Philippines ghi nhận số ca tử vong cao nhất kể từ tháng 4
Ngày 8/8, Bộ Y tế Philippines báo cáo thêm 287 ca tử vong vì dịch COVID-19, mức cao nhất kể từ ngày 9/4 vừa qua, đưa tổng số ca tử vong ở nước này lên 29.122 ca.
Cũng trong 24 giờ qua, số ca mới tại Philippines tăng 9.671 ca lên tổng cộng 1,66 triệu ca.
Khu vực điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Philippines đã phát hiện trên 330 ca nhiễm biến thể Delta trong những tuần gần đây, làm dấy lên lo ngại rằng biến thể này có thể lây lan khắp cả nước, giống như tình trạng đang diễn ra tại các nước Đông Nam Á. Cho đến nay, mới chỉ trên 10,7 triệu người Philippines đã tiêm phòng đầy đủ, chiếm gần 10% dân số.
Số ca mới tại Tokyo vượt 4.000 ca trong ngày thứ 5 liên tiếp
Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Sapporo, Nhật Bản ngày 3/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Nhật Bản, thủ đô Tokyo ghi nhận 4.066 ca mới trong ngày 8/8, ngày thi đấu cuối cùng tại Olympic Tokyo 2020. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 tại Tokyo vượt ngưỡng 4.000 ca.
Video đang HOT
Do sự lây lan biến thể Delta, trước đó cùng ngày, thêm 8 tỉnh tại Nhật Bản đã siết chặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, theo đó các nhà hàng phải cắt giảm thời gian mở cửa và ngừng phục vụ đồ uống có cồn. Như vậy, tính tới nay, có tất cả 13 tỉnh, thành tại Nhật Bản đang áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, đặc biệt là biến thể Delta. Trong khi đó, thủ đô Tokyo và 5 tỉnh khác cũng đang phải áp đặt biện pháp mạnh hơn là tình trạng khẩn cấp.
Tổng số ca mắc COVID-19 tại Nhật Bản đã vượt 1 triệu ca vào ngày 6/8, trong bối cảnh số ca mới liên tục ghi nhận mức cao chưa từng thấy, làm gia tăng quan ngại hệ thống y tế có thể sụp đổ. Trong khi đó, số ca mắc COVID-19 liên quan đến Olympic Tokyo kể từ đầu tháng 7 đến nay là 430 ca sau khi có thêm 26 ca mắc trong ngày thi đấu cuối cùng 8/8. Số ca tử vong do COVID-19 tại Nhật Bản hiện là hơn 15.200 ca.
Nga ghi nhận trên 22.000 ca mới
Cùng ngày 8/8, Nga phát hiện thêm 22.866 ca mới, trong đó có 2.761 ca ghi nhận ở Moskva, đưa tổng số ca lên 6.447.750 ca kể từ khi bùng phát dịch.
Theo lực lượng đặc nhiệm chống dịch COVID-19 của Chính phủ Nga, trong 24 giờ qua, nước này có thêm 787 ca tử vong do dịch COVID-19, nâng tổng số ca không qua khỏi lên 164.881 ca.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhắc Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc về phán quyết Biển Đông
Trong cuộc họp trực tuyến với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đề cập tới phán quyết về Biển Đông năm 2016.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer - Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters ngày 6-7, dẫn thông cáo từ Bộ Quốc phòng Đức, cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Kramp-Karrenbauer đã thảo luận tình hình Biển Đông với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc.
Phía Đức theo đó bàn về việc Đức triển khai tàu chiến tới Biển Đông trong năm nay. Ngoài ra, bà Kramp-Karrenbauer cũng nhắc ông Ngụy Phượng Hòa về tầm quan trọng của việc tuân thủ phán quyết của tòa án quốc tế năm 2016.
Phán quyết năm 2016 là kết quả vụ Philippines kiện tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò" (hay "đường chín đoạn") của Trung Quốc ở Biển Đông. Tới nay Bắc Kinh được cho vẫn ngó lơ phán quyết này.
Như thông tin trên Tuổi Trẻ Online trước đó, vào hôm 2-3 năm nay, một số quan chức Đức đã xác nhận việc điều một tàu hộ vệ tên lửa tới châu Á trong tháng 8.
Được biết hành trình của khinh hạm này sẽ đi ngang Biển Đông (trên đường về), và đặc biệt đây là lần đầu tiên một tàu chiến Đức đi qua Biển Đông sau gần 20 năm, kể từ 2002.
Các thông tin liên quan cho thấy tàu Đức sẽ không đi qua khu vực 12 hải lý tính từ các thực thể tranh chấp ở Biển Đông. Tuy vậy, động thái của Berlin vẫn được phía Mỹ ca ngợi, còn Trung Quốc lên tiếng cảnh báo.
Trong một cuộc họp báo một ngày sau đó, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân nhấn mạnh mọi quốc gia đều có quyền tự do đi lại trên biển và bay qua không phận ở Biển Đông, nhưng điều này không nên được dùng như cái cớ đe dọa chủ quyền, an ninh quốc gia của các nước ven biển.
Năm nay, Đức chỉ là một trong số nhiều nước châu Âu quyết định đưa tàu chiến tới Biển Đông.
Đơn cử vào tháng 3, tàu hộ vệ trinh sát Prairial (Pháp) đã có chuyến thăm cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery cho biết chuyến thăm ở cảng Cam Ranh "là sự kiện rất quan trọng của Pháp tại Việt Nam trong năm nay", cũng là thông điệp ủng hộ tự do hàng hải và hàng không của Pháp ở Biển Đông cũng như khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Trước Prairial, Pháp cũng đã điều tàu đổ bộ Tonnere và tàu hộ tống Surcouf để bắt đầu nhiệm vụ ba tháng ở khu vực Thái Bình Dương, nơi họ hai lần đi qua Biển Đông và tham gia tập trận với Mỹ và Nhật Bản trong tháng 5.
Trước đó, tàu ngầm tấn công hạt nhân SNA Emeraude và tàu hỗ trợ BSAM Seine của Pháp đã thực hiện cuộc tuần tra ở Biển Đông.
Cuối tháng 2, Bộ Quốc phòng Anh cho biết tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của hải quân nước này sẽ tới Đông Nam Á trong thời gian từ tháng 4 tới tháng 6 năm nay. Tờ Financial Review của Úc tiết lộ nước này sẽ tham gia cuộc tập trận với HMS Queen Elizabeth, cùng hải quân các nước như Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan.
Hồi tháng 1 năm nay, khu trục hạm Winnipeg của Canada cũng đi qua eo biển Đài Loan nhằm nhấn mạnh "khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do - rộng mở".
Philippines đính chính tin binh sĩ nhảy khỏi vận tải cơ sắp rơi Tư lệnh quân đội Philippines xác nhận không ai nhảy ra khỏi máy bay vận tải C-130 đang rơi, bác bỏ thông tin do cấp dưới đưa ra trước đó. "Tôi đã nói chuyện với những người sống sót, họ nói máy bay nảy lên 2-3 lần và liên tục đánh võng. Phi công cố tăng ga để lấy lại độ cao nhưng...