Philippines gấp rút xây căn cứ quân sự gần Trường Sa, VN
Dự án này có trị giá 7,29 triệu USD, gồm xây dựng bến cảng, cầu tàu, nhà máy đóng – sửa chữa tàu.
Lính Mỹ tham gia cứu hộ ở Philippines sau siêu bão Haiyan
Ngày 20/11, Philippines cho biết sẽ tiến hành xây dựng một bến tàu và bến cảng tại căn cứ quân sự Oyster (Palawan), sát quần đảo Trường Sa của Việt Nam bắt đầu từ ngày 2/12.
Dự án này có trị giá 7,29 triệu USD, gồm xây dựng bến cảng, cầu tàu, nhà máy đóng – sửa chữa tàu.
Chỉ huy lực lượng Hải quân Philippines tại vịnh Ulugan – ông Commodore Natalio Abinuman – khẳng định sau khi hoàn thành, Oyster có thể giúp Manila thúc đẩy việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Philippines trên Biển Đông.
“Cảng này sẽ có thể là nơi tiếp nhiên liệu và cải thiện hệ thống hỗ trợ cho các tàu của chúng tôi triển khai trên Biển Đông”, ông Abinuman nói.
Trung tá Cheryl Tindog – Người phát ngôn Bộ Tư lệnh Miền Tây Philippines cũng nhận định căn cứ Hải quân mới ở Oyster sẽ có thể nâng cao sức mạnh quân sự của Philippines trong bối cảnh Biển Đông đang có nhiều biến động phức tạp.
Video đang HOT
Được biết, việc tiến hành xây dựng cảng căn cứ quân sự Oyster diễn ra trong bối cảnh cảng Subic của Philippines có dấu hiệu quá tải, việc xây dựng cảng Oyster có thể giúp Mỹ “canh chừng” Trung Quốc với các hoạt động ngày càng gấp rút tại Biển Đông.
Nếu thỏa thuận song phương giữa Philippines và Washington hoàn thiện, sẽ cho phép Mỹ triển khai quân đội luân phiên, mà Oyster chắc chắn sẽ là điểm đến thứ 2 sau Subic, vốn rất náo nhiệt. Trung bình trong 6 tháng đầu năm, tại đây đã có 72 tàu chiến và tàu ngầm Mỹ đến và đi. Trong khi cả năm 2012 mới có 88 tàu chiến, hay con số chỉ dừng lại ở 51 trong năm 2010.
Theo đánh giá của ông Al Labita – phóng viên thường trú của tờ Asia Times tại Philippines – Vịnh Oyster chính là điểm chốt của Mỹ – Philippines nhằm canh chừng các hành động ngày càng lấn lướt của Trung Quốc.
Nhưng theo nhận định của ông Zachary Keck trên tờ tạp chí Diplomat, sau khi Hải quân Hoàng gia Malaysia thành lập căn cứ thủy quân lục chiến tại Bintulu (cách bãi ngầm James hơn 100km, điểm xa nhất trong vạch 10 đoạn lưỡi bò của Trung Quốc) thì việc hình thành các căn cứ Hải quân tại Vịnh Oyster của Philippines hay như Việt Nam đang mở rộng căn cứ Hải quân tại Vịnh Cam Ranh là điều hoàn toàn dễ hiểu, đặc biệt là khi Trung Quốc ngày càng khó lường tại Biển Đông.
Theo Xahoi
Mỹ xem thường tàu ngầm tên lửa hạt nhân Trung Quốc
Một Đô đốc hàng đầu của Hải quân Mỹ hôm qua (16/11) tuyên bố, lời đe dọa của Trung Quốc gần đầy về việc sẽ sử dụng tên lửa hạt nhân phóng đi từ tầu ngầm để tấn công các thành phố Mỹ là không đáng tin cậy.
Ảnh minh họa
"Để một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo được phóng đi từ tàu ngầm có hiệu quả, nó phải chính xác và bạn phải có khả năng tàng hình, khả năng sống sót", Đô đốc Jonathan Greenert - người phụ trách các chiến dịch hải quân của Mỹ cho biết khi được hỏi về việc báo chí Trung Quốc hồi tháng trước nói về kế hoạch tiêu diệt từ 8 đến 12 triệu người Mỹ trong một cuộc tấn công hạt nhân.
Ông Greenert tuyên bố, hạm đội tàu ngầm tên lửa hạt nhân của Mỹ vẫn là một lực lượng răn đe hùng mạnh bất chấp kho vũ khí hạt nhân của nước này đã già cỗi và đang rất cần được nâng cấp.
"Các hệ thống của chúng tôi được thử nghiệm, kiểm tra thường xuyên và chúng đều đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn mà chúng tôi thiết lập nên từ nhiều năm nay", ông Greenert nhấn mạnh.
Vị Đô đốc 4 sao của Hải quân Mỹ cũng tiết lộ, nước này đang đặt ưu tiên cho việc đóng một lớp tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới thay thế cho thế hệ tàu ngầm chiến lược lớp Ohio.
Những phát biểu trên được vị quan chức hải quân cấp cao của Mỹ đưa ra sau khi tờ Thời báo Hoàn Cầu - một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 28/10 công bố một bản báo cáo chi tiết về năng lực tên lửa hạt nhân được phóng đi từ tàu ngầm của nước này. Bài báo của Trung Quốc bao gồm các bản đồ và những bức ảnh, trong đó có những vòng tròn phá hủy mà các cuộc tấn công tên lửa hạt nhân có thể gây ra cho khu vực trung tâm Los Angeles và một "đám mây" hạt nhân lan rộng từ khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương đến Chicago. Bản báo cáo cho rằng, kế hoạch tấn công vào các thành phố Mỹ của Trung Quốc có thể giết hại từ 5 đến 12 triệu người Mỹ.
"Nói chung, sau một cuộc tấn công hạt nhân vào một thành phố, bụi phóng xạ được tạo ra bởi 20 đầu đạn hạt nhân có thể theo gió lan rộng ra khắp nơi, tạo thành một khu vực bị nhiễm kéo dài hàng nghìn km", tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin.
"Khả năng sống sốt của con người ở khu vực trong vòng bán kính từ 12.000 đến 14.000km về cơ bản là bằng con số 0". Từ đó, số người thiệt mạng sẽ ở khoảng từ 5 đến 12 triệu người và mục tiêu chính của cuộc tấn công sẽ là các thành phố bờ biển phía tây như Seattle, Los Angeles, San Francisco và San Diego, báo cáo được đăng tải trên tờ Thời báo Hoàn cầu đã viết như vậy.
Đô đốc Greenert là vị quan chức Mỹ đầu tiên bình luận về lời đe dọa hạt nhân nói trên của Trung Quốc và ông này tỏ ra xem thường nguy cơ hạt nhân từ cường quốc Châu Á. Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ và Lầu Năm Góc đều từ chối bình luận về lời đe dọa chưa từng có nói trên của Trung Quốc.
Tự tin vào sức mạnh của Mỹ
Không chỉ xem thường sức mạnh của Trung Quốc, Mỹ còn tỏ ra rất tự tin về chiến lược cũng như sức mạnh của lực lượng nước này.
Theo chiến lược quốc phòng đang được thực thi, quân đội Mỹ sẽ điều chuyển phần lớn lực lượng của mình đến khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Đô đốc Greenert cho hay.
Hiện tại, đang có tới 50 tàu chiến của Mỹ đóng tại khu vực và con số này sẽ tăng lên 60 vào cuối thập kỷ. Hải quân Mỹ cũng đang tăng cường năng lực chiến tranh chống tàu ngầm, tấn công điện tử và chiến tranh mạng.
Lực lượng Hải quân Mỹ cũng đang hoạt động khắp khu vực Châu Á - nơi Đô đốc Greenert tự tin gọi là "cảng nhà". Trong thời gian tới, 60% lực lượng Hải quân Mỹ sẽ được triển khai đến Thái Bình Dương trong khi 40% còn lại được điều đến Trung Đông và các nơi khác.
Cùng lúc, Mỹ đang tăng cường mở rộng và thắt chặt các mối quan hệ liên minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các quốc gia Đông Nam Á
Chỉ huy Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ - Tướng James Amos cho biết, quân của ông cam kết chặt chẽ với các lực lượng ở Thái Bình Dương. "Chúng tôi thực sự chưa bao giờ rời Thái Bình Dương. Chúng tôi đã quá quen thuộc với nơi này. Tất cả chúng tôi đang ở Thái Bình Dương", ông Amos nói.
Lực lượng gồm 13.500 lính thủy đánh bộ Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương sẽ được tăng lên khoảng 21.000 quân và tiếp đó là 22.500 quân vào cuối thập kỷ.
Theo_VnMedia
Vì sao Canada khinh thường tàu sân bay Trung Quốc? Canada có thể sẽ gửi thêm lực lượng hải quân đến Thái Bình Dương để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Sự lo lắng đó không có nghĩa là Canada phải cảm thấy e ngại với lực lượng hải quân đang ngày càng lớn mạnh của cường quốc châu Á này. Dư luận của Canada, mà theo tờ...