Philippines gác lại vấn đề Biển Đông, tiếp tục hợp tác với Trung Quốc
“Chúng tôi phải hoàn thành các dự án hàng đầu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tôn trọng các hợp đồng đã ký với các công ty Trung Quốc”.
Mới đây, Philippines đã từ chối theo Mỹ liệt vào danh sách đen những công ty Trung Quốc tham gia xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông, với lý do cần phải hoàn thành các dự án cơ sở hạ tầng.
Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte. (Nguồn: Philstar).
Trong cuộc họp báo ở Manila ngày 1/9, Phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque đã trích lời Tổng thống nước này theo đó khẳng định: “Philippines không phải quốc gia lệ thuộc vào bất kỳ thế lực nước ngoài nào và chúng tôi sẽ theo đuổi lợi ích quốc gia của Philippines. Chúng tôi phải hoàn thành các dự án hàng đầu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tôn trọng các hợp đồng đã ký với các công ty Trung Quốc”.
Ngoại trưởng Philippines, ông Teodo Locsin hôm qua (2/9) cũng lên tiếng đồng tình với quyết định của Tổng thống Philippines và cảnh báo Philippines có thể bị kiện nếu không tôn trọng các hợp đồng. Mặc dù một tuần trước đó, Ngoại trưởng Philippines đã yêu cầu chính phủ chấm dứt các thỏa thuận với 24 công ty Trung Quốc trong lĩnh vực quốc phòng bị Mỹ, đồng minh của Philippines liệt vào danh sách đen liên quan đến việc xây dựng các cơ sở quân sự trên các bãi cạn, đảo đá trong các vùng biển tranh chấp.
Video đang HOT
Một trong những công ty bị Mỹ đưa vào danh sách đen là Công ty TNHH Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC), sẽ đảm nhận việc phát triển Sân bay Sangley ở Cavite, một cơ sở gần với các căn cứ không quân và hải quân quan trọng của Philippines. Dự án trị giá 120 tỷ Peso này nhằm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn sân bay ở khu vực Manila. Bất chấp những lo ngại về sự tham gia của các công ty Trung Quốc vào các dự án quan trọng, cung điện Malacaang khẳng định lợi ích quốc gia đòi hỏi các dự án cơ sở hạ tầng hàng đầu phải được hoàn thành.
Theo người phát ngôn Harry Roque, Philippines sẽ gạt sang một bên những vấn đề về Biển Đông để tập trung thúc đẩy thương mại và đầu tư bởi tòa trọng tài đã ra phán quyết về quyền chủ quyền của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của nước này, do vậy, bất kì hành động xây dựng các đảo nhân tạo nào trên vùng biển Philippines đều không có sơ sở pháp lý./.
Tổng thống Venezuela sẽ tiên phong tiêm vaccine Nga
Tổng thống Nicolas Maduro cho biết ông sẽ là người đầu tiên ở Venezuela tiêm vaccine Sputnik V của Nga để "làm gương" trong cuộc chiến chống Covid-19.
"Tôi rất vui khi Nga sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm vaccine cho người dân. Sẽ tới lúc tất cả người dân Venezuela chúng ta đều tiêm vaccine và tôi sẽ là người đầu tiên. Tôi sẽ tiêm đầu tiên để làm gương", Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phát biểu trên truyền hình hôm 16/8.
Vaccine Covid-19 của Nga, được đặt tên là Sputnik V, là loại vaccine đầu tiên trên thế giới được chính phủ phê duyệt và đưa vào sản xuất, dù chưa hoàn thành thử nghiêm Giai đoạn ba. Giới chức Nga cho hay khoảng 20 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm về vaccine Covid-19 của họ.
Hiện chưa rõ thời điểm lô hàng vaccine Nga được chuyển đến Venezuela. Quốc gia này ghi nhận hơn 33.700 ca nhiễm và hơn 280 ca tử vong do nCoV.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tại Caracas hôm 12/3. Ảnh: Reuters.
Trước Maduro, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng tuyên bố ông tình nguyện tiêm mũi vaccine đầu tiên do Nga sản xuất để thể hiện sự tin tưởng và biết ơn. Phát ngôn viên của Duterte, Harry Roque, tuần trước cho biết Philippines sẽ thử nghiệm lâm sàng vaccine Nga vào tháng 10 và Tổng thống sẽ được tiêm vào tháng 5 năm sau.
Đại dịch Covid-19 khiến nhiều quốc gia huy động kinh phí và công sức nghiên cứu chưa từng có để gấp rút ra mắt loại vaccine có thể bảo vệ hàng tỷ người trên thế giới. Nga, Mỹ và Trung Quốc là những nước dẫn đầu "cuộc chạy đua" sản xuất vaccine Covid-19 đầu tiên. Theo dữ liệu dự thảo do WHO công bố tuần qua, hiện có 29 loại vaccine đang được đánh giá lâm sàng.
Thử nghiệm lâm sàng, hay thử nghiệm Giai đoạn ba, là bước thử nghiệm quan trọng trên quy mô hàng nghìn người. Quá trình này đòi hỏi một tỷ lệ người tham gia nhất định được tiêm vaccine để theo dõi hiệu quả cũng như tác dụng phụ có thể xảy ra, thường được coi là tiền đề cần thiết giúp vaccine được cơ quan quản lý chấp thuận.
Giới khoa học phương Tây bày tỏ lo ngại về tốc độ phát triển vaccine của Nga, nghi ngờ giới nghiên cứu nước này có thể đã "đốt cháy giai đoạn", song Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko khẳng định những hoài nghi về vaccine này là "vô căn cứ".
Trước những chỉ trích rằng Nga "đốt cháy giai đoạn" trong phát triển vaccine Covid-19, Aleksander Gintsburg, giám đốc Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gameleya, hôm 16/8 cho hay giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ ba vẫn sẽ được tiến hành trên quy mô hàng nghìn người.
Ông Gintsburg lưu ý Sputnik V dự kiến không được lưu hành rộng rãi trước tháng 1/2021 vì phải mất 4-5 tháng để theo dõi thêm hiệu quả cũng như phản ứng phụ có thể xảy ra.
"Chúng tôi sẽ nộp bản quy trình thử nghiệm hậu đăng ký đầu tiên vào ngày 17/8. Vì sự chú ý của dư luận và truyền thông, tôi tin rằng Bộ Y tế Nga sẽ xử lý nhanh chóng và phê chuẩn đề xuất trong vòng một tuần. Vậy nên quá trình thử nghiệm giai đoạn ba sẽ bắt đầu trong 7-10 ngày tới", Gintsburg nói với TASS.
Philippines khẳng định không từ bỏ quyền ở Biển Đông Philippines sẽ tiếp tục khẳng định các quyền của mình ở Biển Đông ngay cả khi theo đuổi quan hệ song phương với Trung Quốc. Tuyên bố này được phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philippines Harry Roque đưa ra trong cuộc họp báo hôm 16/7. Tròn ngày này 4 năm trước, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà...