Philippines đề nghị tòa án quốc tế sớm giải quyết đơn kiện Trung Quốc
Manila ngày 19.6 tuyên bố sẽ đề nghị Tòa án Liên Hợp Quốc về Luật biển (ITLOS) xúc tiến giải quyết sớm đơn kiện của Philippines liên quan đến yêu sách “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh trên biển Đông trong năm 2014 hoặc đầu năm 2015.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario – Ảnh: Reuters
Vào ngày 30.3.2014, chính phủ Philippines đã đệ trình biên bản ghi nhớ với luận cứ dài khoảng 4.000 trang, trong đó có các luận chứng cáo buộc tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc, nuốt trọn gần hết biển Đông, lên Tòa án Liên Hợp Quốc về Luật biển (ITLOS).
Tòa Trọng tài Thường trực (trụ sở tại The Hague, Hà Lan) là cơ quan cuối cùng thụ lý vụ kiện này.
Philippines đã nộp đơn kiện Trung Quốc từ năm 2013. Theo đó, Manila cáo buộc các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên biển Đông, cách xa Trung Quốc đến 870 hải lý (tức 1.611 km), là phi pháp lẫn phi lý, theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) mà hai bên đều ký kết năm 1982.
AFP dẫn lời ông Charles Jose, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, ngày 19.6 cho biết một biên bản đề nghị sẽ được gửi cho ITLOS, đề nghị tòa án này xúc tiến đơn kiện của Philippines trong năm 2014 hoặc đầu năm 2015.
“Chúng tôi đang tư vấn nhóm pháp lý của mình để trình biên bản đề nghị lên ITLOS xem họ có thế xử lý đơn kiện sớm hơn nữa hay không”, ông Joe nói.
Video đang HOT
Nhưng ông Joe không công bố thông tin biên bản đề nghị này sẽ được gửi vào thời điểm nào.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng việc sớm xử lý đơn kiện của Philippines là cần thiết “bởi vì tình hình ngày càng trở nên tồi tệ từng ngày ở biển Đông”.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ đơn kiện của Philippines, tuyên bố không tham gia phiên phân xử.
Tòa Trọng tài Thường trực đã yêu cầu Trung Quốc trong vòng 6 tháng – đến giữa tháng 12 – phải trả lời đơn kiện của Philippines, nhưng Trung Quốc cũng đã từ chối.
Theo TNO
Hải tặc hoành hành vùng biển Đông Nam Á
Thời gian gần đây hải tặc đã tiến hành hàng loạt những vụ tấn công, cướp bóc các tàu chở dầu, hàng ở vùng biển Đông Nam Á, dấy lên mối lo ngại khu vực này trở thành điểm nóng cho các hoạt động cướp biển.
Lực lượng đặc nhiệm Malaysia trong một cuộc diễn tập chống hải tặc - Ảnh: AFP
Trong nhiều thế kỷ qua, hải tặc từng hoành hành ở eo biển Malacca, vốn là đường hàng hải chiến lược giữa Indonesia, Malaysia, Singapore, theo AFP.
Hàng năm có hàng chục ngàn tàu thuyền đi qua Malacca và 1/3 lượng giao thông hàng hóa toàn cầu được vận chuyển qua eo biển này.
Cách đây năm năm hoạt động cướp biển ở eo biển Malacca thuyên giảm nhờ các nước tăng cường tuần tra trên biển.
Nhưng kể từ tháng 4.2014, hàng loạt những tàu chở dầu, chở hàng bị tấn công tại eo biển Malacca và vùng biển Đông Nam Á. Bọn hải tặc tấn công và cướp hàng trăm tấn dầu từ những tàu này.
"Mọi người đều lo ngại về những vụ cướp biển gần đây bởi vì họ biết tình hình sẽ tồi tệ hơn", AFP dẫn lời ông Noel Choong, người đứng đầu trung tâm báo cáo hải tặc thuộc Cục Hàng hải Malaysia (IMB).
"Hải tặc sẽ trở nên hung hăng và không thể kiềm chế được như ở Somalia", ông Choong nhận định.
Các số liệu của IMB cho thấy số vụ cướp biển đã gia tăng trở lại ở khu vực Đông Nam Á, từ 46 vụ trong năm 2009 lên 128 vụ vào năm 2013 và dự đoán tiếp tục tăng trong năm 2014.
Trong một vụ tấn công ngày 28.5, tàu chở dầu Thái Lan MT Orapin 4 bị hải tặc cướp dầu ở ngoài khơi đảo Bintan, phía bắc Indonesia.
Bọn hải tặc còn ngang nhiên sơn tên nhóm của chúng lên tàu MT Orapin 4, phá hủy các thiết bị thông tin liên lạc với đất liền, cướp 3.700 tấn dầu, bắt cóc nhưng sau đó trả tự do cho các thành viên thủy thủ đoàn.
Các chuyên gia chống hải tặc nhận định các băng nhóm tội phạm có tổ chức lớn mạnh phối hợp với hải tặc để tuồn số dầu hay hàng hóa cướp được ra thị trường.
"Tội phạm hàng hải luôn là một vấn đề nhức nhối trong khu vực. Chúng tôi đang nhận thấy các hoạt động hải tặc có chiều hướng gia tăng bởi vì dầu khí là một mặt hàng cực kỳ béo bở trên thị trường chợ đen", ông David Rider, Tổng biên tập trang tin nổi tiếng về an ninh hàng hải Maritime Security Review, nhận định.
So với một thập niên trước đây, hải tặc Đông Nam Á manh động và chuyên nghiệp hơn, có trang bị vũ khí, bắt con tin đòi tiền chuộc, ông Choong cho biết.
"Ở đâu có tiền, ở đó hải tặc xuất hiện", theo ông Martin Sebastian, người đứng đầu Trung tâm An ninh hàng hải và Ngoại giao Malaysia.
IMB kêu gọi các quốc gia khu vực Đông Nam Á phối hợp chặt chẽ và tăng cường các hoạt động tuần tra để đề phòng hải tặc hoành hành khu vực này.
Các chuyên gia cũng đồng thời kêu gọi các nước cho phép các tàu chở dầu và chở hàng được trang bị vũ khí để chống hải tặc.
Theo TNO
Iraq kêu gọi Mỹ không kích ISIL Chính quyền Iraq đã lên tiếng kêu gọi Mỹ tiến hành không kích nhắm vào các tay súng tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) vốn gần như chiếm được nhà máy lọc dầu chính và nhiều vùng ở miền bắc Iraq. Lực lượng đặc nhiệm Iraq - Ảnh: Reuters "Iraq chính thức kêu gọi Washington giúp...