Philippines đong đưa giữa Mỹ và Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Nhận rõ sức mạnh kinh tế khổng lồ của Trung Quốc cũng như các nguy cơ khi thân thiết về quân sự với Mỹ, Philippines đang chủ động triển khai loạt chính sách nhằm cứu quan hệ với Bắc Kinh, tìm cách bắt tay với ban lãnh đạo mới của Trung Quốc.

Việc Tổng thống Mỹ Barack Obama một lần nữa bỏ qua Philippines trong chuyến công du các nước Đông Nam Á mới đây càng khiến Manila phải tập trung khôi phục mối quan hệ với Trung Quốc, vốn bị tổn hại nghiêm trọng sau vụ đối đầu ở bãi cạn trên Biển Đông. Chính phủ của tổng thống Aquino muốn cân bằng quan hệ với hai cường quốc, và đã làm nhiều việc theo chiều hướng hâm nóng mối quan hệ ngoại giao bị giá băng từ mùa hè vừa qua do tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh.

Nhìn nhận lại Trung Quốc

Philippines đong đưa giữa Mỹ và Trung Quốc - Hình 1

Tranh chấp về chủ quyền bãi đá giữa Bắc Kinh và Manila dường như là nguyên nhân dẫn đến “cuộc chiến chuối”, trong đó nhiều nông dân Philippines khốn đốn vì không xuất khẩu được chuối sang Trung Quốc, do vấp phải hàng rào kỹ thuật. Ảnh: AP

Tính toán của chính phủ Tổng thống Philippines Benigno Aquino dựa trên quan điểm cho rằng một khi tranh chấp chủ quyền được kiểm soát ở ngưỡng nào đó, và lại có sự chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á của Mỹ như một công cụ răn đe, thì Manila có thể dẫn dắt Trung Quốc vào một giải pháp hòa bình cho tranh chấp, giữ thể diện cho cả hai và tránh phải đối đầu.

Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines từng lên đến đỉnh điểm vào hồi tháng 4 năm nay, khi cả hai bên dường như đã sẵn sàng cho một cuộc đối đầu quân sự tại khu vực bãi cạn Scarborough/ Hoàng Nham. Tuy nhiên, vì hai lý do dưới đây, mà sau đó, Manila đã đưa ra một giải pháp tiếp cận vấn đề thận trọng và mang tính hòa giải hơn.

Đầu tiên, Philippines nhận ra môi trường chính trị nhạy cảm của Trung Quốc, với xu thế phổ biến của chủ nghĩa dân tộc, thứ trở thành chất keo gắn kết những người Trung Quốc có các quan điểm và các mối quan tâm khác nhau.

Tác giả bài viết này là Richard Javad Heydarian, một nhà phân tích ngoại giao và chính trị quốc tế. Cuốn sách sắp ra mắt của ông mang tên: “Kinh tế học về Mùa xuân Arab: Toàn cầu hóa không thắng được thế giới đạo Hồi”.

Nhờ việc theo dõi phản ứng của Trung Quốc trước Nhật Bản trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong những tháng gần đây, Manila đã nhận ra tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Bắc Kinh đang phải đối mặt. Bất chấp tính cấp thiết của việc tăng cường quan hệ kinh tế đối với các quốc gia láng giềng vì mục tiêu duy trì mức độ tăng trưởng, lãnh đạo Trung Quốc nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với những phản ứng tiêu cực trong nước nếu tỏ ra thiếu kiên quyết trước các tuyên bố về lãnh thổ ở những vùng biển lân cận. Đó chính là lý do tại sao Trung Quốc cho phép người dân tổ chức các cuộc biểu tình chống Nhật khổng lồ hồi tháng 8 và 9, bất chấp các hậu quả kinh tế và ngoại giao mà nó có thể mang tới.

Thứ hai, Philippines lo lắng trước thái độ không rõ ràng của Mỹ trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở châu Á – Thái Bình Dương, không công khai và trực tiếp ủng hộ Philippines và Nhật Bản trong những lúc cao trào tranh chấp. Theo đ.ánh giá của Philippines, một nước Trung Quốc khi bị chọc giận sẽ không ngần ngại dùng vũ lực cho các tranh chấp ở Biển Đông. Mỹ không cam kết bảo vệ đồng minh Philippines vô điều kiện, càng khiến Manila thêm lo ngại viễn cảnh nói trên.

Video đang HOT

Trung Quốc trong thời gian qua đã gửi những thông điệp rõ ràng tới các đồng minh của Mỹ trong khu vực. Các tướng lĩnh có tên t.uổi trong quân đội Trung Quốc, thông qua các tờ báo lớn, đã cho rằng một số nước đang cố gây căng thẳng Mỹ – Trung trong lúc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á Thái bình dương.

Hồi đầu năm nay, tờ Global Times kêu gọi “những biện pháp trừng phạt kinh tế” đối với Philppines, vì cho rằng nước này đã khiến quan hệ Mỹ – Trung thêm phần căng thẳng. Trong khi đó, tờ Liberation Army Daily lại buộc tội Philippines đã mượn oai của Washington để tăng trọng lượng cho mình. “Việc Mỹ hướng đông và can thiệp nhiều hơn vào những tranh chấp trên biển Hoa Nam (Biển Đông) tạo điều kiện cho Philippines tham gia những buổi tập trận chiến lược, cũng như mở rộng phạm vi ảnh hưởng để chống lại chúng ta, đẩy họ dấn thân vào một hành trình nguy hiểm”, xã luận của báo quân đội viết.

Cân bằng quan hệ

Philippines đong đưa giữa Mỹ và Trung Quốc - Hình 2

Tàu hải quân Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung mùa hè năm nay, khi tình trạng bế tắc diễn ra ở bãi đá tranh chấp Hoàng Nham/Scarbourough gây căng thẳng khu vực. Ảnh: US Navy.

Từ năm 2010, quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines bắt đầu xấu đi bởi các tranh chấp lãnh thổ liên tục diễn ra ở Biển Đông. Chiều hướng đi xuống trong quan hệ với Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh quan hệ kinh tế và ngoại giao giữa Philippines với Mỹ nở hoa, đặc biệt trong thời bà Gloria Macapagal Arroyo làm tổng thống, từ 2001 đến 2009.

Hiện tại, để tìm kiếm sự cân bằng, chính quyền Tổng thống Aquino đang cố gắng duy trì quan hệ đối tác kinh tế và tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Tuy nhiên, song song với những nỗ lực đó, ông cũng hy vọng chúng sẽ không ảnh hưởng tới lập trường cứng rắn (hay là dân túy) của ông trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ.

Hồi giữa tháng 10, chỉ vài tuần trước khi Tập Cận Bình nhậm chức tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng thống Aquino, trong một cuộc họp báo với truyền thông quốc tế, đã thể hiện sự lạc quan về triển vọng khôi phục mối quan hệ song phương giữa hai nước khi tuyên bố: “Dường như mối quan hệ Philippines – Trung Quốc đang dần ấm lên. Vì muốn mọi thứ diễn ra thật chính xác, nên tôi mong rằng, các chuyển biến này sẽ xảy ra từ từ và thực sự ấm lên trong thời gian Bắc Kinh thay đổi bộ máy lãnh đạo. Do đó, chúng tôi đang duy trì một thái độ chờ đợi và theo dõi”.

Nhận thức được sự phức tạp của áp lực trong nước đối với Trung Quốc, Tổng thống Aquino đề nghị Bắc Kinh linh hoạt hơn trong cách tiếp cận các tranh chấp bằng việc nhấn mạnh: “Sẽ có những áp lực trong quá trình chuyển đổi lãnh đạo. Chúng tôi hy vọng rằng các áp lực nội bộ này sẽ giảm đi sau khi sự kiện đó kết thúc. Nhờ vậy, việc đàm phán và thảo luận về các giải pháp hợp lý sẽ được diễn ra thuận lợi hơn”.

Bài phát biểu của Aquino được đưa ra chỉ vài ngày trước cuộc đàm phán rất được mong đợi giữa thứ trưởng ngoại giao hai nước. Đáp lại những tuyên bố mang tính khích lệ của lãnh đạo Philippines, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết: “Trung Quốc và Philippines là những láng giềng quan trọng của nhau. Bắc Kinh rất coi trọng quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines, đồng thời sẵn sàng để thúc đẩy một mối quan hệ song phương lành mạnh và ổn định”.

Cuộc họp tham vấn ngoại giao (FMC) lần thứ 18 ở thủ đô Manila hôm 19/10 đóng một vị trí vô cùng quan trọng, bởi nó đã chấm dứt một giai đoạn vắng bóng ngoại giao song phương giữa hai nước. Sự kiện FMC trước đó được tổ chức từ tháng giêng (chỉ 4 tháng trước khi căng thẳng tại khu vực bãi cạn Scarborough/ Hoàng Nham leo thang và khiến một lượng lớn các cuộc đối thoại song phương và sự kiện văn hóa giữa Trung Quốc – Philippines bị hủy bỏ).

Lạc quan thận trọng

Cuộc tham vấn được báo giới mệnh danh là “bất ngờ tháng 10″ giữa Trung Quốc và Philippines là một thành công cho cả hai nước, vì các lý do sau.

Thứ nhất, đoàn ngoại giao Trung Quốc được dẫn đầu bởi thứ trưởng ngoại giao Phó Doanh, cựu đại sứ Trung Quốc tại Philippines (1992 – 2000), người đã rất quen thuộc với tình hình chính trị cũng như giới lãnh đạo cấp cao ở Philippines.

Philippines đong đưa giữa Mỹ và Trung Quốc - Hình 3

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Doanh và Tổng thống Philippines Aquino trong cuộc gặp tháng 10 năm nay ở Manila. Ảnh: AP.

Thứ hai, bà Phó đã gặp Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario, người có mối quan hệ đặc biệt căng thẳng với các nhà đàm phán Trung Quốc từ vài tháng trước. Trước đó, vào tháng 6, một bê bối ngoại giao vỡ ra ở Philippines sau khi nghị sĩ Trillanes được phát hiện đã đi “cửa sau” với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp bãi cạn. Nghị sĩ này tố cáo ông Del Rosario không vì lợi ích quốc gia và không làm việc được với Trung Quốc.

Theo một số nhà bình luận, các nhà ngoại giao Trung Quốc thích Trillanes là đối tác đối thoại hơn, bởi họ cho rằng Del Rosario chính là kiến trúc sư cho công cuộc tái phục hồi liên minh quân sự giữa Mỹ và Philippines, thứ rõ ràng là sẽ gây ảnh hưởng tới Trung Quốc.

Việc bà Phó gặp ông Del Rosario cho thấy cơ hội cải thiện quan hệ với người đứng đầu ngành ngoại giao của Philippines, góp phần khôi phục lại các kênh đối thoại và là dấu hiệu của sự sẵn sàng đàm phán trên một cơ sở thân thiện và có tổ chức hơn.

Thứ ba, đặc phái viên Trung Quốc đã mở rộng tầm ảnh hưởng của chuyến viếng thăm bằng một cuộc gặp với các nhà lập pháp hàng đầu của Philippines, đặc biệt là Chủ tịch Thượng viện Juan Ponce Enrile, người từng mạnh mẽ chỉ trích Trillanes. Mặc dù tuyên bố rằng ông không muốn nhắc tới những vấn đề nhạy cảm trong cuộc đối thoại với thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc, Enrile vẫn miêu tả cuộc gặp giữa ông và bà Phó bằng những ngôn từ trìu mến và lạc quan nhất, cho thấy dấu hiệu của một mối quan hệ tốt đẹp giữa những lãnh đạo của hai đất nước.

“Vì là bạn, nên bà ấy đã dành cho tôi một chuyến thăm. Chúng tôi vốn là bạn từ khi bà ấy ở đây”, Enrile nói sau cuộc gặp gỡ với thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc. “Bà ấy vẫn thường tới văn phòng của tôi để nói chuyện về nhiều vấn đề. Bà Phó hiểu rằng tôi đang phụng sự Philippines cũng như tôi hiểu rằng bà ấy đang phụng sự Trung Quốc.”

Chưa thể biết thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc dưới thời Tổng bí thư Tập Cận Bình có mềm mỏng hơn trong các tuyên bố về chủ quyền các quần đảo ở Biển Đông hay không. Nhưng có một điều dễ nhận thấy là cả hai bên, Bắc Kinh và Manila, đều muốn ngăn chặn nguy cơ đối đầu trực tiếp, ngăn đà xuống dốc trong quan hệ ngoại giao, trong khi vẫn không phải quay lưng lại quan điểm được dân chúng trong nước ủng hộ về tranh chấp biển đảo.

Đạt được sự cân bằng quả là nhiệm vụ khó khăn, bởi nó đòi hỏi không những tầm nhìn chiến lược mà còn cả may mắn. Đứng giữa hai chiều lực tác động, từ căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trong khu vực và từ việc chuyển trọng tâm của Mỹ về châu Á, Philippines phải vật lộn để tránh bị xô đẩy hoặc sang phía Mỹ hoặc phía Trung Quốc – điều mà bất cứ nhà lãnh đạo quốc gia nào trong khu vực cũng đang muốn tránh.

Theo VNE

Mỹ, ASEAN quan ngại luật mới của cảnh sát biển Trung Quốc

Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á hôm qua bày tỏ nghi vấn và lo ngại trước đạo luật mới của Trung Quốc cho phép cảnh sát biển nước này khám xét và bắt giữ các tàu "xâm phạm lãnh hải" Trung Quốc trên Biển Đông.

Mỹ, ASEAN quan ngại luật mới của cảnh sát biển Trung Quốc - Hình 1

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland. Ảnh: NBC

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết Mỹ sẽ làm việc với Trung Quốc để làm rõ vấn đề trên. "Chúng tôi đã biết đến vấn đề này. Chúng tôi sẽ có một số câu hỏi với Trung Quốc để làm rõ hơn về mục đích của họ. Cho đến khi tiến hành việc đó, tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ chưa đưa ra bình luận nào", bà Nuland nói.

Tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, mới đây ra quy định cho phép cảnh sát địa phương được phép "lên tàu, thu giữ và trục xuất các tàu xâm phạm trái phép vùng biển của tỉnh". Nhà chức trách nước này xác định sự trái phép là gồm "ngăn chặn hoặc thả neo trái phép... và thực hiện các hoạt động công khai gây nguy hiểm cho an ninh của Trung Quốc".

Ông Surin Pitsuwan, tổng thư ký ASEAN, bày tỏ sự quan ngại đối với đạo luật mới của Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. "Đây là việc làm vô cùng nghiêm trọng, làm gia tăng mức độ lo lắng và quan ngại giữa các bên", Telegraphdẫn lời ông Pitsuwan nói.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino cũng cho biết Manila sẽ có kháng nghị ngoại giao chính thức về đạo luật mới của Trung Quốc, và tuyên bố đạo luật này vi phạm công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển.

Ngoài ra, Philippines mới đây cáo buộc Trung Quốc là "độc tài" khi duy trì sự hiện diện của các tàu ở khu vực bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham tranh chấp trên Biển Đông. "Họ nói rằng các tàu sẽ ở lại đó vĩnh viễn. Các tàu ở lại càng lâu thì tình hình càng trở nên phức tạp", Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trả lời phỏng vấn tờ South China Morning Post cho hay.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, trong khi các nước Đông Nam Á là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại khu vực được cho là giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Trước đó, Trung Quốc in bản đồ nước này vào mẫu hộ chiếu mới và vẽ thêm "đường lưỡi bò", đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, cùng đảo Đài Loan và hai vùng lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ, gây nên sự phản đối kịch liệt của các nước.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới
14:12:31 03/07/2024
Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán
14:14:24 03/07/2024
Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?
16:44:26 03/07/2024
SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới
16:41:44 03/07/2024
Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?
07:00:42 03/07/2024
Mỹ: Trên 13.000 người ở Bắc California phải sơ tán vì cháy rừng
05:02:20 04/07/2024

Tin đang nóng

Sắc vóc n.óng b.ỏng của diễn viên Nam Thư ở t.uổi 37
23:09:08 04/07/2024
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh và chồng thiếu gia hé lộ hình ảnh con gái đầu lòng
23:16:57 04/07/2024
NSƯT Vũ Luân có động thái gay gắt để bảo vệ danh dự giữa ồn ào xích mích với con gái cố nghệ sĩ Vũ Linh
22:27:22 04/07/2024
'Vẫn chưa liên lạc được với vợ chồng Ngọc Mai - Quốc Nghiệp'
22:06:19 04/07/2024
Người đàn ông của Lưu Diệc Phi gây sốt vì đẹp như tài tử, bên nhau gần thập kỉ
21:31:05 04/07/2024
Nóng nhất lúc này: Một nữ diễn viên bị tố cặp kè người đàn ông có vợ vừa sinh con 6 tháng
23:26:14 04/07/2024
Vì sao HLV Martinez không dám cho Ronaldo ngồi dự bị?
23:34:54 04/07/2024
NSND Xuân Bắc tức cảnh sinh thơ về 'quả mít cô đơn'
22:11:25 04/07/2024

Tin mới nhất

SCO kêu gọi xây dựng thế giới đa cực, ủng hộ duy trì không gian không vũ khí

06:15:48 05/07/2024
Cũng theo Tuyên bố Astana, hội nghị tiếp theo của Hội đồng Nguyên thủ các quốc gia thành viên SCO sẽ được tổ chức vào năm 2025 tại Trung Quốc và Trung Quốc sẽ đảm nhận chức chủ tịch luân phiên tổ chức này trong giai đoạn tới.

Nga phản ứng về việc Azerbaijan và Armenia được mời dự hội nghị thượng đỉnh NATO

06:12:45 05/07/2024
Bộ Ngoại gia Nga cho rằng phương Tây muốn tách Azerbaijan, Armenia ra khỏi hợp tác với Nga khi mời 2 nước Trung Á này tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại Mỹ.

Hezbollah phóng hàng trăm tên lửa nhằm vào các vị trí quân sự của Israel

05:51:22 05/07/2024
Đây là cuộc tấn công mới nhất của Hezbollah nhằm các mục tiêu của Israel sau khi quân đội nước này một ngày trước đó thông báo thêm một thủ lĩnh cấp cao của Hezbollah t.hiệt m.ạng trong cuộc tấn công của Israel.

Rò rỉ khí gas tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur

05:50:47 05/07/2024
Sở Cứu hỏa bang Selangor cho biết toàn bộ 20 người cần điều trị y tế là nhân viên sân bay. Những người này đều phàn nàn về tình trạng chóng mặt.

Bắt giữ 6 đối tượng liên quan vụ giẫm đạp tại Ấn Độ

05:50:08 05/07/2024
Một số nguồn tin khác cho biết cơn bão bụi dữ dội đã gây ra hoảng loạn khi mọi người đang rời khỏi sự kiện. Nhiều người bị giẫm đạp hoặc ngã chồng lên nhau, một số người ngã xuống cống ven đường.

Cách USV của hải quân Ukraine xoay chuyển tình thế trên mặt trận Biển Đen

22:27:35 04/07/2024
Thiết bị không người lái trên biển (USV) được hải quân Ukraine phát triển trong cuộc chiến với Nga là một phần của cuộc cách mạng trong chiến tranh hiện đại.

Cử tri Anh bỏ phiếu bầu Hạ viện

19:07:53 04/07/2024
Trong cương lĩnh tranh cử, đảng Bảo thủ cam kết thúc đẩy tăng trưởng và giảm khoảng 17 tỷ bảng t.iền thuế mỗi năm trong khi tăng chi cho y tế công cao hơn mức tăng lạm phát, đồng thời giảm nhập cư.

Tóc giả làm từ thân chuối tại châu Phi

17:58:42 04/07/2024
Gần một thập kỷ sau, ở t.uổi 42, Tumusiime là giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Cheveux Organique, công ty sản xuất tóc nối và tóc giả làm từ sợi chuối.

Israel chuyển 116 triệu USD t.iền thuế cho người Palestine

17:53:44 04/07/2024
Trong một diễn biến khác liên quan, ngày 3/7, Israel đã thông qua việc thu hồi mảnh đất rộng 12,7 km2 ở khu Bờ Tây. Đây được coi là hoạt động thu hồi đất lớn nhất của nước này trong khoảng 3 thập kỷ qua.

Hàn Quốc đặt mục tiêu thu hút 150.000 chuyên gia nước ngoài vào năm 2035

17:49:06 04/07/2024
Thứ trưởng Kim Byoung Hwan khẳng định những cải cách như vậy sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững.

Liên hợp quốc công bố báo cáo về hành vi ngược đãi 'không thể chấp nhận được'

17:46:36 04/07/2024
LHQ lâu nay vẫn quan ngại về điều kiện sống của những người Palestine bị giam giữ trong các nhà tù của Israel, và cảnh báo tình hình dường như tồi tệ hơn sau khi xung đột xảy ra.

Đằng sau việc Armenia công nhận nhà nước Palestine và phản ứng của Israel

10:40:47 04/07/2024
Đây là thời điểm thử thách đối với quan hệ Armenia - Israel. Hành động của Armenia được đưa ra khi cuộc xung đột ở Gaza vẫn tiếp diễn đã gửi đi những tín hiệu sai đến những bên đang giao chiến.

Có thể bạn quan tâm

Trấn Thành vướng tranh cãi vì cách xưng hô với Hari Won trong clip 5,3 triệu view

Sao việt

06:21:45 05/07/2024
Nhiều người cho rằng cách xưng hô mày - tao của Trấn Thành với vợ là thiếu lịch thiệp, thô kệch, việc công khai gọi nhau như thế trên mạng xã hội là không phù hợp.

Trạm cứu hộ trái tim: Đừng chê nữa, vì có thể bạn đã bỏ qua những điều tuyệt vời này!

Hậu trường phim

06:13:40 05/07/2024
Đúng là Trạm cứu hộ trái tim không thiếu những hạt sạn, nhưng cũng có những điều tuyệt vời, và một đoạn kết thật sự chữa lành .

Mỹ nhân Hoa ngữ gây ức chế nhất hiện tại: Chồng yêu bằng cả tính mạng nhưng vợ lại mập mờ với "tiểu tam"

Phim châu á

06:11:04 05/07/2024
Thời điểm hiện tại, bộ phim Độ hoa niên đang thu hút nhiều sự chú ý của khán giả. Tuy nhiên, tác phẩm này lại phải nhận không ít những ý kiến khen chê trái chiều.

Trung vệ Việt kiều Đức bất ngờ chia tay Bình Định

Sao thể thao

06:09:36 05/07/2024
Adriano Schmidt gia nhập Bình Định từ cuối tháng 10/2021. Trong thời gian dài gắn bó, trung vệ này có 59 trận ra sân thi đấu cho đội chủ sân Quy Nhơn

Cô gái 30 t.uổi tiết kiệm hơn 350 triệu đồng mỗi năm nhờ 7 thói quen nhỏ này

Sáng tạo

06:05:52 05/07/2024
Một cô gái 30 t.uổi đến từ Giang Tây đã sớm hiểu ra sự thật này nên cô luôn thích tiết kiệm ít t.iền trong khả năng của mình từ khi còn nhỏ.

'Bỏ túi' cách làm sườn heo nướng thơm mềm, ngon xuất sắc như nhà hàng

Ẩm thực

05:56:43 05/07/2024
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những bí quyết ướp sườn nướng ngon chuẩn vị nhà hàng, giúp món ăn của bạn trở nên hoàn hảo hơn bao giờ hết.

Phát hiện sinh vật giống kỳ nhông tồn tại trước khủng long

Lạ vui

05:50:21 05/07/2024
Theo các nhà nghiên cứu, loài săn mồi này có kích thước lớn hơn cả người, sử dụng chiếc đầu rộng, phẳng và hàm răng trước để hút và ngoạm con mồi bất ngờ, hộp sọ của nó có kích thước lên đến 60cm.

Shuhua (G)I-DLE gây thất vọng với nhan sắc thật

Sao châu á

22:52:05 04/07/2024
Em út nhóm (G)I-DLE gây thất vọng với gương mặt kém thon gọn, đường nét mờ nhạt, điều duy nhất trở thành ưu điểm của cô là làn da trắng.

Diễn viên Diệu Nhi mang kinh nghiệm yêu gần chục năm lên show hẹn hò

Tv show

22:49:09 04/07/2024
Diệu Nhi cho biết cô đã phải vận dụng những kinh nghiệm yêu đương của mình để có thể ngồi vị trí ban bình luận trong show hẹn hò Đảo thiên đường .

Khám phá trọn vẹn thành phố Kuching, Malaysia thông qua những địa điểm

Du lịch

22:37:32 04/07/2024
Kuching, thủ phủ của Sarawak ở Malaysia, nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên và di sản văn hóa phong phú. Thành phố này là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá những nét đặc sắc của văn hóa Borneo.

Cháy nhà 5 tầng trong ngõ nhỏ ở Hà Nội

Tin nổi bật

22:25:23 04/07/2024
Căn nhà 5 tầng ở thôn Cổ Điển A (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) bốc cháy. Ngọn lửa đỏ rực bùng lên khiến nhiều người trong khu dân cư hoảng hốt.