Philippines đề xuất ‘kế hoạch ba hành động’ giảm căng thẳng ở biển Đông
Philippines ngày 1.8 tuyên bố nước này sẽ đưa ra “kế hoạch ba hành động” tại cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN vào tuần tới nhằm xoa dịu căng thẳng và giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông giữa Trung Quốc và các nước có liên quan.
Quốc kỳ các nước thành viên ASEAN – Ảnh: Reuters
Trung Quốc trong những tháng gần đây có những động thái làm gia tăng căng thẳng nhằm củng cố những tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này trên biển Đông, theo AFP.
“Những căng thẳng làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa các nước, làm gia tăng mức độ ngờ vực, đồng thời làm gia tăng nguy cơ dẫn đến xung đột không mong muốn trong khu vực”, AFP dẫn thông cáo Bộ Ngoại giao Philippines ngày 1.8.
Video đang HOT
Philippines cho biết tại cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN tại Myanmar vào tuần tới, nước này sẽ trình bản “kế hoạch ba hành động” bao gồm các biện pháp ngay lập tức, trung gian và cuối cùng nhằm phản ánh những hành động gây bất ổn khu vực.
Manila cũng sẽ kêu gọi các bên ngừng lại ngay lập tức những hoạt động cụ thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực, cũng theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines.
Philippines còn kêu gọi thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) cũng như đưa ra các cơ chế dựa vào luật quốc tế để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Philippines đã nộp đơn kiện các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông ra Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật biển.
Cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN sẽ bao gồm các buổi hội đàm giữa các ngoại trưởng ASEAN và các đối tác thương mại là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ngoài ra còn có một cuộc đối thoại an ninh khu vực với sự tham dự của lãnh đạo 27 quốc gia, bao gồm các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga và Úc, theo AFP.
Theo TNO
Thủ tướng Singapore: Lẽ phải không thuộc về kẻ mạnh trên biển Đông
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long ngày 24.6 cho biết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế, chứ không phải "lẽ phải thuộc về kẻ mạnh".
Ông Lý, trong chuyến công du đến thủ đô Washington (Mỹ), đã phát biểu như trên khi trả lời một câu hỏi từ báo giới về việc Trung Quốc đưa ra những tuyên bố chủ quyền phi lý nuốt trọn gần hết biển Đông, theo hãng tin AP.
"Tôi nghĩ luật pháp quốc tế có trọng lượng lớn trong việc quyết định vấn đề tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết như thế nào", chứ không phải "lẽ phải thuộc về kẻ mạnh", ông Lý nói.
Ông Lý cho biết thêm người Trung Quốc đã chứng kiến các cường quốc khác trong lịch sử vốn đã cố dùng "sức mạnh" để trỗi dậy nhưng sau đó lại suy sụp.
Singapore là nước không có liên quan đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông, nhưng ủng hộ nỗ lực của ASEAN trong việc thương lượng với Trung Quốc nhằm sớm đưa ra một Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) để giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Tình hình biển Đông trở nên căng thẳng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt phi pháp giàn khoa Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển Việt Nam. Tàu Trung Quốc còn hung hăng đâm chìm tàu Việt Nam tại khu vực đặt giàn khoan trái phép.
Tờ South China Morning Post ngày 25.6 dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh có nhiều khả năng sẽ tiếp tục khăng khăng giữ các tuyên bố chủ quyền biển đảo phi lý của mình trong cuộc họp thảo luận về COC với các nước thành viên ASEAN tại Indonesia trong 2 ngày 24-25.6.
Theo TNO
23 ngày giao tranh ở dải Gaza, trên 1.280 người chết Ít nhất 54 gười chết trong các cuộc tấn công của Israel dọc theo dải Gaza vào ngày 30.7, nâng tổng số người thiệt mạng ở Palestines trong suốt 23 ngày giao tranh lên trên 1.280. Khói đen trên bầu trời sau khi quân đội tấn công vào thành phố Gaza vào ngày 29.7 - Ảnh: AFP Những vụ tấn công ngày 30.7...