Philippines gia cố tàu mắc cạn trên bãi Cỏ Mây
Hải quân Philippines đang gia cố phần mũi và boong BRP Sierra Madre, con tàu rỉ sét mắc cạn trên bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ năm 1999, để ngăn nó bị vỡ.
Tàu BRP Sierra Madre. Ảnh: AP.
Hải quân sử dụng các tàu đánh cá vỏ gỗ cùng những phương tiện nhỏ khác vượt qua lực lượng tuần duyên Trung Quốc để đưa xi măng, thép, dây cáp và các thiết bị hàn đến tàu BRP Sierra Madre kể từ cuối năm ngoái, Reuters dẫn lời hai quan chức hải quân ở trên con tàu cho biết.
BRP Sierra Madre, tàu chở dầu đổ bộ dài 100 m, được đóng cho hải quân Mỹ trong Thế Chiến II. Hải quân Philippines sau khi tiếp nhận đã cố tình cho tàu mắc cạn trên bãi Cỏ Mây để thể hiện cho sự hiện diện của Manila ở khu vực. Có một nhóm nhỏ binh sĩ Philippines sinh sống trên tàu.
“Chúng tôi biết Trung Quốc chờ con tàu mục nát. Chúng tôi đang làm hết sức để giữ nó nguyên vẹn”, một sĩ quan nói, đồng thời cho rằng quá trình gia cố diễn ra chậm và nên hoàn tất vào cuối năm.
Theo sĩ quan hải quân còn lại, quá trình hàn thực hiện vào đêm. Các tấm nền bê tông đang được đặt phía trong phần mũi tàu để ổn định nó. Quá trình sửa chữa bắt đầu từ đầu năm nay và nhóm binh sĩ đồn trú trên tàu thực hiện công việc này.
Video đang HOT
Một tướng Philippines hiểu quá trình sửa chữa cho biết họ gia cố phần mũi và boong tàu, lắp thêm điều hòa. “Chúng tôi đang cải thiện điều kiện sống bên trong, giúp các binh sĩ thấy thoải mái hơn”, ông nói, từ chối cung cấp thêm chi tiết.
Charles Jose, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, từ chối bình luận. Ông cho biết hoạt động trên không vi phạm tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông mà Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đã ký năm 2002, theo đó cấm thay đổi nguyên trạng trong khu vực tranh chấp.
“Sửa chữa và bảo dưỡng các cơ sở sẵn có là được phép, đặc biệt, nó còn liên quan đến sự an toàn của binh sĩ của chúng tôi và an toàn đi lại”, ông Jose nói.
Bộ Quốc phòng Philippines, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa có bình luận nào.
Zhang Baohui, chuyên gia an ninh đại lục tại Đại học Lingnan, Hong Kong, nhận định Bắc Kinh sẽ tức giận về động thái sửa chữa. Các tàu của Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến thuật “đe dọa” nhưng sẽ không có những động thái có thể bị xem là hành động chiến tranh.
Bắc Kinh, ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông bằng “đường lưỡi bò” đi sát vào bờ của các nước láng giềng và cho rằng bãi Cỏ Mây là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
Phía tây bãi Cỏ Mây là đá Vành Khăn, một trong bảy thực thể thuộc quần đảo Trường Sa đang bị Trung Quốc biến thành đảo nhân tạo, sử dụng cho cả mục đích dân sự lẫn quân sự.
BRP Sierra Madre là tiền đồn quân sự và cũng là tàu hải quân còn trong biên chế của Philippines. Điều này cho phép Manila có thể đề nghị Washington hỗ trợ quân sự theo hiệp ước an ninh nếu con tàu bị tấn công, các quan chức quân sự Philippines cấp cao cho biết.
Như Tâm
Theo VNE
Phát hiện bảng và phao khắc chữ Trung Quốc ở Trường Sa
Hôm 6-7, hãng tin Reuters cho biết Hải quân Philippines đã phát hiện ra một tấm biển lớn bằng thép có chữ Trung Quốc và hàng trăm chiếc phao vàng dùng để đánh dấu trong vùng biển gần bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa.
Reuters dẫn lời một thủy thủ cho hay hồi cuối tháng 5 ông đang trên tàu cá mà hải quân sử dụng thì phát hiện thấy các phao bằng cao su và tấm biển bằng thép nổi ở bãi Cỏ Rong. Những chiếc phao này trải dài "hút tầm mắt".
Trong một cuộc phỏng vấn ở Puerto Princesa, thủ phủ của tỉnh Palawan, Philippines, ông cho hay không có bằng chứng nào cho thấy tàu Trung Quốc đã cố tình đặt những vật thể này tại đây. Tuy nhiên, khi hải quân Philippines định gỡ bỏ các phao thì một tàu tuần tra của hải quân Trung Quốc đột ngột xuất hiện, buộc tàu Philippines phải rút lui.
Thông tin trên được 2 quan chức hải quân cấp cao Philippines giấu tên xác nhận. Một vị cho biết những chiếc phao kể trên vẫn nằm ở đó khi hải quân đi kiểm tra Bãi Cỏ Rong vào giữa tháng 6, còn tấm biển đánh dấu đã được gỡ bỏ. Quân đội Philippines cho biết đây là lần đầu tiên trong những vật thể đánh dấu như trên được tìm thấy ở bãi Cỏ Rong.
Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa (Ảnh: Reuters)
Về phía Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khi được hỏi về phát hiện trên, họ nói rằng "chúng tôi không hiểu mọi người đang nói gì" nhưng lặp lại luận điệu về chủ quyền của nước này đối với quần đảo Trường Sa và những khu vực gần đó.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng không có phản hồi hay bình luận gì về thông tin trên. Đại tá Edgard Arevalo, phát ngôn viên hải quân Philippines ở Manila, cũng nói rằng ông chưa thấy báo cáo nào về vấn đề này. Trước đó, Hải quân Philippines từng tìm thấy những vật đánh dấu có ký tự tiếng Trung quanh các bãi cạn ở những khu vực khác trên Biển Đông. Năm 2011, một tấm biển bằng thép có kích cỡ tương đương một container chở hàng được phát hiện ở bãi Sa Bin của quần đảo Trường Sa, trong khi các tấm biển bằng bêtông cũng được tìm thấy ở khu vực này hồi tháng 7 năm ngoái. Phiên tòa xét xử vụ kiện của Philippines về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ diễn ra ở tòa án Liên Hợp Quốc tại The Hague, Hà Lan, hôm nay. Tuy nhiên, Trung Quốc từ chối tham gia.
Ngọc Như
Theo_PLO
Philippines chi 22 tỉ USD tăng cường sức mạnh trên Biển Đông Philippines đã lên kế hoạch tăng cường chi tiêu quân sự trong 13 năm tới với hơn 22 tỉ USD nhằm tăng cường sức mạnh tại Biển Đông. Một tàu khu trục của Philippines tại vịnh Ulugan - Ảnh: AFP Thiếu tướng Raul del Rosario, đứng đầu bộ phận phát triển kế hoạch của quân đội Philippines, cho biết Manila sẽ xây dựng...