Philippines: Cựu tổng thống từng ngồi tù trở thành Chủ tịch Hạ viện
Cựu Tổng thống Philippines Gloria Macapagal Arroyo, người từng bị bắt với cáo buộc tham nhũng, đã được bầu làm Chủ tịch Hạ viện thay thế ông Pantaleon Alvarez.
Bà Arroyo, từng nắm quyền trong giai đoạn 2001-2010 nhưng sau đó bị giam 5 năm với cáo buộc tham nhũng, đã trở thành nữ Chủ tịch Hạ viện đầu tiên của Philippines hôm 23-7 sau khi nhận được 184 phiếu thuận, cùng với 48 phiếu chống và 12 phiếu trắng.
Theo Reuters, việc bà Arroyo thay thế ông Alvarez có thể là một cột mốc quan trọng trong tiến trình củng cố quyền lực của Tổng thống Rodrigo Duterte cũng như đảm bảo hướng đi lập pháp cho các chính sách trọng tâm và mong muốn sửa đổi hiến pháp của ông.
Cựu Tổng thống Philippines Gloria Macapagal Arroyo đã được bầu làm Chủ tịch Hạ viện với 184 phiếu thuận, 48 phiếu chống và 12 phiếu trắng. Ảnh: Reuters
Việc bà Arroyo, 71 tuổi, trở thành quan chức quyền lực thứ tư được bầu chọn sẽ gia tăng quyền lực cho ông Duterte, đặc biệt là khi cả 2 vị này có quan điểm chính trị tương đồng. Hơn nữa, bà Arroyo có quan hệ tốt với một số quan chức có tầm ảnh hưởng nhất bên phe chỉ trích.
Video đang HOT
Trong khi đó, mặc dù cựu Chủ tịch Hạ viện Philippines Alvarez thúc đẩy chương trình nghị sự của Tổng thống Duterte một cách hiệu quả, ông ta vẫn bị đánh giá là một nhân vật gây chia rẽ.
Cựu Chủ tịch Hạ viện Philippines Pantaleon Alvarez. Ảnh: Reuters
Nhà bình luận chính trị Earl Parreno khẳng định bà Arroyo có đủ kinh nghiệm và tầm ảnh hưởng để hỗ trợ kế hoạch của Tổng thống Duterte về việc chuyển sang một hệ thống liên bang. Ngoài ra, bà Arroyo cũng có thể thay thế Tổng thống Duterte khi nhiệm kỳ của ông kết thúc.
“Bà ta hoàn hảo với vị trí Chủ tịch Hạ Viện… Đây là một sự trở lại chính trường đầy mạnh mẽ. Bà Arroyo có thể có tham vọng thay thế Tổng thống Duterte theo hiến pháp mới vào năm 2022. Câu hỏi duy nhất là: Liệu bà ta có được chấp nhận hay không?” – ông Parreno khẳng định
Theo Cao Lực
Người lao động
Philippines khẳng định đang phản ứng Trung Quốc "âm thầm" trên Biển Đông
Trước những thông tin nói rằng Philippines chưa hành động đúng mức về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc, chính phủ nước này khẳng định họ vẫn đang có những hành động phản đối Trung Quốc, nhưng diễn ra trong âm thầm.
Ông Harry Roque (Ảnh: Rappler)
Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh dzRH, phát ngôn viên của phủ tổng thống Philippines Harry Roque cho biết chính phủ Manila luôn phản đối hành vi sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng họ thực hiện việc này trong âm thầm.
"Bất cứ khi nào khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền, chính phủ Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ lên tiếng phản đối, nhưng chúng tôi không gây ồn ào", ông Roque nói, nhấn mạnh rằng Manila sẽ không từ bỏ dù chỉ là 1 tấc đất lãnh thổ của Philippines.
Tuyên bố của ông Roque được đưa ra trong bối cảnh tổ chức thăm dò dư luận Social Weather Stations (SWS) mới đưa ra một kết quả một khảo sát người dân Philippines. Trong khoảng thời gian 27/6-30/6, cứ 5 người thì có 4 người tin rằng chính phủ Manila đang chưa có hành động đúng mức để phản đối hành vi bành trướng của Trung Quốc trên khu vực Biển Đông tranh chấp.
Ông Roque nhấn mạnh rằng Tổng thống Duterte sẽ không tranh cãi với Trung Quốc về các tranh chấp lãnh thổ vì điều này không mang lại lợi ích cho quan hệ Manila- Bắc Kinh. Quan chức này cho hay ông Duterte muốn tạm thời gạt qua một bên những vấn đề chưa thể giải quyết "một sớm một chiều", thay vào đó họ có thể theo đuổi những mục đích có thể đạt được như kinh tế.
Khảo sát của SWS cho thấy 81% người tham gia không muốn chính phủ Philippines "để Trung Quốc tự do xây dựng cơ sở vật chất và tăng cường hiện diện quân sự" trên khu vực biển tranh chấp. 74% người được hỏi muốn chính phủ đưa vấn đề này ra bàn bạc tại các tổ chức quốc tế, trong khi 73% muốn Bắc Kinh và Manila đối thoại song phương và thẳng thắn. Mặc khác, 68% đồng tình rằng chính phủ Philippines nên nhờ các quốc gia nước ngoài làm trung gian để giải quyết vấn đề.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 17/7, ông Duterte cho biết ông kỳ vọng Trung Quốc sẽ có cách hành xử công bằng trong tranh chấp về Biển Đông và ông rất lạc quan rằng người Philippines cuối cùng có thể sẽ nhìn nhận Bắc Kinh là "hàng xóm tốt".
Ông Duterte cho biết 2 quốc gia đang bàn bạc về nỗ lực nhằm hợp tác và phát triển. Trước đó, Tổng thống Philippines từng nói ông bỏ ngỏ khả năng Bắc Kinh và Manila hợp tác trên Biển Đông và từng gợi ý rằng 2 nước có thể thỏa thuận trong việc chia sẻ doanh thu và lợi nhuận từ việc hợp tác.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với 90% Biển Đông, chồng lấn lên các vùng biển của Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei. Năm 2016, Tòa án Trọng tài thường trực tại La Hay (Hà Lan) đã bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Mặc dù vậy, Bắc Kinh đã phớt lờ phán quyết trên và tiếp tục các hành động xây dựng, bồi đắp và quân sự hóa phi pháp khu vực, đi ngược lại với luật lệ quốc tế.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Thị trưởng thứ 2 của Philippines bị ám sát trong 2 ngày liên tiếp Các tay súng đi xe máy hôm nay đã ám sát một thị trưởng của một thị trấn ở phía bắc thủ đô Manila, Philippines. Đây là vụ ám sát quan chức thứ 2 như vậy trong liên tiếp hai ngày qua. Thị trưởng Ferdinand Bote đã bị các tay súng ám sát ngày 3/7 (Ảnh: Facebook) Hãng tin Reuters ngày 3/7 dẫn...