Philippines đề nghị ASEAN kêu gọi 1 lệnh cấm xây dựng ở Biển Đông
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết ông sẽ đề nghị ASEAN kêu gọi 1 lệnh cấm, động thái mà Bắc Kinh có thể sẽ phớt lờ hoặc bác bỏ.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.
Bưu điện Hoa Nam ngày 16/6 đưa tin, Philippines hôm qua cho biết nước này sẽ đề xuất 1 lệnh cấm xây dựng trên Biển Đông, 2 ngày sau khi Bắc Kinh xây dựng trái phép 1 trường học trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc cất quân xâm lược toàn bộ trong các năm 1956, 1974 và đồn trú trái phép từ đó đến nay – PV) để tăng cường tuyên bố “chủ quyền” của họ với quần đảo này.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết ông sẽ đề nghị ASEAN kêu gọi 1 lệnh cấm, động thái mà Bắc Kinh có thể sẽ phớt lờ hoặc bác bỏ. “Tôi nghĩ rằng chúng tôi phải kêu gọi cộng đồng quốc tế đứng ra và nói rằng chúng ta cần phải quản lý những căng thẳng ở Biển Đông trước khi nó tuột khỏi tầm tay”, del Rosario nói.
Bắc Kinh bắt đầu xây dựng trái phép trường học trên đảo Phú lâm để làm nơi dạy dỗ con em của lính Trung Quốc và những người khác vào Thứ Bảy, 2 năm sau khi tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa để quản lý gần như toàn bộ Biển Đông”.
Ông Rosario nói với kênh ABS CBN News rằng, Trung Quốc đang tăng tốc mở rộng các hoạt động (bất hợp pháp) của họ trên Biển Đông trước khi ASEAN và Trung Quốc có thể xây dựng xong bộ quy tắc ứng xử COC.
Khi Trung Quốc tuyên bố thành lập trái phép cái gọi là “thành phố Tam Sa” đặt trụ sở trên đảo Phú Lâm, Bắc Kinh đã xây dựng trái phép 1 bưu điện, phòng giao dịch ngân hàng, siêu thị, bệnh viện và không ngừng di dân trái phép từ đại lục ra đảo. Tính đến nay, có 1443 người Trung Quốc thường trú trái phép tại đảo Phú Lâm, có lúc con số này lên tới 2000 người, theo chính quyền địa phương Trung Quốc lập ra cho biết.
Hiện tại, Trung Quốc đã xây dựng bất hợp pháp thêm 1 sân bay, khách sạn, thư viện và 5 tuyến đường chính, cột sóng di động và 1 đài tiếp sóng truyền hình vệ tinh 24h. Bắc Kinh có tàu cung cấp thực phẩm, nước ngọt, vật liệu xây dựng và di dân riêng ra Hoàng Sa.
Căng thẳng đã leo thang đáng kể từ đầu tháng 5 khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam nhưng lại ngụy biện rằng khu vực đó thuộc cái gọi là “vùng biển Tây Sa”.
Video đang HOT
Hôm Chủ Nhật Philippines cũng tuyên bố phản đối hoạt động phi pháp của Trung Quốc tập kết vật liệu biến đá thành đảo ở Tư Nghĩa cùng với Chữ Thập, Gạc Ma, Gaven (nhóm 6 bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc cất quân xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988 đến nay, Philippines cũng yêu sách chủ quyền với khu vực này – PV).
Theo Giáo Dục
Trung Quốc dàn cảnh trên biển vu khống Việt Nam
"Trên biển, tàu Trung Quốc sử dụng các phương thức tạo cớ như cắt mặt, cố tình lùi lại... để tạo ra các tư liệu giả vu cáo tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc", Cục trưởng Cục kiểm ngư Việt Nam nói.
Tại cuộc họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông của Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 16/6, ông Hà Lê, Cục trưởng Cục kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, lực lượng kiểm ngư Việt Nam đã tuyên truyền, thuyết phục Trung Quốc rút giàn khoan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 120 tàu các loại mỗi ngày, tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam. Trung Quốc còn sử dụng âm thanh, âm tần, đèn pha công suất lớn ảnh hưởng tới sức khỏe tới kiểm ngư và ngư dân Việt Nam. Trung Quốc còn sử dụng các phương thức tạo cớ như cắt mặt, cố tình lùi lại... để tạo ra các tư liệu giả vu cáo tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc.
"Có 23 tàu kiểm ngư Việt Nam bị đâm va gây hư hại, 15 kiểm ngư viên bị thương", ông Lê nói.
Ông Lê cho biết, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo, chiều 26/5, tàu cá Việt Nam nhiều lần đâm vào tàu cá Trung Quốc và bị lật. Việt Nam khẳng định chiều 26/5, tàu cá Việt Nam đang khai thác hợp pháp thì bị nhiều tàu các Trung Quốc bao vây, uy hiếp đến khi bị lật úp, chìm. Tàu cá Trung Quốc ngăn cản tàu cá Việt Nam tham gia cứu hộ. Việt Nam phản đối và bác bỏ thông tin của Trung Quốc. Lực lượng kiểm ngư Việt Nam vẫn tiếp tục kiềm chế và thực thi quyền của mình.
Họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông của Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 16/6
Một số câu hỏi trong buổi họp báo:
Hãng tin Nhật: Có hay không Việt Nam đã cử người nhái tới giàn khoan, bố trí vật trôi nổi cản trở tàu Trung Quốc?
Ông Nguyễn Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam: Tại buổi họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Trung Quốc đưa ra số liệu cho biết tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc 1547 lần. Đó là thông tin sai sự thật. Thực tế, trên khu vực giàn khoan Hải Dương 981 chỉ có tàu Trung Quốc chủ động đâm va, dùng vòi phun nước... áp chế tàu Việt Nam. Hình ảnh như mô tả của Trung Quốc là tàu Trung Quốc bị tàu Việt Nam đâm chùn cả mũi. Tuy nhiên, sự thật là không thể dùng mạn tàu đâm vào mũi tàu Trung Quốc được. Vì thế thông tin đó là sai sự thật.
Trong buổi họp báo, Trung Quốc nói Việt Nam dùng người nhái, vật nổi gây ảnh hưởng hoạt động của tàu Trung Quốc. Tôi bác bỏ thông tin Việt nam sử dụng người nhái. Việt Nam không hề dùng người nhái trên khu vực giàn khoan Hải Dương 981. Vật trôi nổi phía Trung Quốc vớt được là lưới của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc bao vây, áp đảo nên ngư dân Việt Nam buộc phải bỏ lưới bỏ chạy, tránh uy hiếp của tàu Trung Quốc. Một số vật trôi nổi Trung Quốc vớt được là thùng phi đựng dầu, khúc gỗ, dụng cụ trên tàu Việt Nam bị tàu Trung Quốc dùng vòi rồng phun vào, văng xuống nước. Hơn nữa, Trung Quốc đâm va tàu Việt Nam, vỡ 1 số tàu gỗ, các mảnh đó Trung Quốc vớt được và cho đó là bằng chứng là hoàn toàn sai sự thật.
Báo Tiền phong: Trung Quốc nói, năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực xua đuổi quân Việt Nam Cộng Hòa trên Hoàng Sa chỉ để bảo vệ chủ quyền. Xin cho bình luận.
Ông Trần Duy Hải, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam: Tôi khẳng định các phát biểu của Trung Quốc là bóp méo sự thật lịch sử. Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam đã bàn giao quyền quản lý quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam Cộng Hòa. Cho tới 1974, Trung Quốc lợi dụng tình hình chiến tranh, tấn công các lực lượng của Việt Nam Cộng Hòa đồn trú trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tôi khẳng định Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm quần đảo Hoàng Sa sẽ không thể tạo ra chủ quyền cho Trung Quốc theo luật pháp quốc tế.
Báo Người Lao Động: Văn bản lịch sử của Việt Nam có thể giúp Việt Nam trong các vụ đòi chủ quyền quyết liệt với Trung Quốc hay không?
Ông Trần Duy Hải: Chúng tôi đã giới thiệu các văn bản của nhà nước phong kiến Việt Nam nên có giá trị về mặt pháp lý. Một quốc gia khi muốn xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ phải thực thi các chủ quyền dưới danh nghĩa nhà nước. Vì thế các văn bản đó có giá trị về mặt pháp lý.
Báo VNExpress: Trung Quốc nói tàu cá Việt Nam ngăn cản tàu của Trung Quốc. Xin cho bình luận.
Ông Hà Lê: Hoàng Sa luôn là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam từ bao đời nay. Vì thế việc ngư dân khai thác ở ngư trường Hoàng Sa là hoàn toàn bình thường, phù hợp pháp luật Việt Nam và Quốc tế. Việc Trung Quốc nói tàu cá Việt Nam ngăn cản tàu chấp pháp của Trung Quốc là vô lý. Như quý vị thấy, Trung Quốc điều động hơn 100 tàu các loại, toàn là tàu lớn... trong khi tàu cá Việt Nam là tàu gỗ, thực hiện đúng chức năng khai thác thủy sản. Vì thế, Trung Quốc nói tàu cá Việt Nam thường xuyên ngăn cản, quấy rồi tàu chấp pháp của Trung Quốc là hoàn toàn vô lý. Tôi khẳng định tàu cá Việt Nam chưa bao giờ ngăn cản, quấy rối tàu Trung Quốc.
Đài tiếng nói Việt Nam: Trung Quốc yêu cầu Việt Nam rút khỏi 29 đảo ở quần đảo Trường Sa. Xin cho bình luận.
Ông Trần Duy Hải: Đó là đề nghị vô lý và chúng tôi bác bỏ đề nghị phi lý đó. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Chính Trung Quốc là người dùng vũ lực xâm chiếm một số bãi trên quần đảo Trường Sa. Chính Trung Quốc mới là người phải rút khỏi các bãi đá họ đã chiếm đóng.
VOV: Một số nhà ngoại giao khu vực như của Indonesia, đề xuất các nước ASEAN phải tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc. Việt Nam có phản hồi gì với ASEAN?
Ông Trần Duy Hải: Việt Nam có đầy đủ chứng cớ pháp lý và lịch sử chứng minh chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Trường Sa. Việt Nam ủng hộ các nỗ lực của ASEAN trong việc duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông và phản đối Trung Quốc phá vỡ tình hình ở Biển Đông.
Hãng tin AP: Việt Nam đã ký các hợp đồng với đối tác nước ngoài để khai thác dầu mỏ. Các đối tác này có lo ngại gì không?
Ông Dương Khiết Trì dự kiến sẽ tới Việt Nam vào tuần này. Chủ đề bàn luận có đề cập tới vấn đề biển Đông hay không?
Ông Nguyễn Quốc Thập, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN): Chúng tôi đã làm việc với các công ty dầu khí của Mỹ, Nga, Ấn Độ, Canada... đang hoạt động trong vùng mà Trung Quốc gọi là có tranh chấp. Đại diện của các công ty này đều thông báo cho chúng tôi rằng từ tổng hành dinh họ chia sẻ và ủng hộ lập trường, tuyên bố của Việt Nam. Họ khẳng định hoạt động dầu khí của Petro Việt Nam cũng như của họ là hợp pháp. Họ tiếp tục thực hiện cam kết đã ký giữa họ với tập đoàn dầu khí Việt Nam. Chúng tôi đang có kế hoạch cùng các công ty này triển khai các dự án dầu khí 1 cách hiệu quả và tích cực nhất.
Ông Lê Hải Bình, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam: Ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc sẽ tới Việt Nam. Trong các chủ đề sẽ thảo luận, tôi tin rằng vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép sẽ được bàn đến. Việt Nam luôn kiên trì, tìm mọi kênh trao đổi, đối thoại với Trung Quốc để giải quyết vấn đề căng thẳng hiện nay tại Biển Đông. Vì thế, cuộc họp này sẽ là 1 kênh, sự kiện để 2 bên thảo luận, tìm ra giải pháp cho các vấn đề hiện nay.
Báo Lao Động: Trung Quốc nói rằng Pháp từng thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa. Sự thật như thế nào?
Ông Trần Duy Hải: Ý kiến đó của Trung Quốc là hoàn toàn bịa đặt. Sau khi Pháp vào Việt Nam, đã thay mặt Việt Nam thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Việc quản lý hành chính của Pháp với Hoàng Sa ở mức đó rất cao. Các cơ quan hành chính này đã cấp giấy chứng sinh cho các công dân sinh ra ở Hoàng Sa. Trong thời ký đó, Pháp nhiều lần phản đối hành động của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Pháp đề nghị Trung Quốc đưa vấn đề ra quốc tế nhưng Trung Quốc đã từ chối.
Báo Vietnamnet: Trung Quốc bồi đắp, xây dựng một số công trình xung quanh đảo và đá ở quần đảo Trường Sa. Xin cho bình luận?
Ông Lê Hải Bình: Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý, bằng chứng để khẳng định chủ quyền ở Trường Sa. Cơ quan chức năng Việt Nam cho biết Trung Quốc đã mở rộng, xây dựng công trình trái phép ở Gạc Ma và một số điểm khác vốn bị Trung Quốc chiếm từ tháng 3/1988.
Việt Nam cực lực phản đối hành vi này và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xây dựng mở rộng trái phép, các hành động thay đổi hiện trạng, không để hành động tái diễn trong tương lai vì nó ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở biển Đông...
Theo Khampha
Ngày 16/6: TQ dùng 110 tàu để bảo vệ giàn khoan Hôm nay, Trung Quốc dùng 110 tàu để bảo vệ giàn khoan, và vẫn có 6 tàu chiến. Tại phía tây nam cách giàn khoan 37 hải lý vẫn có 33 tàu cá Trung Quốc hoạt động. Trung Quốc dùng 110 tàu để bảo vệ giàn khoan, và vẫn có 6 tàu chiến. Tiếp tục thông tin về diễn biến tại khu vực...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy nhà trong đêm ở Hà Nội, một bé trai tử vong

Tình trạng đăng kiểm của 2 ô tô trong vụ xe khách lao xuống vực ở Bảo Lộc

Tông xe liên hoàn trên cầu Chữ Y, cửa ngõ TPHCM kẹt cứng

Lực lượng Bộ Công an tiếp cận hiện trường động đất, huy động chó nghiệp vụ tìm nạn nhân

Dừng đèn đỏ kiểu 'khôn lỏi' ở Hà Nội, tài xế ngỡ ngàng khi nhận phiếu phạt

Công an xác minh nhóm 'quái xế' chạy mô tô phân khối lớn, thản nhiên buông cả 2 tay

Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, giao thông ùn tắc

Cháy bãi rác, khói đen bao trùm khắp nơi

Cháy, đổ sập hàng trăm mét vuông nhà máy xay xát lúa gạo tại Long An

Khắc phục hậu quả vụ lật xe khách trên đèo Bảo Lộc khiến 4 người thương vong

Cháy bãi rác Gung Ré nguy cơ lan qua rừng thông xung quanh

Vụ chìm tàu cá Nghệ An: 1 thi thể được tìm thấy ở bờ biển Hà Tĩnh
Có thể bạn quan tâm

Tajikistan, Uzbekistan và Kyrgyzstan ký kết thỏa thuận lịch sử chấm dứt tranh chấp biên giới
Thế giới
1 phút trước
Bức ảnh muốn quên luôn của Binz, Châu Bùi xem cũng phải "khóc thét"!
Sao việt
17 phút trước
Vụ 5 nữ sinh tiểu học phì phèo thuốc lá: Không được bố mẹ quan tâm, một em có nguy cơ nghỉ học
Netizen
32 phút trước
Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay
Sao châu á
1 giờ trước
'Tan chảy' trước vẻ đáng yêu của 3 nhóc tỳ nhà diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm
Tv show
2 giờ trước
Chung kết FVPL Spring 2025: NK tiếp tục bảo vệ ngôi vương, cộng đồng cũng bùng nổ cảm xúc
Mọt game
3 giờ trước
Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long
Du lịch
3 giờ trước
Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng
Sao âu mỹ
3 giờ trước