Philippines công kích chiến lược ‘cải bắp’ của Trung Quốc
Ngày 4/11, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã bày tỏ hy vọng Bắc Kinh không xâm nhập vào lãnh thổ của nước này trên Biển Đông sau khi một vị tướng Trung Quốc khoa trương về cái gọi là chiến lược “ cải bắp” nhằm đạt được tham vọng chủ quyền trên khu vực.
Trung Quốc đang tạo vòng vây 3 lớp tàu trên Biển Đông: tàu cá, tàu hải giám (ngư chính) và tàu chiến như một chiếc cải bắp. Ảnh: New York Times
Theo Philstar, trước câu hỏi của báo giới về thái độ đối với những phát ngôn của viên tướng Trung Quốc Trương Triệu Trung trên tờ New York Times gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin khẳng định: “Họ không nên xâm nhập vào lãnh thổ của chúng tôi”.
Video đang HOT
Trước đó, New York Times dẫn lời tướng Trương cho biết Trung Quốc đang triển khai chiến lược “cải bắp” trên Biển Đông. Đây chính là chiến lược sử dụng nhiều lớp tàu khác nhau giống như các lớp lá của một cây cải bắp để bao vây cũng như cô lập một đảo hay bãi cạn nào đó. Ông Trương còn không ngừng nhắc tới 3 vòng vây là: trước tiên là tàu cá xâm nhập, sau đó là Hải giám, Ngư chính tuần tra, giám sát, hộ tống và cuối cùng là sự hiện diện của các tàu Hải quân.
Với cách thức này, các tàu của Philippines sẽ phải “xin phép” Trung Quốc để đi qua khu vực mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép. Thậm chí, ông Trương còn lớn tiếng dọa nạt sẽ áp dụng chiến lược này ở “một số địa điểm khác vào lúc thích hợp”. Đây là tuyên bố gây quan ngại cho các nước trong khu vực bởi trước đó, Bắc Kinh đã xua 30 tàu cá dưới sự hộ tống của một tàu khu trục, hai tàu hải giám vào khu vực biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hiện tại, các chuyên gia quốc tế đang cho rằng Trung Quốc đã thực hiện chiến lược này tại Bãi Cỏ Mây. Nhưng nếu Philippines không thể duy trì việc tiếp tế cho thủy quân lục chiến đồn trú trên xác một chiếc tàu chiến cũ tại Scarborough thì một kịch bản thứ hai là không thể không xảy đến. “Thật khó có thể tưởng tượng việc Trung Quốc có thể dùng vũ lực để giành quyền kiểm soát khu vực. Leo thang căng thẳng hay một tính toán sai lầm rất dễ xảy ra”, học giả Ian Storey của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) bình luận.
Chính vì vậy, theo Philstar, Trung tướng Roy Deveraturda – người chỉ huy lực lượng vũ trang miền Tây – cho biết trong tuần này ông sẽ trở lại với các biện pháp xây dựng lòng tin trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia này. “Chúng tôi nhận được một chiến lược rõ ràng từ Tổng thống và nó phải được thực hiện bằng các biện pháp hòa bình. Tôi hy vọng điều này có thể giúp Philippines toàn vẹn lãnh thổ trên Biển Đông”, ông khẳng định.
Theo Songmoi
Không phận Nga bị máy bay nước ngoài "xâm nhập"
Một nhóm các thanh sát viên quân sự đến từ Đức và Latvia sẽ tiến hành chuyến bay thanh sát trên bầu trời Nga và Belarus từ hôm nay (21/10) theo Hiệp ước Bầu trời Mở quốc tế, một quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho hay.
"Trong khuôn khổ hiệp ước Bầu trời Mở quốc tế, các thanh sát viên Đức và Latvia sẽ thực hiện chuyến bay thanh sát lãnh thổ của Nga và Belarus trên máy bay do thám SAAB-340 từ ngày 21 đến 25/10", ông Sergei Ryzhkov, người đứng đầu Trung tâm Cắt giảm Nguy cơ Hạt nhân Quốc gia của Bộ Quốc phòng Nga cho hay.
Các chuyên gia Nga và Belarus cũng sẽ có mặt trên khoang máy bay để giám sát việc các thanh sát viên Đức và Latvia sử dụng hợp lý các thiết bị ghi hình và giám sát theo đúng quy định của hiệp ước. Các thiết bị giám sát của máy bay đã được các chuyên gia quốc tế bao gồm cả Nga kiểm tra kỹ lưỡng và chứng nhận. Không một loại vũ khí nào có mặt trên khoang máy bay.
Hiệp ước Bầu trời Mở được đưa ra theo một sáng kiến của Tổng thổng Mỹ khi đó là George H.W.Bush. Hiệp ước là bản quy ước được 27 nước thành viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) thông qua ngày 24/3/1992 tại Helsinki, Phần Lan, đến nay đã có 34 nước thành viên tham gia hiệp ước này.
Mục đích của Hiệp ước là nhằm hỗ trợ tính công khai và minh bạch của hoạt động quân sự, giám sát việc tuân thủ các hiệp ước hiện hành trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, cũng như thắt chặt an ninh thông qua việc củng cố các biện pháp tin cậy.
Hiệp ước này có hiệu lực từ ngày 1/1/2002, cho phép các quốc gia thành viên thực hiện những chuyến bay quan sát không vũ trang trên lãnh thổ của nhau (bao gồm cả đất liền, đảo và các vùng lãnh hải).
Đan Khanh - (theo RIA)
Theo_VnMedia
Nhật dọa bắn máy bay, Trung Quốc nổi giận Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã phác thảo một kế hoạch cho phép Lực lượng Phòng vệ nước này bắn hạ các máy bay không người lái của nước ngoài xâm nhập vào không phận của họ trong trường hợp máy bay đó phớt lờ những lời cảnh báo. Đây là thông tin vừa được một nguồn tin thân cận với chính phủ...