ở khu vực phía Nam nước này sau gần 20 tháng bị giam cầm.

Philippines giải cứu 3 con tin người Indonesia bị bắt cóc - Hình 1

Các binh sĩ quân đội Philippines. Ảnh minh họa: AFP.

Những người này được giải cứu lúc 16h chiều qua (15/9) tại một ngôi làng xa xôi hẻo láng thuộc thị trấn Indanan, tỉnh Sulu. Các nạn nhân được may mắn cứu thoát vốn bị bắt cóc kể từ ngày 18/1 năm ngoái, khi đang có mặt trên tàu cao tốc ngoài khơi đảo Taganak, tỉnh Tawi-Tawi.

Những người này vừa được đưa đến một bệnh viện địa phương để kiểm tra sức khỏe, trước khi được bàn giao lại cho Đại sứ quán Indonesia tại Philippines. Hiện chưa có thông tin về những kẻ bắt cóc.

Quân đội Philippines nghi ngờ có thể phiến quân Abu Sayyaf là những kẻ chủ mưu vì nhóm này từng thực hiện nhiều vụ bắt cóc tương tự trước đó đối với những đối tượng là người nước ngoài tại khu vực này, trong đó bao gồm các công dân mang quốc tịch Indonesia./.

Theo Phương Anh/VOV1Theo Tân Hoa xã

Hiểm họa đại dương 'ngạt thở' vì rác nhựa từ châu Á

Điều tra cho thấy Indonesia, Trung Quốc, Philippines, Thái Lan và Việt Nam thải nhiều rác nhựa ra biển hơn tất cả các nước còn lại trên thế giới cộng lại.

Gần đây, cái c.hết của cá voi hoa tiêu vây ngắn tại Thái Lan đã gây bức xúc cho nhiều người. Con cá nuốt 85 túi nhựa vì tưởng nhầm là thức ăn. Nhiều cá thể rùa biển và cá nược từng t.hiệt m.ạng vì lý do tương tự. Hồi tháng 3, dân mạng sửng sốt trước đoạn video do thợ lặn người Anh Rich Horner quay khi bơi qua "biển rác" gần đảo Bali, Indonesia.

Những vụ việc đáng ngại trên khiến thế giới chú ý hơn tới thảm họa rác nhựa. Anh, Trung Quốc và Chile đã bắt đầu phản đối sử dụng túi nylon. Các doanh nghiệp như Starbucks cũng đối mặt với sức ép liên quan đến ống hút nhựa.

Video đang HOT

Tuy nhiên, tại châu Á, nơi thải ra 80% rác nhựa trên biển, những nỗ lực xử lý ô nhiễm lại không thỏa đáng, thậm chí là hầu như không tồn tại.

Cái giá của phát triển thiếu kiểm soát

Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), hàng năm, khoảng 8-13 triệu tấn rác nhựa bị đổ ra biển, ước tính thiệt hại với hệ sinh thái lên tới 13 tỷ USD. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết "hơn 1/4 lượng rác thải nhựa ở đại dương xuất phát chỉ từ 10 con sông, 8 trong số đó nằm tại châu Á".

Hiểm họa đại dương ngạt thở vì rác nhựa từ châu Á - Hình 1

Rác thải chất đống tại sông ở Campuchia. Ảnh: Nikkei Asian Review.

"Năm nay, chúng tôi bắt đầu tích cực bảo vệ đa dạng sinh học biển sau khi một số thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được xác định là những chủ thể gây ô nhiễm nhiều nhất", Tiến sĩ Theresa Mundita S. Lim, giám đốc điều hành Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN, nói.

Năm 2017, tổ chức Ocean Conservancy (Bảo tồn Đại dương) phát hiện Indonesia, Trung Quốc, Philippines, Thái Lan và Việt Nam thải nhiều rác nhựa ra biển hơn tất cả các nước còn lại trên thế giới cộng lại.

Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của Đông Nam Á đi kèm với sự bùng nổ của sản xuất và tiêu dùng đồ nhựa tràn lan. Khi du lịch vươn tới cả các bãi biển hẻo lánh nhất, chai nhựa xuất hiện ở mọi nơi và ống hút đi kèm với mọi đồ uống.

Một ngày, người Thái dùng khoảng 8 túi nylon, đồng nghĩa với việc mỗi tuần, Bangkok tiêu thụ hơn 500 triệu túi. Người Singapore còn sử dụng nhiều hơn, 13 túi/ngày.

Trong khi đó, chính quyền địa phương phụ trách thu gom rác nhưng thiếu cả quỹ và kiến thức về tái chế. Rác tập trung tại bãi ngoài trời đối mặt với nguy cơ từ mưa, sạt lở và lũ lụt. Một phần đáng kể sau đó theo sông đổ ra biển.

Một ví dụ điển hình là Myanmar. Tại đây, túi nylon chất dọc sông, trôi ra biển vào mùa mưa và dạt về bãi Ngapali, địa điểm được mệnh danh là bãi tắm đẹp nhất châu Á năm 2016. "Tôi sợ rằng Ngapali sẽ bị tàn phá bởi ô nhiễm môi trường", Ohnmar Khin, chủ khu nghỉ dưỡng Sandoway, chia sẻ.

Hiểm họa đại dương ngạt thở vì rác nhựa từ châu Á - Hình 2

T.rẻ e.m nhặt chai nhựa trên sông Buriganga tại Dhaka, Bangladesh. Ảnh: Getty.

Nhựa ở mọi nơi

Tàu Arctic Sunrise của tổ chức Greenpeace (Hòa bình xanh) xác nhận hạt vi nhựa tồn tại trong nước và băng Nam Cực, đồng thời phát hiện nhiều rác thải từ hoạt động đ.ánh cá tại đây. Quỹ Ellen MacArthur dự đoán trong 30 năm tới, đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá.

"Kể cả &'vùng hoang dã rộng nhất thế giới' cũng đã bị ô nhiễm bởi các hạt vi nhựa và hóa chất", Louisa Casson thuộc Greenpeace cho biết.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), khoảng 640.000 tấn lưới đ.ánh cá bị bỏ lại biển. Chúng có thể trôi xa hàng nghìn km, mắc vào động vật hoặc phủ lên san hô. 80% số lưới tìm thấy ở Australia đều bắt nguồn từ Đông Nam Á.

Tuy nhiên, ASEAN gần đây mới nhận thức rõ về cuộc khủng hoảng nhựa. Đầu tháng 7, Ban thư ký tại Jakarta ra thông cáo "ASEAN tham gia phong trào chống lại ô nhiễm nhựa".

Dù vậy, những động thái hiện nay là chưa đủ và còn rời rạc. Tiến sĩ Lim nhấn mạnh ASEAN không có chiến dịch hay cơ chế buộc các thành viên giải quyết vấn đề. Bà hy vọng hội nghị quan chức cấp cao về môi trường tại Singapore năm nay sẽ ưu tiên nội dung bảo vệ đa dạng sinh học biển.

"Vì rác thải trôi qua cả biên giới chính trị, nên ô nhiễm không thể chỉ được giải quyết ở cấp quốc gia", tiến sĩ nói.

Phản ứng chậm trễ, nỗ lực như muối bỏ bể

Năm 2016, Indonesia thử nghiệm áp dụng phí 200 rupiah (hơn 320 VND) với túi nylon tại các thành phố lớn và giảm được 55% lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, lời phàn nàn từ người tiêu dùng đã cản trở việc mở rộng chính sách.

Malaysia cũng bắt đầu có động thái cấm hộp xốp và khuyến khích tái chế, nhưng các hộ gia đình vẫn đổ rác về các bãi thu gom không có lò đốt rác. Theo Jerker Tamelander tại UNEP, "lò đốt đóng vai trò lớn trong quá trình chuyển tiếp sang xã hội ít rác thải hơn" dù đây không phải "thuốc chữa bách bệnh" bởi chúng thải ra CO2.

Hiểm họa đại dương ngạt thở vì rác nhựa từ châu Á - Hình 3

T.rẻ e.m chiếc dùng bè tự chế để thu gom chai nhựa ở bờ Vịnh Manila, Philippines. Ảnh: Reuters.

Thái Lan đang vận hành các trạm đốt rác ở Phuket, Songkhla và Phitsanulok. Năm 2017, nước này sản xuất 171 MW từ rác thải. Mục tiêu năm 2036 là 550 MW, tương đương 2,8% tổng sản lượng điện. Tuy nhiên, tại các trang trại hải sản, rác nhựa vẫn trôi nổi. Giới chức đã đóng cửa Vịnh Maya, Phuket 4 tháng do lượng du khách quá tải và ô nhiễm. Trong khi đó, Koh Larn ở ngoài khơi Pattaya tiếp nhận 10.000 du khách mỗi ngày và chất đống 50.000 tấn rác.

Trong giai đoạn 1970-2016, lượng rác tại Singapore tăng 7 lần, đạt 8.559 tấn/ngày. Năm 2000, nước này khánh thành lò đốt lớn nhất thế giới với năng suất 4.320 tấn/ngày do Công Ty Mitsubishi Công Nghiệp Nặng xây dựng. Hoạt động đốt rác tạo năng lượng đang tạo cơ hội kinh doanh. Dự kiến nhiều cơ sở tương tự sẽ sớm xuất hiện trong tương lai.

Tuy nhiên, cải thiện công tác quản lý cùng hoạt động tái chế hiệu quả mới là cốt lõi giải quyết khủng hoảng. Quỹ Ellen MacArthur ước tính hàng năm chỉ 14% rác thải nhựa trên toàn thế giới được tái chế.

Theo Tamelander, hạt vi nhựa được tìm thấy trong hải sản ăn lọc như trai. Nhựa chứa hợp chất có hại cho con người nhưng hậu quả của việc con người tiêu thụ gián tiếp từ chuỗi thức ăn hiện chưa rõ ràng.

"Chim biển nuốt phải rác hay rùa mắc kẹt trong túi nylon đã trở thành biểu tượng cho thấy vấn đề rác thải nghiêm trọng tại đại dương, nhưng những mối nguy lớn hơn có thể đang tiềm ẩn ở nơi không hiển hiện. Khoa học mới chỉ bắt đầu khám phá vấn đề này", Michael Gross, nhà nghiên cứu tại Anh nhận định.

Ngọc Hà

Theo Zing/Nikkei Asian Review

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Gần 2.000 hộ gia đình sơ tán do nước sông dâng cao tại miền Bắc Myanmar
05:57:06 02/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp: Đảng Tập hợp Quốc gia giành ưu thế lớn tại vòng 1
15:04:17 01/07/2024
Lực lượng Nga tấn công hai thành phố lớn nhất Ukraine
16:50:55 01/07/2024

Tin đang nóng

Đệ nhất mỹ nhân là "ngoại lệ" của showbiz xuống sắc đáng tiếc sau 20 năm, U60 sống cô độc với 25.000 tỷ
07:00:06 03/07/2024
Hé lộ thời điểm Khánh Vân và bạn trai hơn 17 t.uổi tổ chức đám cưới
08:53:30 03/07/2024
Biết tôi không phải con ruột nhưng bố vẫn giấu giếm cho vợ, 27 năm sau bí mật bị phanh phui vì một hành động của mẹ
08:43:57 03/07/2024
Diễn viên đình đám tranh chấp gần 6 tỷ với chồng cũ, còn bị xúc phạm "cô đi mà sinh con với người khác"
06:55:47 03/07/2024
Lan truyền 6 cái tên bị loại của Anh Trai Say Hi, có cả sao nam hot nhất show khiến netizen bùng nổ tranh cãi!
10:03:02 03/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim trước thềm tập cuối: An Nhiên được "tẩy trắng" nhưng chưa gây phẫn nộ bằng thái độ của Ngân Hà
09:23:25 03/07/2024
Chùm ảnh: Thủ môn cứu thua không tưởng, Thổ Nhĩ Kỳ vào tứ kết EURO 2024
07:53:10 03/07/2024
Mỹ nhân gầy trơ xương đáng báo động vì giảm cân cực đoan, lý do đằng sau khiến dân tình sốc nặng
08:56:08 03/07/2024

Tin mới nhất

Thủ tướng Israel bác thông tin về việc ngừng chiến dịch quân sự tại Gaza

12:26:25 03/07/2024
Cũng theo Tổng Tham mưu trưởng IDF, Israel đã t.iêu d.iệt trên 900 tay s.úng vũ trang ở thành phố Rafah, phía Nam Gaza, kể từ khi tiến hành cuộc tấn công trên bộ tại đây hồi đầu tháng 5 năm nay.

Lý do Thủ tướng Hungary Orban bất ngờ thăm Ukraine

12:24:16 03/07/2024
Nổi tiếng là người đi ngược lại EU, phản đối viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã bất ngờ thăm Kiev.

Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?

07:00:42 03/07/2024
Những gì Ukraine đã làm là tìm ra những loại vũ khí nhỏ rẻ t.iền, dễ sản xuất và hiệu quả, theo một cách nào đó, có thể làm giảm lợi thế đó của Nga, lợi thế về quy mô nhờ chi phí rẻ, nhanh, linh hoạt, dễ sử dụng và hiệu quả.

Nga sẽ đình chỉ tham gia Hội đồng Nghị viện OSCE

06:58:50 03/07/2024
Nga cho rằng không có ý nghĩa gì khi nước này làm việc trong một tổ chức không còn là nền tảng để cân bằng và hài hòa giữa các bên.

250.000 người tại Gaza chịu tác động do lệnh sơ tán mới của Israel

06:42:46 03/07/2024
Cùng ngày, sau lệnh sơ tán nói trên, lực lượng Israel đã tiến hành các cuộc không kích tại phía Nam Gaza và giao tran với các tay s.úng của nhóm Hồi giáo vũ trang Jihad.

Israel từ chối đề nghị hỗ trợ của Ukraine trong ứng phó với UAV

06:41:02 03/07/2024
Ukraine đã lên kế hoạch mời các chuyên gia Israel nghiên cứu UAV và thử nghiệm hệ thống chống UAV để đổi lấy các công nghệ tiên tiến mà Israel dường như không muốn cung cấp.

Nga cảnh báo Israel về việc chuyển tên lửa Patriot cho Ukraine

06:37:49 03/07/2024
Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng việc đưa vũ khí nước ngoài tới Ukraine sẽ không ngăn cản Moskva đạt được các mục tiêu quân sự của mình mà chỉ kéo dài cuộc giao tranh và làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO.

Lo bài học Ukraine, Estonia tăng cường năng lực quân sự

05:42:48 03/07/2024
Quốc gia vùng Baltic thành viên EU đang tăng cường khả năng quân sự của mình, trong khi NATO cũng tăng cường hiện diện ở khu vực này.

Điện thoại di động bắt đầu hết thời vì cuộc cách mạng AI?

05:41:25 03/07/2024
Thời đại mà con người thường xuyên cúi mặt xuống chiếc điện thoại, thời hai ngón tay cái di chuyển với tốc độ ánh sáng trên màn hình smartphone đang dần kết thúc.

Kinh tế Eurozone ghi nhận dấu hiệu tích cực

21:31:32 02/07/2024
Con số này cho thấy lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu 2% - mức mà Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) coi là lý tưởng để vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định giá cả.

Hai quốc gia Đông Nam Á sẵn sàng cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Gaza

21:07:23 02/07/2024
Malaysia và Indonesia đã tham gia tích cực vào các nỗ lực gìn giữ hòa bình. Tính đến cuối tháng 4, Malaysia có 862 nhân sự tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ. Trong khi đó, Indonesia có 2.715 nhân sự.

Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS

21:00:55 02/07/2024
Vấn đề này cũng đã được thảo luận trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao BRICS tại Nizhny Novgorod, có sự tham dự của nhà ngoại giao hành đầu Thổ Nhĩ Kỳ. Mong muốn gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ không hoàn toàn mới.

Có thể bạn quan tâm

'Hoàng tử Vpop' Hoàng Hải: Rất lâu rồi tôi không trải qua cảm giác yêu, nhớ một ai đó

Nhạc việt

12:52:30 03/07/2024
Ca sĩ Hoàng Hải thừa nhận, ở t.uổi 42, lâu lắm rồi anh không yêu nên không biết miêu tả mình trong tình yêu như thế nào.

Lê Hoàng: "Tôi không tin cô nào làm diễn viên mà đẻ đến hai đứa con ngoài giá thú"

Tv show

12:45:27 03/07/2024
Người Thứ 3 tập 154 xoay quanh câu chuyện hôn nhân tan vỡ của chị M vì chồng ngoại tình, có con riêng với nhân tình.

Trạm cứu hộ trái tim giới thiệu tập cuối: Ngân Hà biến mất, An Nhiên và 3 nhân vật chiếm spotlight

Phim việt

12:41:31 03/07/2024
Clip giới thiệu phim tập cuối không hề có sự xuất hiện của Ngân Hà hay Vũ. Đáng nói, dường như khán giả cũng không mấy quan tâm đến 2 nhân vật này, bởi đoạn kết của họ có lẽ ai cũng đã đoán ra.

Midu lần đầu lên tiếng về giai đoạn "sóng gió" khi công khai lấy chồng thiếu gia

Sao việt

12:37:48 03/07/2024
Midu thừa nhận lúc công khai kết hôn là thời gian khó khăn của cặp đôi, tuy nhiên cô sẽ vượt qua tất cả vì có chồng luôn đồng hành.

Sốc nặng với diện mạo như ông lão 70 t.uổi của mỹ nam ngôn tình đình đám

Hậu trường phim

12:31:59 03/07/2024
Nam thần này là người trong mộng của hàng triệu thiếu nữ nhưng diện mạo hiện tại khiến khán giả không thể nhận ra.

JungKook được huyền thoại Diana Ross khen ngợi

Nhạc quốc tế

12:30:23 03/07/2024
Em út BTS Jungkook tiếp tục khiến người hâm mộ tự hào khi nhận được lời khen từ ca sĩ huyền thoại Diana Ross về một bài hát trong album solo đầu tay Golden .

Cô gái 33 t.uổi về quê làm ruộng: Tự do cả về vật chất lẫn tinh thần

Sáng tạo

12:25:59 03/07/2024
Năm 2016, Ye Zi lần đầu tiên đến thị trấn Shigu, Vân Nam. Bị hút hồn bởi khung cảnh núi non hùng vĩ, Ye Zi đã quyết định rời bỏ thành phố và ở lại nơi này.

Thấy cô gái trẻ ngồi cạnh gọi video call cho chồng còn nũng nịu 'chồng ơi', tôi tá hỏa nghi nghe được giọng nói từ điện thoại vọng ra

Góc tâm tình

12:13:25 03/07/2024
Sau khi nói chuyện với cô gái kia tôi mới biết cô ấy cũng bị chồng tôi lừa. Anh nói với nhân tình là đã ly hôn với vợ. Tôi và Tuấn lấy nhau đã 3 năm nhưng vẫn chưa có con.

Những bộ đầm dạ hội 'hot' nhất mùa hè 2024

Phong cách sao

11:44:55 03/07/2024
Diễn viên Quỳnh Châu Người một nhà khoe vẻ đẹp kiêu kỳ và nữ tính qua từng thiết kế đầm dạ hội đang là xu hướng cho mùa hè năm nay.

Nâng tầm du lịch Bình Định qua các giải thể thao quốc tế

Du lịch

11:38:59 03/07/2024
Tỉnh Bình Định liên tục đăng cai tổ chức các giải thể thao tầm cỡ quốc tế, trong đó có một số môn thể thao mới như đua mô tô nước, đua thuyền máy F1H2O và giải Teqball thế giới.

5 thói quen cơ bản giúp Hà Tăng giữ được làn da đẹp rạng ngời và luôn căng mướt dù đã gần 40

Làm đẹp

11:19:24 03/07/2024
Tăng Thanh Hà - ngọc nữ của màn ảnh Việt đã qua t.uổi 37 những vẫn sở hữu làn da đẹp mướt mịn. Làn da nâu của cô săn chắc vô cùng cuốn hút.