Philippines để ngỏ khả năng đàm phán với Trung Quốc
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay ngày 13/7 tuyên bố nước này để ngỏ khả năng có các cuộc thảo luận với Trung Quốc về việc thực thi phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về tranh chấp tại Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Manila. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh, ông Yasay nhấn mạnh chính phủ Philippines “sẽ trình bày rõ ràng các bước tiếp theo nhằm đảm bảo rằng phán quyết trên sẽ được thực thi một cách hòa bình”.
Ông khẳng định: “Đã đến lúc ưu tiên các biện pháp ngoại giao để đảm bảo rằng các lựa chọn và sáng kiến ngoại giao sẽ không bị ngăn cản hay hủy hoại, để chúng ta có thể thực thi một cách hòa bình phán quyết của PCA”.
Video đang HOT
Ông Yasay cho biết thêm rằng trước khi phán quyết của PCA được công bố, Manila và Bắc Kinh đã cam kết không tiến hành các “hành động khiêu khích”.
Ngoại trưởng Yasay, cũng là một luật sư, nêu rõ theo phán quyết của tòa, bãi cạn Scarborough được tuyên bố là “vùng đánh bắt cá chung cho ngư dân, trong đó có cả ngư dân Philippines, Việt Nam và Trung Quốc”. Vì vậy, ông nhấn mạnh điều quan trọng hiện nay là lập tức đạt được thỏa thuận với các nước liên quan để cùng hưởng lợi.
Theo Báo Tin Tức
Australia lên tiếng về phán quyết biển Đông
Trung Quốc phải chấp nhận phán quyết về biển Đông và cần chấm dứt việc xây dựng đảo nhân tạo trên vùng biển tranh chấp, đại diện Bộ Ngoại giao Australia khẳng định.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop cho rằng: Bắc Kinh sẽ đứng trước nguy cơ tổn hại danh tiếng và uy tín nếu nước này phớt lờ phán quyết do Tòa trọng tài thường trực đưa ra hôm qua, 12/7.
"Chúng tôi kêu gọi cả Philippines và Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ phán quyết. Đó là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc pháp lý đối với cả 2 nước", bà Bishop phát biểu trên sóng kênh truyền hình quốc gia ABC.
Theo bà Bishop, những nguyên tắc quốc tế tồn tại từ rất lâu trước đây đã được soạn thành luật trong Công ước về Luật Biển và đó là nền tảng cho hoạt động thương mại hàng hải trên toàn thế giới. Vì thế, phớt lờ bộ luật này là một hành vi vi phạm nghiêm trọng.
"Cái giá cho uy tín sẽ rất đắt. Trung Quốc đang tìm cách trở thành người dẫn đầu ở khu vực cũng như quốc tế, và cần duy trì mối quan hệ thân thiện với các nước láng giềng. Đó là nhân tố thiết yếu cho sự trỗi dậy của nước này".
"Australia đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc chấm dứt động thái lấp đất trên biển và quân sự hóa trên các cấu trúc của nước này", bà Bishop nói.
"Chúng tôi hối thúc các bên có những bước đi nhằm hạ nhiệt căng thẳng, kiềm chế các hành động khiêu khích có khả năng dẫn tới tình trạng bất ổn nghiêm trọng hơn".
Trước đó, Bộ Ngoại giao Australia cũng đã ra thông cáo liên quan tới phán quyết của vụ kiện biển Đông.
Thông cáo nêu rõ: Tòa trọng tài trong vụ kiện của Philippines được thành lập theo đúng Công ước về Luật biển (UNCLOS). Phán quyết này không phải về vấn đề chủ quyền, mà về quyền hàng hải.
Canberra cũng nhận định, phán quyết lần này là một phép thử quan trọng cho vấn đề: làm thế nào để khu vực có thể giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Bắc Kinh đã đưa ra yêu sách chủ quyền đối với phần lớn biển Đông, kể các các vùng biển tiếp giáp các nước láng giềng.
Tuy nhiên, Tòa trọng tài thường trực ngày 12/7 đã đưa ra phán quyết cho rằng, Trung Quốc không có quyền lịch sử đối với khu vực tranh chấp và đã có những hành động bất hợp pháp khi lấp đất lấn biển trên diện rộng.
Theo Soha news
Truyền thông Nga bình luận về phán quyết của PCA Ngay sau khi Toà Trọng tài thường trực (PCA) ở La Haye (Hà Lan) ra phán quyết vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc hôm 12/7, Báo "Thương Gia" (một trang báo có lượng độc giả đông đảo ở Nga) đã ngay lập tức có bài viết với nhan đề: "Trung Quốc không có &'quyền lịch sử' đối với vùng lãnh thổ tranh...