Philippines có lợi khi Trung Quốc từ chối ra tòa án LHQ
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin ngày 23-2 cho biết, việc Trung Quốc từ chối tham gia vào tiến trình pháp lý đối với tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là bước đi có lợi cho Philippines.
Philippines sắp mua 12 chiến đấu cơ FA-50 của Hàn Quốc nhằm tăng cường sức mạnh quân sự
“Sẽ có lợi cho chúng tôi nếu họ (Trung Quốc) không tham gia. Quyết định của Trung Quốc sẽ đặt ra câu hỏi là tại sao họ không muốn đối mặt với tòa án LHQ”, ông Gazmin khẳng định Philippines sẽ tiếp tục tiến trình pháp lý ngay cả khi Trung Quốc từ chối tham gia.
Tháng trước, Philippines đã đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Đông ra tòa án quốc tế. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Philippines hy vọng tòa án LHQ sẽ ra phán quyền rằng việc Trung Quốc tuyên bố như vậy là trái với Công ước LHQ về Luật Biển. Philippines cũng yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay các hoạt động trái phép vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước này.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines, một hội đồng thẩm phán gồm 5 thành viên sẽ được thành lập dù Trung Quốc có đồng ý tham gia hay không. Philippines khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi các biện pháp hữu nghị, hòa bình trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Trong một diễn biến khác, ngày 24-2, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, một tàu tuần tra của Trung Quốc lại tiến vào vùng biển Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông trong ngày thứ hai liên tiếp. Chiếc tàu này đã ở lại đây trong khoảng 15 phút rồi di chuyển tới khu vực tiếp giáp lãnh hải Nhật Bản. Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã lên tiếng phản đối vụ xâm nhập bất hợp pháp lãnh hải nước này.
Theo ANTD
Nhật Bản cảnh báo Trung Quốc
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Bưu điện Washington của Mỹ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho rằng, thích gây sự với các nước láng giềng là "chuyện muôn thuở" của Trung Quốc nhằm sử dụng mâu thuẫn trong tranh chấp lãnh thổ để duy trì ổn định trong nước.
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản tăng cường tuần tra trên biển
Ông Abe cảnh báo những thách thức mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể đối mặt nếu các nước khác quyết định cắt giảm thương mại và các quan hệ kinh tế với nước này để phản đối chính sách bành trướng trên biển của Bắc Kinh. Theo ông Abe, chính phủ Trung Quốc sẽ chịu tổn hại với những chính sách như vậy, bởi vì nếu không duy trì được tăng trưởng kinh tế, nước này sẽ "không thể kiểm soát được tình hình tại đất nước 1,3 tỷ dân".
Ông Abe cho rằng, điều quan trọng trước tiên và trên hết là làm cho Trung Quốc nhận ra rằng họ sẽ không thể chiếm đoạt lãnh hải hay lãnh thổ của nước khác bằng cách đe dọa hay ép buộc. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng vạch kế hoạch đối phó với Trung Quốc, trong đó có việc tăng cường chi tiêu quốc phòng và đẩy mạnh hợp tác với các nước có cùng chung quan ngại về chính sách bành trướng trên biển của Bắc Kinh.
Hôm nay 22-2, Thủ tướng Nhật Bản dự kiến sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Washington. Trong chuyến công du tới Mỹ lần này, ông Abe sẽ tìm cách thúc đẩy liên minh Nhật - Mỹ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên và những hành động trên biển ngày càng mạnh bạo của Trung Quốc.
Trong khi đó, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 21-2 cho biết, một tàu hải giám của Trung Quốc lại tiếp tục xâm nhập lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, bất chấp cảnh báo từ lực lượng tuần duyên Nhật Bản. Theo JCG, đây là lần thứ 28 tàu công vụ Trung Quốc tiến vào vùng biển này kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9 năm ngoái.
Cùng với đó, theo thông cáo của Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc ngày 20-2, một đội tàu hải giám của Trung Quốc gồm hai tàu Hải giám 84 và Hải giám 72 đã rời Quảng Châu hôm 18-2 để thực hiện các cuộc "tuần tra thường lệ" ở Biển Đông.
Trong một diễn biến khác, Bộ Quốc phòng Philippines cho biết sẽ trang bị hệ thống giám sát bờ biển trị giá 979 triệu peso (24 triệu USD) nhằm đảm bảo an ninh cho các dự án năng lượng của chính phủ, đồng thời xem xét trang bị tên lửa chống hạm cho hai tàu chiến lớp Hamilton của hải quân.
Theo ANTD
Những loại vũ khí khủng Nhật mua sắm, trang bị trong năm 2013 Thời gian qua, Nhật liên tiếp có những tuyên bố tăng cường ngân sách quốc phòng để nâng cao sức mạnh quân sự. Vậy Nhật định chế tạo và mua sắm những loại vũ khí, trang bị nào? Ngày 29/01 vừa qua, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố kế hoạch chi tiêu ngân sách quốc phòng năm 2013. Rõ ràng, trong...