“Philippines có lý về chủ quyền bãi cạn Scarborough”
Theo báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng số ra ngày 19/7, giới chuyên gia luật pháp nói rằng một vụ kiện trước đây của Philippines đã tăng cường củng cố cho tuyên bố chủ quyền của nước này đối với bãi cạn Scarborough ở Biển Đông, hiện đang xảy ra tranh chấp giữa Manila với Bắc Kinh.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Một chuyên gia luật pháp quốc tế khẳng định phán quyết của Tòa án tối cao Philippines năm 1916 đối với một vụ đắm tàu ở khu vực bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham, Philippines gọi là Panatag) chính là bằng chứng tăng cường cho tuyên bố chủ quyền của Manila đối với bãi cạn này.
Tiến sỹ Jay Batongbacal thuộc Đại học Luật Chuyên nghiệp Philippines ngày 18/7 nói rằng kết quả nghiên cứu của ông “là bằng chứng rõ ràng rằng Philippines đã thể hiện quyền thực thi công lý đối với bãi cạn Panatag cũng như những vụ việc xảy ra ở đó vào thời kỳ mà Philippines còn là thuộc địa của Mỹ.”
Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng do cả hai nước cùng tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarbrough. Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó có bãi cạn Scarborough. Phía Philippines thì nói rằng bãi cạn này nằm trọn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của họ.
Video đang HOT
Tiến sỹ Batongbacal cũng đặt nghi vấn đối với tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với bãi cạn Scarbrough rằng nước này đã phát hiện bãi cạn lần đầu tiên dựa vào một bản đồ năm 1279 dưới triều nhà Nguyên. Chuyên gia này nhấn mạnh: “Vào thời điểm đó, Trung Quốc là một phần của đế chế Nguyên Mông. Theo logic này thì đảo Hoàng Nham hoàn toàn thuộc chủ quyền của Mông Cổ.”
Bãi cạn tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc được gọi là Scarborough sau khi một tàu buôn chè cùng tên của Anh bị đắm ở đó cuối những năm 1800. Tại một buổi thuyết giảng ngày 18/7 về các lợi ích biển của Philippines, tiến sỹ Batongbacal đã giới thiệu một bản đồ thời nhà Nguyên. Ông nhấn mạnh: “Bản đồ thời nhà Nguyên này thậm chí còn không thể xác định chính xác đảo Luzon và quần đảo Mindanao. Vì vậy, Trung Quốc vẫn chưa công khai bản đồ năm 1279 của họ. Ngược lại, có những bản đồ đề những năm 1700 lại chứng tỏ rằng bãi cạn Scarbrough thuộc Philippines.”
Hơn nữa, theo tiến sỹ Batongbacal, một phiên tòa năm 1916 ở Manila đã lùi thời gian Trung Quốc chính thức nhận bãi cạn nói trên thuộc lãnh hải của họ với tên gọi quần đảo Trung Sa là năm 1913.
Phiên tòa năm 1916 liên quan đến con tàu S.Snippon, một tàu chở hàng của Thụy Điển bị mắc cạn ở bãi cạn Scarbrough ngày 8/5/1913 khi đang trong hải trình từ Manila đi Singapore.
Một con tàu có tên là Manchuria là tàu đầu tiên tiếp cận và giải cứu viên thuyền trưởng của tàu S.S Nippon và các thành viên thủy thủ đoàn của tàu này. Họ được đưa tới Hong Kong, nơi viên thuyền trưởng nói rằng họ sẽ thu xếp để con tàu S.S Nippon cùng hàng hóa được cứu hộ.
Những thông tin về vụ mắc cạn của con tàu S.S Nippon đã thúc đẩy hãng cứu hộ Erlanger& Galinger điều lực lượng đến giải cứu con tàu này, bốc dỡ toàn bộ hàng hóa trên tàu, đưa con tàu về Manila và bán toàn bộ số hàng hóa cứu hộ được.
Hãng cứu hộ Erlanger & Galinger sau đó đã tiến hành khởi kiện các nhà bảo hiểm hàng hóa và chủ tàu S.S Nippon sau khi hãng này thấy rằng họ không nhận được “đền bù” thỏa đáng so với dịch vụ “nguy hiểm” mà họ đã thực hiện.
Tiến sỹ Batongbacal cho rằng nếu như những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Scarborough là hợp lý thì Bắc Kinh “đã phải có một cơ quan chịu trách nhiệm về những gì xảy ra ở đó, trong đó bao gồm cả các vụ đắm tàu và mắc cạn.”
Ông kết luận “vụ việc của tàu S.Snippon là một bằng chứng khẳng định Philippines là nước duy nhất chịu trách nhiệm giải quyết các vụ đắm tàu hay mắc cạn ở quần đảo Scarborough”./.
Theo TTXVN
Philippines ngăn người dân tự ra bãi cạn tranh chấp
Tổng thống Philippines Benigno Aquino yêu cầu nhóm người biểu tình hủy chuyến đi ra bãi cạn Scarborough/ Hoàng Nham, nơi đang có tranh chấp với Trung Quốc.
Ông Nicanor Faeldon, người dự định dẫn đầu nhóm biểu tình ra bãi cạn Scarborough/ Hoàng Nham hôm nay. Ảnh: AFP
Một nhóm gồm 20 người, dẫn đầu là cựu sĩ quan hải quân Philippines Nicanor Faeldon cùng một số phóng viên truyền hình, dự kiến hôm nay sẽ đi tàu từ thành phố ven biển phía bắc Masinloc ra bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Tuy nhiên, trong cuộc điện thoại với Tổng thống Aquino, ông Faeldon đã nhận lệnh cho nhóm người hủy bỏ chuyến đi trên.
"Tôi đã truyền đạt về yêu cầu của tổng thống với cả nhóm và mọi người đều đồng tình với sự xử lý khôn ngoan của chính phủ", ông Faeldon nói. Trước đó, ông cho hay, chuyến đi nhằm mục đích kêu gọi sự ủng hộ của thế giới đối với những nỗ lực của chính phủ Philippines trong việc giải quyết hòa bình tranh chấp trên biển với Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Philippines hôm qua tuyên bố không muốn những người biểu tình thực hiện chuyến đi ra bãi cạn, nhưng ông Faeldon đã bỏ qua đề nghị này và bác bỏ lo ngại rằng Bắc Kinh có thể xem đây là hành động khiêu khích. Tuy nhiên, khi cả nhóm bắt đầu chuyển các trang thiết bị lên hai tàu cá để lên đường vào giữa sáng nay, ông Faeldon đã nhận được hàng loạt cuộc gọi, trong đó có một cuộc của tuần tra bờ biển và cuộc cuối cùng từ Tổng thống Aquino.
"Tổng thống cho hay các đại diện chính phủ Philippines đang ở Trung Quốc để thương thảo về tranh chấp hàng hải", AFP dẫn lời ông Faeldon nói. "Ông Aquino tin rằng trì hoãn kế hoạch này có thể giúp ích cho việc giải quyết căng thẳng đôi bên".
Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham nằm cách đảo lớn Luzon của Philippines khoảng 230 km. Vùng lãnh thổ Trung Quốc gần nhất cách bãi này 1.200 km về tây bắc. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với bãi cạn này, trong khi Philippines khẳng định Scarborough nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của nước này.
Sau khi căng thẳng nảy sinh đầu tháng 4, hai nước đã liên tiếp điều động tàu đến khu vực này để khẳng định chủ quyền. Bắc Kinh và Manila đều áp đặt lệnh cấm đánh cá quanh vùng biển tranh chấp mà theo các nhà quan sát đây là một cách để hai bên giảm đối mặt.
Trung Quốc cũng chặn nguồn trái cây xuất khẩu từ Philippines, đồng thời hủy hàng loạt tour sang quốc đảo, trong khi các chuyến bay từ Bắc Kinh đến Manila cũng bị cắt.
Theo VNExpress
"Nhật sẽ cung cấp 12 tàu tuần tra cho Philippines" Ngoại trưởng Philippines gần đây nói, Nhật Bản có thể sẽ cung cấp 12 tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển Philippines. Tân Hoa Xã hôm 9/7 đưa tin, máy bay giám sát của Philippines tối 6/7 phát hiện ít nhất 3 tàu công vụ Trung Quốc vẫn lưu lại ở bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Theo tờ Philippines Star, ngày 9/7,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chuyên gia dự đoán kế hoạch của Nga sau ngừng bắn một phần với Ukraine

Giám đốc CIA mời tỷ phú Musk đến trụ sở

Hàng chục nghìn người biểu tình ở Seoul liên quan đến việc luận tội tổng thống

Nghi phạm đâm dao tại Hà Lan là một công dân Ukraine

Lý do Nhật Bản không phô trương dù liên tục chinh phục đỉnh cao khoa học

Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố chính thức đóng cửa USAID

Mỹ thúc đẩy kiểm soát Greenland để đối phó Nga và Trung Quốc

Somalia sẵn sàng trao cho Mỹ quyền kiểm soát căn cứ không quân, cảng biển?

Tổng thống Ukraine ra điều kiện ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Tỉ phú Elon Musk 'mua' mạng xã hội X thêm lần nữa

"Làng đại gia" ẩn trong núi sâu: Dân ở biệt thự, con cái đi học không mất tiền

Mỹ đẩy mạnh tinh giản, căng thẳng vụ lộ mật chưa dứt
Có thể bạn quan tâm

Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất
Tin nổi bật
09:06:02 30/03/2025
Siêu phẩm cổ trang chiếu 30 lần vẫn chiếm top 1 rating cả nước, nam chính xấu trai nhưng không ai dám chê
Phim châu á
09:04:34 30/03/2025
Khâu Vai Điểm đến du lịch đầy tiềm năng tại cao nguyên đá
Du lịch
09:03:06 30/03/2025
1 Anh Tài bỗng dưng bị hủy loạt show, công ty đối tác "trả treo" từng bình luận khiến fan tẩy chay diện rộng
Nhạc việt
09:01:40 30/03/2025
1 sao nam chê bóng đá Trung Quốc cực gắt lại được 280 nghìn người tán thành
Sao châu á
08:56:57 30/03/2025
Mặt Trời có thể đạt cực đại kép, chực chờ bùng nổ vào tháng 7?
Lạ vui
08:00:57 30/03/2025
Xem phim "Sex Education", tôi bẽ bàng nhận ra mình là một bà mẹ tệ hại trong mắt con: Nếu không thay đổi điều này, tôi sẽ bị ghét bỏ
Góc tâm tình
07:49:53 30/03/2025
Thêm một tựa game Soulslike chất lượng nữa vừa ra mắt, game thủ cho rằng chỉ ở mức "ổn"
Mọt game
07:40:47 30/03/2025
Ngắm nhìn sắc vóc của nữ chính IU trong "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"
Hậu trường phim
07:38:25 30/03/2025
Nhan sắc và học vấn đáng nể của con gái NSND Trần Nhượng
Sao việt
07:33:52 30/03/2025