Philippines đưa ra giải pháp “cuối cùng” về Biển Đông
Philippines dự kiến sẽ đưa ra các giải pháp “ngay lập tức, trung gian và cuối cùng” đối với các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông tại cuộc họp sắp tới của ASEAN.
Philippines dự kiến sẽ đưa ra các cách tiếp cận “ngay lập tức, trung gian và cuối cùng” với vấn đề Biển Đông tại ASEAN vào tháng này.
Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) hôm nay 1/8 ra tuyên bố cho biết Kế hoạch ba hành động (TAP) sẽ được đệ trình lên các cuộc họp cấp bộ trưởng của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tại Nay Pyi Taw vào tháng này. Và đây là “khung vững chắc nhằm giải quyết cho những căng thẳng đang leo thang” ở trong các vùng biển tranh chấp của Biển Đông.
“Philippines hi vọng các nước tuyên bố chủ quyền, các nước ASEAN khác và các Đối tác đối thoại của ASEAN sẽ xem xét nghiêm túc đề xuất này bởi đây là đề xuất toàn diện, mang tính xây dựng và kết hợp các sáng kiến khác nhau mà Philippines và các nước khác đã và đang đóng góp để giải quyết vấn đề Biển Đông trong những năm qua”, DFA cho hay.
Giải pháp ngay lập tức kêu gọi tạm ngưng các hoạt động cụ thể làm leo thang căng thẳng, theo như gợi ý của Mỹ trong những tháng vừa qua.
Video đang HOT
Ngoài ra còn có bước đi nhằm thúc đẩy một định nghĩa cụ thể hơn trong đoạn 5 của Tuyên bố ứng xử về Biển Đông giữa ASEAN-Trung Quốc (DOC) được ký năm 2002. DOC được cho là thỏa thuận không có tính giàng buộc, vì vậy mà cần phải có một Bộ quy tắc ứng xử (COC) mới.
Giải pháp trung gian của DFA ủng hộ việc cần phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện COC.
Trong khi đó, giải pháp cuối cùng thúc đẩy một “cơ chế giải quyết nhằm đưa các tranh chấp tới một nghị quyết cuối cùng và lâu dài theo luật quốc tế”.
“Philippines đang theo đuổi một nghị quyết như vậy qua tòa trọng tài và tin rằng tòa trọng tài sẽ giải thích rõ các quyền về biển cho tất cả các bên. Và đây sẽ là nền tảng để giải quyết tranh chấp”, DFA tuyên bố.
TAP không đề cập trực tiếp với từng tranh chấp cụ thể hiện nay mà nhằm giảm sự hồ nghi giữa các nước và nguy cơ xảy ra xung đột bất ngờ.
TAP lần đầu tiên được công bố một cách không chính thức vào cuối tháng 6 vừa qua, khi căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng cao sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Mới đây, Trung Quốc đã rút giàn khoan này về đảo Hải Nam của nước này.
Trung Anh
Theo Dantri/ philstar
Trung Quốc công bố vị trí hoạt động mới của Hải Dương-981
Cục Hải sự Trung Quốc hôm nay 24/7 đã thông báo vị trí hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 tại khu vực đảo Hải Nam từ 23/7-30/9.
Dàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc.
Trang web của Cục hải sự Trung Quốc (msa.gov.cn) cho biết Hải Dương-981 sẽ "tác nghiệp với thời gian gần 2 tháng tại "dự án Lăng Thủy"".
"Từ ngày 23/07/14-30/09/2014 giàn khoan Hải Dương- 981sẽ tác nghiệp tại khu vực cách đông nam Lăng Thủy, Hải Nam, 68 hải lý"- thông báo cho biết.
Tọa độ hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 là 172546,9N/ 1104122,3E, và với phạm vi 2.000m
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài giàn khoan, Trung Quốc còn triển khai một đội tàu lớn, bao gồm cả các tàu quân sự, quanh giành khoan. Các tàu này còn ngang ngược đâm, va tàu của lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam cũng như tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Tới tối ngày 15/7, Tân Hoa xã dẫn nguồn công ty TNHH cổ phần dịch vụ mỏ dầu Trung Hải (COSL) của Trung Quốc cho biết, giàn khoan Hải Dương-981 đã "hoàn thành tác nghiệp" ở khu vực gần đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và dự kiến đưa giàn khoan về giếng dầu Lăng Thủy ở đảo Hải Nam.
Trung Quốc công bố kế hoạch đưa giàn khoan về Hải Nam trong bối cảnh bão Rammasun, trận bão được dự báo là rất mạnh, đang hướng vào Biển Đông.
Giới chuyên gia cho rằng lý do Trung Quốc đưa giàn khoan về Hải Nam một phần là do yếu tố thời tiết.
Hương Giang-Vũ Quý
Theo Dantri
Trung Quốc đem Biển Đông đi đăng ký "di sản văn hóa UNESCO" Trung Quốc đang tìm cách đăng ký "Con đường tơ lụa biển" lên UNESCO, với mục đích đưa ra là bảo vệ các địa điểm khảo cổ ở Biển Đông. Hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc đăng tải ảnh về hoạt động khảo cổ ở Biển Đông. Thông tin được tờ Want China Times của Đài Loan đăng tải. Theo ông...