Philippines cho phép sử dụng vaccine của Sinovac cho người cao tuổi
Ngày 7/4, giới chức y tế Philippines đã cho phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinovac đối với một số người cao tuổi trong bối cảnh nước này đang đối mặt với một trong những đợt bùng phát dịch bệnh tồi tệ nhất ở châu Á.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng Sinovac Biotech (Trung Quốc). Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế cùng Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Philippines cho biết quyết định trên được đưa ra sau khi nhận được khuyến nghị từ hội đồng chuyên gia về vaccine của Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo đó, những người cao tuổi tại Philippines có thể được tiêm vaccine CoronaVac của hãng Sinovac sau khi được kiểm tra sức khỏe nghiêm ngặt và đánh giá nguy cơ lây nhiễm.
Trước đó, Philippines giới hạn việc tiêm vaccine này chỉ dành cho nhóm người từ 18 – 59 tuổi.
Philippines đang chứng kiến số ca nhiễm mới theo ngày tăng vọt, trong đó chủ yếu ở thủ đô Manila, trong khi chương trình tiêm chủng lại bị cản trở bởi sự chậm chễ trong việc cung cấp vaccine. Đến nay, Philippines đã tiêm tổng cộng 922.898 liều vaccine của hãng Sinovac và AstraZeneca cho đội ngũ nhân viên y tế, người cao tuổi và những người có bệnh nền. Quốc gia Đông Nam Á này đang đàm phán với các hãng dược phẩm khác nhằm tìm kiếm những thỏa thuận cung cấp vaccine ngừa COVID-19 sau khi đặt mục tiêu chủng ngừa cho 70 triệu dân (khoảng 2/3 dân số).
* Tại Ấn Độ, nước này đã ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày ở mức cao nhất từ trước đến nay với 115.736 ca được phát hiện ngày 7/4, tăng gấp 13 lần chỉ trong vòng 2 tháng. Tình trạng này đã gây áp lực lên Chính phủ Ấn Độ trong việc mở rộng chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Video đang HOT
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Chính quyền một số bang ở Ấn Độ, trong đó có Maharashtra – nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, đã phàn nàn về tình trạng khan hiếm vaccine ngay cả khi chỉ dành cho những đối tượng trên 45 tuổi. Giới chức y tế bang Maharashtra cho biết nhiều trung tâm tiêm chủng tại bang này phải đóng cửa sớm do thiếu nguồn cung vaccine ngừa COVID-19, đồng thời nhấn mạnh kho dự trữ vaccine sẽ cạn kiệt trong 3 ngày tới sau khi mỗi ngày tiêm hơn 450.000 liều.
Trong nhiều tuần qua, số ca ghi nhận tại bang Maharashtra đều chiếm hơn một nửa số ca nhiễm mới theo ngày ở Ấn Độ.
Trong ngày 5/4, Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày lần đầu vượt quá 100.000 ca. Đến nay, tổng số ca bệnh tại nước này đã tăng lên 12,8 triệu ca, đứng thứ 3 về số ca nhiễm trên thế giới sau Mỹ (với 31,5 triệu ca) và Brazil (với 13,1 triệu ca). Số ca tử vong do COVID-19 tại Ấn Độ cũng tăng lên 166.177 ca.
Chính phủ đổ lỗi cho người dân không thực hiện giãn cách xã hội và không đeo khẩu trang khi các cửa hàng và văn phòng mở cửa trở lại. Bang Maharashtra đã kêu gọi chính phủ mở rộng chương trình tiêm chủng cho những người trẻ hơn và điều thiết bị thở từ những khu vực khác về bang này.
Trong khi đó, nhiều bang khác đã phản đối hành động việc chính phủ lại hạn chế quy mô tiêm chủng cho khoảng 400 triệu người trong tổng số 1,35 tỷ dân trong khi Ấn Độ là nước sản xuất vaccine hàng đầu thế giới. Đến nay, Ấn Độ đã phân phối được 86 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho người dân trong nước và hơn 75 triệu người đã được tiêm ít nhất 1 liều.
* Tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), hãng thông tấn nhà nước WAM đưa tin Dubai sẽ yêu cầu tất cả đại diện chính thức của các nước tham gia triển lãm Expo 2020 tiêm vaccine ngừa COVID-19. Dự kiến, sự kiện được tổ chức từ 10/2021 đến tháng 3/2022.
Nga bắt đầu thử nghiệm quy mô lớn vaccine ngừa COVID-19 thứ 3
Hãng tin Interfax dẫn lời một bộ trưởng trong Chính phủ Nga ngày 25/3 cho biết Trung tâm Chumakov của nước này đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn ba đối với vaccine có tên CoviVac - loại vaccine ngừa COVID-19 thứ ba của Nga.
Vaccine thứ hai ngừa bệnh COVID-19 của Nga EpiVacCorona được đưa vào thử nghiệm lâm sàng. Ảnh: TASS/TTXVN
CoviVac cùng với EpiVacCorona và Sputnik V là 3 loại vaccine ngừa COVID-19 do Nga sản xuất và đã cấp phép lưu hành khẩn cấp, nhưng Sputnik V là vaccine được biết đến nhiều nhất.
* Cùng ngày, Bộ Y tế Belarus cho biết nước này đã bắt đầu sản xuất số lượng lớn vaccine Sputnik V của Nga và lên kế hoạch sản xuất lên tới 500.000 liều/tháng.
* Trong khi đó, tại Trung Quốc, Ủy ban Y tế quốc gia cho biết tính đến ngày 24/3, nước này đã phân phối được 85,86 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 ở trong nước, tăng khoảng 3 triệu liều so với ngày trước đó.
Không chỉ ở trong nước, các loại vaccine ngừa COVID-19 do Trung Quốc sản xuất hiện đã được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, hiện Singapore vẫn chưa phê duyệt vaccine của hãng Sinovac của Trung Quốc. Bộ trưởng Y tế Singapore Gan Kim Yong cho biết lý do khiến Singapore tới nay vẫn chưa cấp phép sử dụng vaccine của hãng Sinovac vì công ty này chưa cung cấp đủ dữ liệu để cơ quan có thẩm quyền của Singapore đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả.
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, phát biểu tại buổi họp báo chiều 24/3, Bộ trưởng Gan Kim Yong cho biết Singapore đã nhận 200.000 liều vaccine của hãng Sinovac từ cuối tháng 2 vừa qua theo thoả thuận mà hai bên đã ký kết, nhưng lại chưa cấp phép lưu hành cho loại vaccine này. Thực tế, Singapore đã ký thỏa thuận mua cả 3 loại vaccine gồm Pfizer/BioNTech, Moderna và Sinovac từ trước khi các loại vaccine này được phê chuẩn.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng Sinovac Biotech (Trung Quốc). Ảnh: THX/TTXVN
Giám đốc Dịch vụ Y tế, Giáo sư Kenneth Mak, lý giải thêm 2 loại vaccine Pfizer/BioNTech và Moderna được Cơ quan Khoa học Y tế (HSA) Singapore cấp phép sử dụng sớm vì các công ty sản xuất đã cung cấp liên tục các thông tin về vaccine để HSA đánh giá và phê chuẩn trước khi các lô hàng đầu tiên được chuyển tới.
Đối với vaccine của hãng Sinovac, Giáo sư Mak nhấn mạnh việc vận chuyển tới Singapore dựa trên các điều khoản của thoả thuận mua bán, không có sự cưỡng ép nào và Singapore không chịu tác động, ảnh hưởng từ cơ quan nào. Tuy nhiên hãng Sinovac không cung cấp gói thông tin đầy đủ để HSA có thể sớm đánh giá và phê duyệt sử dụng.
Tính đến hết ngày 24/3, Singapore đã tiêm hơn 1,1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó gần 800.000 người đã được tiêm mũi thứ nhất và khoảng 310.000 người đã được tiêm mũi thứ hai. Chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 đối với người cao tuổi và các lực lượng ở tuyến đầu chống dịch đã cơ bản hoàn tất và Singapore đang mở rộng tiêm chủng cho các đối tượng từ 45-59 tuổi.
Singapore bắt đầu quy trình đánh giá vaccine của Sinovac Biotech Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, Cơ quan Khoa học Y tế (HSA) Singapore đã khởi động quy trình đánh giá về mức độ an toàn của vaccine ngừa COVID-19 do Sinovac Biotech (Trung Quốc) sản xuất mà nước này nhận được cách đây một tháng. Dây chuyền sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của Sinovac tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 23/12/2020. Ảnh...