Philippines đính chính thông tin cấu trúc nhân tạo ở cụm Sinh Tồn
Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) xác nhận các cấu trúc nhân tạo ở cụm Sinh Tồn mà lực lượng này ghi nhận hôm 30/3 là “không mới”.
Ngày 3/4, GMA Network đưa tin, người phát ngôn Lực lượng vũ trang Philippines (AFP), tướng Edgard Arevalo, cho biết: “Đến nay, AFP không phát hiện cấu trúc mới nào khác ngoài các cấu trúc nhân tạo đã được ghi nhận ở cụm Sinh Tồn (Union Banks) trước đây”.
“Mặc dù vậy, chúng tôi sẽ không ngừng cung cấp dữ liệu thích hợp cho Bộ Quốc phòng và Lực lượng đặc nhiệm quốc gia về tình hình ảnh hưởng đến chủ quyền Philippines”, người phát ngôn AFP Edgard Arevalo cho hay.
Theo tướng Arevalo, AFP quan ngại sâu sắc trước sự hiện diện đông đảo của tàu Trung Quốc tại đá Ba Đầu – một thực thể thuộc cụm Sinh Tồn (của Việt Nam). Ông Arevalo cho biết, AFP sẽ liên tục giám sát nhóm tàu Trung Quốc tại khu vực thông qua hoạt động tuần tra trên không, trên biển bên cạnh việc giám sát trên bộ.
Video đang HOT
Hình ảnh vệ tinh cho thấy các tàu Trung Quốc neo đậu tại đá Ba Đầu. (Ảnh: Lực lượng vũ trang Philippines)
Trước đó, AFP hôm 1/4 cho biết đã có thêm những cấu trúc nhân tạo trái phép trên cụm Sinh Tồn, gần khu vực Đá Ba Đầu, nơi mà Trung Quốc tập trung hàng trăm tàu vào tháng trước. Tham mưu trưởng AFP Cirilito Sobejana tin rằng Trung Quốc đã xây dựng các cấu trúc này.
Trước đó, hàng trăm tàu cá Trung Quốc neo đậu gần đảo Sinh Tồn Đông từ hôm 7/3, bật đèn suốt đêm mà không đánh bắt. Bộ Ngoại giao Philippines lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ hơn 200 tàu dân quân biển khỏi bãi cạn này.
Trong cuộc điện đàm hôm 31/3, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Cố vấn an ninh quốc gia Philippines Hermogenes Esperon thảo luận về mối quan ngại chung đối với các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Philippines mô tả sự xuất hiện của hàng trăm tàu Trung Quốc tại Đá Ba Đầu mang tính “áp đảo và đe dọa”, “nhất trí rằng hai bên sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ nhằm đối phó với những thách thức trên Biển Đông”.
Lập trường của Việt Nam về vấn đề này đã được thể hiện rõ, nhấn mạnh mọi hành động của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam mà không có sự cho phép của Việt Nam là phi pháp, đi ngược lại luật quốc tế.
Hôm 25/3, trả lời câu hỏi của phóng viên về sự xuất hiện của tàu Trung Quốc tại khu vực đá Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam thời gian gần đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
“Cần phải nhắc lại Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Là quốc gia biển và là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, Việt Nam được hưởng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình được xác lập bởi Công ước.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện Công ước, nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực”.
Nghị sĩ Philippines trình dự luật lên án vụ 220 tàu cá Trung Quốc hiện diện trái phép
Nhóm nghị sĩ thuộc khối Liên hiệp liên minh ái quốc Philippines (Makabayan) hối thúc Hạ viện nước này lên án và mở cuộc điều tra về vụ 220 tàu cá Trung Quốc hiện diện ở Đá Ba Đầu (bãi san hô nông Whitsun), cách thị trấn Bataraza ở tỉnh Palawan, miền Tây Philippines, khoảng 324 km (175 hải lý) về phía Tây.
Philppines quan ngại hoạt động của đội tàu cá Trung Quốc tại vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền. Ảnh: AP
Dự thảo Nghị quyết số 1675 được 6 hạ nghị sĩ cùng đứng tên nêu quan ngại: Việc triển khai đoàn tàu cá Trung Quốc này có thể khiến Bắc Kinh ngày càng không tôn trọng chủ quyền của Manila ở Biển Đông.
Theo nhóm nghị sĩ theo đường lối cấp tiến này, việc đoàn tàu cá Trung Quốc neo đậu tại Đá Ba Đầu, khu vực mà Manila cho rằng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, có thể sẽ dẫn tới việc Bắc Kinh cho thiết lập căn cứ quân sự tại đó, như đã từng làm với 7 đá, bãi cạn mà Philippines tuyên bố chủ quyền.
Dự thảo nghị quyết cũng chỉ trích "thái độ thụ động" của chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte trong triển khai phán quyết Tòa trọng tài Thường trực (PCA) đưa ra hồi năm 2016 vốn bác bỏ yêu sách chủ quyền với phần lớn Biển Đông của Bắc Kinh.
Thông tin về đoàn tàu cá Trung Quốc neo đậu trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines lần đầu tiên xuất hiện hôm 7/3. Đến ngày 21/3, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã yêu cầu khoảng 200 tàu Trung Quốc rút khỏi Đá Ba Đầu. Bộ Ngoại giao Philippines cũng đã gửi công hàm phản đối tới Bắc Kinh.
Về phần mình, Trung Quốc thừa nhận đội tàu cá có hiện diện tại khu vực trên, nhưng nói là để tránh trú do điều kiện biển động. Bắc Kinh cũng khẳng định những tàu này neo đậu trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Philippines yêu cầu Trung Quốc rút 'hạm đội tàu cá' Bộ trưởng Quốc phòng Philippines yêu cầu Trung Quốc rút hơn 200 tàu cá được cho là của dân binh bám trụ tại bãi đá ngầm ở Biển Đông. "Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc ngừng ngay cuộc xâm nhập và lập tức rút số tàu thuyền trên", Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 21/3 ra tuyên bố cho biết, đề...